Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng
Các loại thuốc kháng histamin H1, thuốc gây co mạch, nhóm corticoid là những loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng thường được sử dụng. Hiểu rõ về liều lượng, cách dùng của những loại thuốc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân điều trị được hiệu quả và an toàn hơn.
Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Trong số các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi dị ứng được xem là chứng bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều dạng dị ứng khác nhau, phân loại dựa vào yếu tố gây dị ứng như: dị ứng theo mùa, thời tiết, dị ứng quanh năm, dị ứng thực phẩm, thuốc, mạt bụi, hóa chất…
Có khá nhiều cách để điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng dùng thuốc luôn là sự chọn lựa ưu tiên của nhiều người. Dưới đây là các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến:

1. Thuốc kháng histamin H1
Các loại thuốc thuộc nhóm histamin H1 không trực tiếp ngăn chặn sự hình thành histamin. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng điều trị các triệu chứng do histamin gây ta, từ đó mà bệnh viêm mũi dị ứng được khắc phục. Những loại thuốc histamin H1 được dùng có thể là thuốc thế hệ cũ hoặc thế hệ mới.
Thuốc thế hệ cũ
Gồm các loại như:
- Chlopheniramin
- Promethazin
- Alimemazin
- Diphenylhydramin
Thuốc thế hệ mới
So với thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ, những loại thuốc thế hệ mới có ưu điểm là nó ít khi gây buồn ngủ. Bao gồm:
- Loratidin
- Fexofenadin
Tham khảo thêm: Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)
2. Nhóm thuốc corticoid
Các loại thuốc corticoid dạng hít thường được chỉ định để trị viêm mũi dị ứng có thể kể đến là:
Fluticason
Thành phần hoạt chất chính của loại thuốc này là fluticasone propionate. Nó được chỉ định điều trị và dự phòng cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Thuốc Fluticason ít khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, giống như những loại thuốc dạng xịt khác, chúng có thể kích ứng niêm mạc mũi, gây khô mũi họng, làm giảm khẩu vị, chảy máu mũi…
Budesonid
Tương tự như Fluticason, Budesonid cũng là thuốc được điều chế ở dạng xịt để trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và dị ứng quanh năm.
- Với dạng hít qua miệng, loại thuốc này còn được dùng để điều trị duy trì và dự phòng cho những đối tượng bị bệnh hen.
- Liều lượng và cách dùng Budesonid cần được tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Beclomethason
Beclomethason không chỉ dùng để điều trị dị ứng mà còn được chỉ định cho các trường hợp bị hen phế quản, bệnh nhân bị suyễn mà không thể kiểm soát. Tuy nhiên, hãy chú ý dùng thuốc đúng liều lượng và đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Khi dùng nhóm thuốc corticoid điều trị viêm mũi dị ứng, cần lưu ý các điều sau:
- Vì corticoid có khả năng ức chế quá trình làm lành vết thương. Tốt nhất chỉ được dùng khi niêm mạc hô hấp đang khỏe mạnh hoặc bị tổn thương nhưng đã hồi phục.
- Chú ý tránh để thuốc dính vào mắt vì thuốc có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Không dùng thuốc cho những trẻ em dưới 12 tuổi, đối với thuốc Beclomethason thì không được sử dụng cho bé dưới 6 tuổi.
Tham khảo thêm: Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát? Làm sao để chữa khỏi?
3. Nhóm thuốc gây co mạch
Ngoài 2 nhóm thuốc trên, các loại thuốc gây co mạch cũng có thể được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng.

Thuốc này được chia làm 2 dạng:
Dạng uống
Các loại thuốc thường được dùng là:
- Ephedrin (sử dụng đơn lẻ)
- Phenylpropanolamin
- Pseudoepherein
- Phenylephrin…
Tác dụng của nhóm thuốc này là gây co mạch, giảm phù nề, giảm sưng, trị ngạt mũi… Nhưng cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau thắt ngực, nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, choáng váng, tay chân run…
Chống chỉ định dùng thuốc này để điều trị cho các trường hợp bị cao huyết áp, đái tháo đường, đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
Thuốc làm săn niêm mạc mũi
Dung dịch natrichlorid 0,9% là loại thuốc tây trị viêm mũi dị ứng có tác dụng làm săn niêm mạc mũi. Đồng thời, nó có thể làm săn niêm mạc, chống phù nề, gây co mạch, làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Một ưu điểm của loại thuốc này là không chứa độc, do đó có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ ở bất cứ đối tượng nào.
Loại thuốc xịt, nhỏ mũi
Các loại thuốc thường được dùng là Xylomethazolin, Naphazolin… Khi mới sử dụng, các loại thuốc này có khả năng co mạch tại chỗ, giúp đỡ nghẹt mũi, chống phù nề. Nhưng sau một thời gian ngắn, thuốc có xu hướng giảm dần, thậm chí nó còn làm nghẹt mũi hay các tác dụng phụ khác. Chống chỉ định dùng thuốc này cho trẻ nhỏ.
Tham khảo ngay: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật loại nào tốt ?
Lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng
Để bảo đảm an toàn và giúp bệnh viêm mũi dị ứng nhanh khỏi, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:
- Không tự ý mua thuốc về để dùng. Cần đi khám để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.
- Uống thuốc và dùng thuốc đúng theo liều lượng và cách dùng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
- Trong trường hợp thấy xuất hiện phản ứng quá mẫn, hãy nhanh chóng liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Ngoài ra, sau khi xác định được tác nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng, các cách sau đây sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc bệnh lần 2:
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và các vật dụng trong nhà được sạch sẽ.
- Đối với những người bị dị ứng với lông động vật, không nuôi chó mèo trong gia đình.
- Nên đeo khẩu trang khi đi đường, nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi.
- Uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Trên đây là các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và một số điều cần lưu ý khi điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải chú ý điều chỉnh thói quen sống và sinh hoạt cho hợp lý. Điều này không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn ngăn ngừa được nguy cơ viêm mũi dị ứng tái phát.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không? Cách thực hiện
- Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Biến chứng nào nguy hiểm