Dị ứng da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng da nổi mẩn ngứa gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng viêm da hay phát ban này xuất hiện trên cơ thể do hóa chất histamin được giải phóng để đáp ứng miễn dịch với chất gây dị ứng. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn từ thảo dược sẽ được cung cấp chi tiết trong nội dung sau.

Dị ứng da là bệnh lý ngoài da nhiều người gặp phải
Dị ứng da là bệnh lý ngoài da nhiều người gặp phải

Dị ứng da là gì? Một số dạng dị ứng điển hình

Dị ứng da là bệnh lý ngoài da thường gặp do cơ thể không thể thích nghi với sự thay đổi của thời tiết hoặc bị kích thích bởi một số dị nguyên như phấn hoa, lông thú, virus, nấm mốc,… Dựa theo biểu hiện lâm sàng chúng ta sẽ thường gặp một số loại dị ứng da thường gặp như sau:

  • Viêm da cơ địa: Bệnh lý xảy ra chủ yếu do cơ địa nhạy cảm với đặc trưng là da khô, ngứa, đỏ. Một số trường hợp khởi bệnh do yếu tố di truyền, môi trường ô nhiễm,…
  • Viêm da tiếp xúc: Tình trạng da bị phát ban do tiếp xúc với một số tác nhân như: Mỹ phẩm, thuốc điều trị, hóa chất, dung môi,…
  • Bệnh chàm: Thường xuất hiện trên da mặt với những nốt mẩn ngứa khó chịu.
  • Nổi mề đay: Là dạng dị ứng da thường gặp với biểu hiện điển hình là xuất hiện mẩn đỏ, sẩn phù, ngứa ngáy râm ran.
  • Nấm da: Tình trạng da bị tổn thương do vi nấm, bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Bệnh tổ đỉa: Thường khởi phát bệnh ở da bàn tay hoặc bàn chân. Mụn nước kèm cảm giác ngứa là những triệu chứng điển hình của bệnh. 
Một số loại dị ứng da thường gặp
Một số loại dị ứng da thường gặp

Triệu chứng điển hình của dị ứng da

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, mỗi người sẽ bị dị ứng tại các vị trí khác nhau với những triệu chứng điển hình như sau:

  • Dị ứng da mặt: Da mặt xuất hiện mụn đỏ, mọc li ti tập trung ở vùng trán, má và cằm. Cảm giác châm chích, nóng rát, ngứa ngáy hơi sưng. Một số trường hợp da có thể bong tróc nhẹ, sần sùi. 
  • Dị ứng da ngứa toàn thân: Các vùng da trên cơ thể nổi đỏ hoặc hình thành sẩn phù từng mảng kèm theo những cơn ngứa kéo dài, có thể tái lại nhiều lần. 
  • Dị ứng da tay: Bàn tay xuất hiện mẩn đỏ gây ngứa ngáy có thể kèm sưng nhẹ. Cảm nhận vùng da tay dày hơn, khô ráp có thể hơi bong tróc. 

Khi bị dị ứng da, người bệnh thường có phản xạ gãi tự nhiên. Tuy nhiên nếu càng gãi sẽ càng ngứa dữ dội, thậm chí da bị trầy xước, chảy máu. Dấu hiệu này cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm vì thế bạn không được chủ quan, xem nhẹ. 

Triệu chứng điển hình của dị ứng da
Triệu chứng điển hình của dị ứng da

Bất kỳ ai đều có thể bị dị ứng da, tuy nhiên bệnh thường khởi phát đối với những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. 

  • Dị ứng da ở trẻ sơ sinh: Còn được biết tới là bệnh chàm sữa với một số biểu hiện điển hình như: xuất hiện từng mảng da đỏ, có nhiều mụn li ti chứa mủ, ngứa ngáy kèm theo bong tróc da.
  • Em bé bị dị ứng da: Thông thường trẻ sẽ bị dị ứng da từ khi sơ sinh, sau đó kéo dài tới năm 5 – 6 tuổi thì biến mất. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể dai dẳng tới khi trưởng thành. Mẩn đỏ, ngứa ngáy, da khô là những biểu hiện điển hình. Sau đó nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời da sẽ bắt đầu bong tróc có thể đối mặt với biến chứng bội nhiễm, nhiễm trùng nguy hiểm. 

Xem thêm: Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây dị ứng da

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng nổi mẩn, ngứa ngáy, đó có thể là vấn đề ngoài da hoặc bệnh lý.

  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ bị dị ứng da thì con cái cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Những người cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu rất dễ chịu tác động từ tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, thời tiết, nắng, gió,…gây ra tình trạng da bị dị ứng. 
  • Dị ứng thực phẩm: Hải sản, đậu phộng,… là một số thức ăn có thể gây kích ứng da ngứa toàn thân; trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm
  • Tiếp xúc trực tiếp với một số tác nhân như: Nọc độc côn trùng, thuốc nhuộm trên quần áo, hóa chất trong xà phòng, bột giặt, cây độc như cây sồi độc, cây thường xuân độc, cây sơn độc.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của thuốc hoặc nhạy cảm với thành phần thuốc có thể là nguyên nhân gây phát ban mẩn ngứa.
  • Do bệnh lý về hô hấp, dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng hay hen suyễn cũng rất dễ bị dị ứng da.
  • Do bệnh chàm hay viêm da dị ứng: Thường xuất hiện ở trẻ em, những người mắc bệnh dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Bệnh vẩy nến: Là tình trạng da xuất hiện phát ban, ngứa, đỏ dọc theo da đầu, khớp, khuỷu tay.
  • Chàm da tiết bã: Là bệnh chàm thường xuất hiện ở da đầu gây nên những mảng mẩn đỏ, có vảy, gàu. Nó cũng có thể xuất hiện trên miệng, mũi, tai.
  • Lupus ban đỏ: Là một bệnh tự miễn gây mẩn đỏ ngứa trên mũi, má.
  • Rosacea: là một tình trạng dị ứng da mãn tính không rõ nguyên nhân. Có nhiều loại Rosacea nhưng tất cả đều có dấu hiệu đặc trưng là mẩn đỏ, ngứa trên da mặt.
  • Nấm ngoài da: là bệnh nhiễm trùng nấm gây phát ban hình vòng, kèm theo ngứa ngáy.
  • Bệnh ghẻ: Do những con ve nhỏ sống ký sinh trên da bạn gây nổi mẩn đỏ, ngứa châm chích.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị dị ứng

Môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông thú, hóa chất,… cũng là một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng da ở người bệnh. 

  • Dị ứng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện tại vùng da có vết cắn của côn trùng.
  • Viêm tế bào da là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, nếu không được chữa trị sẽ gây viêm mô tế bào lây lan, đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng nổi mẩn đỏ vì:

  • Phát ban tã là một kích ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
  • Thủy đậu là bệnh do một loại vi-rút gây nên, có đặc điểm là các mụn đỏ ngứa hình thành khắp cơ thể.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút gây ra phát ban lan rộng bao gồm ngứa, sưng đỏ.
  • Bệnh ban đỏ là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A tạo ra độc tố gây phát ban giống như giấy nhám đỏ, kèm theo ngứa.
  • Bệnh tay, chân, miệng là bệnh do nhiễm virus, gây tổn thương, dị ứng nổi mẩn đỏ trên miệng, bàn tay và bàn chân.
  • Bệnh thứ năm (hay ban đỏ nhiễm khuẩn) nhiễm trùng do virus gây phát ban, mẩn đỏ, ngứa trên má, cánh tay, chân.
  • Bệnh Kawasaki hiếm gặp nhưng chúng gây nổi mẩn đỏ, sốt, có thể kèm theo ngứa trong giai đoạn đầu. Sau đó dẫn đến chứng phình mạch động mạch vành.
  • Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra phát ban ngứa, các vết loét màu vàng, đầy dịch trên mặt, cổ và bàn tay.

Bị mẩn ngứa dị ứng khi nào cần gặp bác sĩ

Đi đến bệnh viện ngay lập tức nếu như bạn bị dị ứng nổi mẩn với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau hơn và đổi màu ở vùng nổi mẩn.
  • Đau thắt, ngứa trong cổ họng
  • Khó thở
  • Sưng mặt hoặc sưng tứ chi
  • Sốt hơn 38 ° C
  • Chóng mặt
  • Đau đầu, nặng cổ
  • Nôn mửa nhiều lần
  • Tiêu chảy

Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân dị ứng nổi mẩn đỏ. Các xét nghiệm phổ biến nhất là kiểm tra da, xét nghiệm máu, kiểm tra loại trừ.

Điều trị dị ứng da như thế nào hiệu quả?

Dị ứng da thường xảy đến do nhiều nguyên nhân phức tạp, do vậy việc điều trị là không dễ dàng. Áp dụng cách chữa sai không những không thuyên giảm được triệu chứng mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần chủ động đi tới các cơ sở Y tế để thăm khám ngay khi thấy những triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị dị ứng da phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc Tây

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng da mẩn đỏ ngứa mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Khi uống thuốc Tây người bệnh thường gặp phải một số tác dụng phụ như nóng trong, đau đầu, chóng mặt,… Do vậy chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị dị ứng da bằng thuốc Tây chú ý tới tác dụng phụ
Điều trị dị ứng da bằng thuốc Tây chú ý tới tác dụng phụ

Bác sĩ thường kê toa thuốc gồm những nhóm thuốc đặc trị triệu chứng dị ứng da như sau:

  • Thuốc Corticosteroid: Ngăn ngừa các phản ứng viêm da do hệ miễn dịch gây ra. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp tổn thương da đã nặng, chỉ dùng trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc kháng Histamin: Thường được kê toa để khắc phục triệu chứng ngứa do tình trạng dị ứng da gây ra. Những loại thuốc kháng Histamin được chỉ định là: Loratadine, Diphenhydramine… 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Với bệnh nhân bị mẫn cảm với các loại thuốc kháng viêm steroid sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc ức chế miễn dịch. Một số loại thuốc mỡ như Pimecrolimus hay Tacrolimus được cho là thông dụng nhất.

Việc sử dụng thuốc nên tuân theo chỉ dẫn, liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng để hạn chế tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay và lưu ý

Dị ứng da và cách chữa trị tại nhà

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp dân gian làm giảm triệu chứng dị ứng da tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh: Trong trường hợp bị dị ứng da do thời tiết quá nóng, bạn có thể thực hiện chườm khăn lạnh lên vùng da để giảm sưng viêm, ngứa ngáy. 
  • Uống trà gừng ấm: Trà gừng ấm có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn chặn vùng da tổn thương lan rộng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Thoa gel nha đam: Bạn có thể sử dụng gel nha đam tươi thoa lên vùng da bị tổn thương để giảm mẩn đỏ, khô ráp, bong tróc.
  • Sử dụng lá bạc hà: Các tinh dầu trong lá bạc hà có khả năng kháng khuẩn, khử viêm rất tốt. Bạn rửa sạch một nắm nhỏ lá bạc hà tươi, giã nát rồi lấy bã thoa lên bề mặt da. Thoa nhẹ nhàng để các tinh dầu thẩm thấu tiêu diệt vi khuẩn trên da. Mẹo chữa này có thể thuyên giảm tình trạng mẩn đỏ, dị ứng. 
  • Dùng lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch sau đó pha cùng nước muối loãng để sát khuẩn. Sau 5 phút vớt ra để ráo nước rồi cắt từng khúc. Cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bớt. Để nước nguội rồi chắt uống nước lá hẹ có thể giảm tình trạng ngứa ngáy ngoài da. 

Chăm sóc da bị dị ứng tại nhà

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng da bị dị ứng gây ngứa, nổi mẩn, người bệnh nên thực hiện chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng thay vì xà phòng có mùi thơm.
  • Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để làm sạch da và tóc.
  • Tránh cọ xát lên những vùng da bị mẩn ngứa
  • Ngừng sử dụng mỹ phẩm
  • Thoa kem dưỡng ẩm không mùi lên vùng da bệnh
  • Tránh gãi vì nó có thể khiến tình trạng mẩn đỏ, ngứa thêm tồi tệ
  • Thoa kem hydrocortisone không kê đơn vào vùng da bệnh để giảm ngứa và khó chịu.
  • Kem dưỡng Calamine thường được dùng để làm giảm triệu chứng dị ứng nổi mẩn ngứa do thủy đậu, dị ứng cây sơn, cây thường xuân độc, cây sồi độc,…
  • Tắm bằng yến mạch có thể làm dịu cơn ngứa liên quan đến bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến

Ngoài ra người bệnh cũng cần kiêng sử dụng một số thực phẩm dễ gây kích ứng da như:

  • Giảm lượng đường, muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
  • Nói không với thuốc lá, chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt,…
  • Kiêng dung nạp thực phẩm cay, nóng
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ sấy khô
  • Khi da xuất hiện phù nề, tiết dịch thì nên giảm thiểu các đồ ăn dạng lỏng
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có trong rau củ quả tươi
  • Sử dụng thêm một số thảo mộc có tính thanh nhiệt, mát gan như hà thủ ô, trà xanh, trà vằng,…

Nếu như nhận thấy bất cứ triệu chứng dị ứng da nổi mẩn đỏ, ngứa thì bạn nên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Tránh để bệnh kéo dài và trở nặng dẫn đến nhiều di chứng mất thẩm mỹ trên da.

Có thể bạn quan tâm

Thuocdantoc,vn không đưa ra lời khuyên thay cho chẩn đoán, phương pháp điều trị của bác sĩ.

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? Việc kết hợp phương pháp chữa...

Tìm hiểu về chứng phát ban do nhiệt và cách điều trị

Phát ban nhiệt là gì? Những thông tin bạn nên biết

Phát ban nhiệt là tình trạng da bị kích ứng gây đỏ và ngứa khi sống trong điều kiện thời tiết trời...

Bệnh viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến có thể làm cho bề mặt...

Ngứa lông mày: Dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa lông mày như bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã,...

Nổi mẩn ngứa khi ra gió, rất có thể là triệu chứng của mề đay!

Vì sao da hay nổi mẩn ngứa khi gặp gió?

Da bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là biểu hiện của chứng nổi mề đay mãn tính. Đối với...