Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tồn tại một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ. Khi bị dị ứng làn da của trẻ sẽ có biểu hiện phát ban, có vảy, da đỏ, phân có máu. Ngoài ra trẻ còn có thể bị nổi mề đay, nghẹt mũi, thở khò khè, tiêu chảy và nôn mửa.

Dị ứng sữa mẹ là gì?

Dị ứng là một phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước một vật thể lạ do hệ thống miễn dịch pht1 hiện. Đối với trường hợp dị ứng sữa mẹ thì protein trong sữa chính là một vật thể lạ. Điều này có nghĩa khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm lẫn protein là những kháng thể lạ và có khả năng gây hại cho cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Khi có sự nhầm lẫn, hệ miễn dịch sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ để chống lại kháng thể lạ. Điều này khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ là do sự hoạt động nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch. Gây ra nhầm lẫn protein trong sữa với vật thể lạ của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, cơ địa nhạy cảm hoặc cơ thể không dung nạp được với một hoặc nhiều thành phần trong sữa mẹ có từ việc ăn uống. Từ đó dẫn đến tình trạng dị ứng sữa mẹ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ
Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, cơ địa nhạy cảm hoặc cơ thể không dung nạp với thành phần trong sữa mẹ có từ việc ăn uống dẫn đến dị ứng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Một vài trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng sữa mẹ ngay sau khi bú. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp khác, cơ thể của trẻ sẽ phản ứng sau khoảng vài giờ hay vài ngày. Khi bị dị ứng với sữa, trẻ sơ sinh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Da nổi mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay, chàm ngứ ngáy;
  • Xuất hiện các vấn đề về hô hấp như thở khò khè, khó thở, ho có đờm…;
  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn trớ;
  • Quấy khóc, cáu gắt, mệt mỏi;
  • Chậm tăng trưởng;
Trẻ đột nhiên quấy khóc không dứt cơn, khóc kéo dài
Trẻ đột nhiên quấy khóc không dứt cơn, khóc kéo dài thì khả năng cao trẻ đang bị đau bụng do dị ứng

Đa số trường hợp bị dị ứng sữa nhẹ không quá nghiêm trọng, các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng trong một số ít trường hợp, bị dị ứng sữa có thể phát triển nhanh thành sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm.

Khi bị sốc phản vệ trẻ sẽ có cá biểu hiện sau:

  • Đau bụng dữ dội
  • Co giật
  • Tay chân hoặc cơ thể mềm nhũn
  • Tím tái
  • Hôn mê bất tỉnh…

Những biểu hiện từ sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Chính vì thế khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ĐỌC NGAY: Những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu bạn nên biết

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ

Trong trường hợp trẻ sơ sinh được chẩn đoán dị ứng sữa, mẹ cần áp dụng ngay các biện pháp dưới đây để kiểm soát tiến triển dị ứng.

Đối với mẹ

  • Không đưa vào khẩu phần ăn những chất gây dị ứng tiềm ẩn từ 2 – 4 tuần.
  • Các loại thực phẩm mẹ dung nạp dễ gây dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh như sữa bò, trứng, ngô, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, socola, tỏi, hành tây, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Vẫn tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, nhưng chú ý theo dõi và quan sát kỹ những triệu chứng dị ứng xảy ra trên cơ thể của trẻ có giảm bớt không.
  • Trong trường hợp triệu chứng dị ứng có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên bạn cần theo dõi chặt chẽ cân nặng và sự phát triển của trẻ.

Khi các loại thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng đã được xác định chính xác, bạn cần tạm ngưng việc dung nạp thực phẩm đó cho đến khi bé được 9 – 12 tháng tuổi hoặc ngưng ít nhất 6 tháng. Bởi đa số trẻ nhỏ khi bước vào độ tuổi này sẽ không còn bị dị ứng nữa.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ
Trong trường hợp trẻ sơ sinh được chẩn đoán dị ứng thực phẩm thì người mẹ cần áp dụng ngay chế độ ăn kiêng phù hợp

Đối với trẻ sơ sinh

  • Sử dụng kết hợp steroid và thuốc kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng dị ứng;
  • Dùng thuốc kháng viêm, kháng histamine dạng bôi để giúp giảm ngứa ngáy trên da trẻ;
  • Vệ sinh làn da trẻ sạch sẽ;
  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi;

XEM NGAY: Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Những điều cần lưu ý khi cho con bú

Để tránh mắc phải tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ, bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến việc con bú. Cụ thể:

Những điều cần lưu ý khi cho con bú
Trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ có thể tự khỏi, nguy cơ phát bệnh giảm khi trẻ có độ tuổi từ 9 tháng trở lên mà không cần sử dụng thuốc
  • Chú ý kỹ lưỡng trong chế độ ăn uống trong giai đoạn cho con bú, nhất là mỗi lần ăn món mới.
  • Ngay khi phát hiện dấu hiệu dị ứng ở trẻ do nguồn sữa mẹ, cần ngưng cho trẻ bú tạm thời. Xác định loại thực phẩm gây dị ứng và loại bỏ nó ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hoàn toàn cho con sử dụng sữa mẹ trong ít nhất 4 tháng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và làm giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm của trẻ ngay cả khi trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ có thể tự khỏi và nguy cơ phát bệnh cũng giảm khi trẻ có độ tuổi từ 9 tháng trở lên mà không cần sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị y tế khác, trừ trường hợp trẻ mắc phải biến chứng nặng.
 

Tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ không quá nghiêm trọng và nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý này cũng gây ra chứng rối loạn tiêu hóa và nổi mẩn ngứa trên da của trẻ. Chính vì thế, bạn cần phải thường xuyên quan sát và hết sức kỹ càng trong việc áp dụng chế độ ăn uống mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Ngứa xung quanh vết thương là dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục

Nổi mẩn ngứa xung quanh vết thương có sao không?

Một biểu hiện thường gặp khi chúng ta bị thương chính là trong quá trình điều trị và chữa lành...

Dị ứng hải sản trong giai đoạn mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm? Nên làm gì?

Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai có thể...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

Dị ứng bột ngọt là một loại dị ứng hiếm gặp, tuy nhiên nó có thể gây nên một số...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

dị ứng bia rượu

Dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?

Sau khi uống rượu bia, nhiều người có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người hay bị ngứa ngáy và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *