Điều trị bệnh viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ tái đi tái lại, gây ra nhiều khó chịu. Tùy theo tình trạng bệnh, mức độ kích ứng của làn da và nhiều yếu tố khác mà thời gian điều trị viêm da dị ứng dài ngắn khác nhau.

Chữa bệnh viêm da dị ứng mất bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Thời gian điều trị khỏi viêm da dị ứng ở mỗi bệnh nhân là rất khác nhau. Do đó rất khó để có thể đánh giá chính xác , điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa, hướng điều trị, các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cho làn da.

# Thời điểm điều trị

Thời điểm điều trị có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Không chỉ với bệnh viêm da dị ứng mà những bệnh lý khác càng điều trị sớm thì thời gian điều trị càng được rút ngắn hơn.

Khi mắc viêm da dị ứng, càng điều trị sớm thì hiệu quả càng cao hơn. Ngược lại, nếu điều trị muộn, yếu tố dị ứng sẽ khiến cho tình trạng da thương tổn nặng hơn, đôi khi có thể lan rộng. Điều này cũng khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị cũng gặp nhiều ảnh hưởng.

điều trị viêm da dị ứng từ sớm giúp giảm thời gian điều trị
Viêm da dị ứng càng điều trị sớm càng có hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị

# Cơ địa của bệnh nhân

Cơ địa có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh nói chung và các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng nói riêng. Ở người có cơ địa quá mẫn cảm, các triệu chứng thường dai dẳng, khó điều trị hơn so với những trường hợp thông thường.

Những trường hợp bệnh nhân có cơ địa bị dị ứng nặng, có tiền sử dị ứng trước đó thì những đợt viêm da dị ứng tiếp theo thường có xu hướng nặng hơn. Ngoài ra, những trường hợp da nhạy cảm thì khi mắc phải viêm da dị ứng thường mất nhiều thời gian điều trị hơn so với những trường hợp khác.

cơ địa của bệnh nhân có ảnh hưởng lớn đến viêm da dị ứng
Cơ địa của bệnh nhân có ảnh hưởng lớn đến viêm da dị ứng

# Mức độ đáp ứng với thuốc

Điều trị viêm da dị ứng thường xoay quanh các loại thuốc bôi, thuốc uống giảm ngứa và một số loại thuốc điều trị khác. Tùy theo mức độ đáp ứng với thuốc mà các thương tổn trên da có thể sớm lành khi sử dụng thuốc nhưng cũng có thể kéo dài nếu như thuốc không đáp ứng.

Khi thuốc không đáp ứng trong điều trị, gây ra các phản ứng phụ,… thì cần phải thay đổi thuốc điều trị cho phù hợp để thời gian điều trị được rút ngắn. Ngoài ra, trong điều trị viêm da dị ứng, không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.

thuốc điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng
Sử dụng đúng thuốc điều trị đúng cách giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và kéo dài

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm da dị ứng mới và chi tiết nhất 

# Các biện pháp chăm sóc da

Chăm sóc da có ảnh hưởng quan trọng đến điều trị của bệnh nhân. Khi mắc viêm da dị ứng, bệnh nhân cần chú ý các biện pháp chăm sóc da phù hợp. Thực hiện đúng cách có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm da, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, giúp cho làn da sớm lành.

Thông thường trong chăm sóc da, bệnh nhân viêm da cơ địa cần chú ý vệ sinh da nhẹ nhàng, áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm ngăn chặn da khô và bong tróc. Đồng thời việc vệ sinh da cũng cần tránh các sản phẩm có hoạt tính mạnh, nên ưu tiên dùng những sản phẩm dịu nhẹ, tính tẩy thấp.

vệ sinh da thường xuyên giúp giảm thời gian điều trị
Vệ sinh da thường xuyên giúp giảm tình trạng kích ứng , hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị

# Các biện pháp phòng ngừa

Đặc điểm của viêm da dị ứng là dễ bùng phát và tiến triển thành mạn tính. Do đó nếu không có các biện pháp phòng ngừa phù hợp thì tình trạng viêm da dị ứng sẽ dễ quay trở lại, gây bùng phát những đợt viêm sưng, thương tổn ngoài da.

Để cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng, bệnh nhân cần chú ý tránh những yếu tố có thể gây kích ứng trở lại. Mỗi người thường có những yếu tố kích ứng dị ứng khác nhau như thực phẩm, bụi bẩn, đất, nước bẩn, lông động vật,…

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Dị ứng da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phản ứng dị ứng da mặt có thể làm cho da nổi ửng đỏ, môi sưng và chảy nước mắt....

Cách kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa đông hoặc thời tiết lạnh

Mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh vẩy nến bùng phát. Tuy không có biện pháp nào điều...

Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em

Khám phá bài thuốc thảo dược “đánh bay” mề đay mẩn ngứa ở trẻ em an toàn, không tái phát

Mề đay, mẩn ngứa không chỉ đem đến những cơn ngứa ngáy và cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ,...

Chàm bội nhiễm ở người lớn – Những điều người bệnh phải biết

Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum – một bệnh da liễu hiếm gặp gây ra bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *