Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng sưng ngứa khó chịu. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp điều trị tận gốc chứng dị ứng ngoài da. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một vài cách rửa mặt bằng nước muối, giúp bạn dễ thực hiện tại nhà.

Trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả không?

Dị ứng là tình trạng cơ thể có những biểu hiện như da sưng đỏ, nổi mẩn ngứa, phát ban, sưng phù…  Cơ chế khởi phát dị ứng là do cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Kèm theo các triệu chứng khó chịu ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa,…

Dị ứng trên da mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu ở người bệnh mà còn gây mất thẩm mỹ, gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và ngoại hình, sự tự tin.

Một trong những cách chữa trị dị ứng da mặt được nhiều người áp dụng là rửa mặt bằng nước muối. Tuy nhiên, điều này có thực sự hiệu quả hay không? Muối rất quan trọng đối với con người. Không chỉ được dùng trong nấu ăn, mà còn được sử dụng cho nhiều việc khác như hòa muối vào nước để tắm rửa, giặt giũ, rửa vết thương,…

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.
Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng

Đối với làn da đang bị dị ứng, nước muối đem lại những tác dụng như:

  • Tẩy tế bào chết;
  • Diệt khuẩn;
  • Giảm sưng viêm;
  • Giảm ngứa.

Do đó, dùng nước muối để rửa mặt là một cách cải thiện dị ứng trên da mặt. Nhưng cần lưu ý, nước muối không giúp điều trị tận gốc chứng dị ứng. Nên chỉ áp dụng theo hình thức hỗ trợ cải thiện triệu chứng là tốt nhất.

XEM THÊM: Da mặt ngứa và nổi mẩn đỏ, 6 nguyên nhân và cách điều trị

Hướng dẫn 2 cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối

Người bị dị ứng da mặt có thể dùng nước muối để rửa mặt theo hai cách sau:

1. Dùng nước muối pha loãng

Người bị dị ứng da mặt nên chọn dùng loại muối tinh luyện để rửa mặt. Vì loại muối này là muối tinh khiết, không có chứa các tạp chất khác gây hại cho da. Bạn cần chuẩn bị khoảng 2,7g muối. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hòa muối với 3 lít nước ấm. Sử dụng thau rửa mặt sạch để đựng nước muối;
  • Bước 2: Người bệnh rửa mặt sạch với nước ấm bình thường;
  • Bước 3: Rửa mặt với nước muối pha loãng. Người bệnh rửa lại nhiều lần, mát xa nhẹ nhàng trên da mặt.
  • Bước 4: Rửa mặt lại với nước ấm cho sạch.
Pha muối tinh khiết với nước ấm để rửa mặt là một cách làm giảm dị ứng trên da.
Pha muối tinh khiết với nước ấm để rửa mặt là một cách làm giảm dị ứng trên da.

2. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là loại nước muối đã pha chế sẵn với tỷ lệ 0,9g muối trong 1 lít nước. Đây là loại nước muối được đóng chai, vô trùng, được bày bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đặc điểm của loại nước muối sinh lý là phù hợp với cơ địa của mọi người. 0,9g muối trong 1 lít nước là tỷ lệ tương tự như lượng muối và nước trong cơ thể con người. Nước muối sinh lý thường an toàn hơn với người dùng vì đã được pha với công thức chuẩn xác, vô trùng.

Chỉ cần dùng nước muối sinh lý rửa mặt hàng ngày, chú ý rửa nhẹ nhàng, 1 – 2 lần/ngày. Rửa mặt bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ để đạt hiệu quả tốt giúp cải thiện dị ứng.

ĐỌC NGAY: Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?

Một số lưu ý khi dùng nước muối chữa dị ứng da mặt

Khi dùng nước muối để làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da mặt đang bị dị ứng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh cần hỏi bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này;
  • Người lớn cần cẩn trọng khi cho trẻ nhỏ tiếp xúc với nước muối trong lúc đang bị dị ứng. Da trẻ nhỏ có thể nhạy cảm với nước muối, khiến tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn;
  • Người bệnh không nên rửa mặt nhiều lần bằng nước muối trong ngày;
  • Không nên rửa mặt bằng nước muối quá mặn. Điều này có thể khiến da bị khô, bị teo, bị nhăn da;
  • Cần vệ sinh tay và thau chậu sạch sẽ trước khi dùng để rửa mặt;
  • Khi thấy da có triệu chứng lạ, cần khai báo ngay với bác sĩ chuyên khoa;
  • Bên cạnh phương pháp dùng nước muối, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp làm mát da khác như: đắp mủ cây nha đam hoặc ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước hàng ngày. Trước khi đắp mủ nha đam, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Rửa mặt bằng nước muối giúp sát khuẩn vùng da bị dị ứng và làm giảm tạm thời các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phồng trên da. Tuy nhiên, nước muối không mang lại tác dụng điều trị dứt điểm, vì thế người bệnh vẫn cần được thăm khám và điều trị với thuốc. 

Nếu lo ngại việc sử dụng các loại thuốc Tây y có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ thì bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng thuốc Đông y. Những loại thuốc này có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính, rất an toàn cho sức khỏe, đồng thời mang lại hiệu quả điều trị cao.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng

Cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn...

Những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng ở mắt và biện pháp điều trị

Nếu mắt bị ngứa, đỏ, chảy nước mắt hoặc nóng rát thì rất có khả năng bạn bị dị ứng...

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Một trong số những dạng bệnh dị ứng mà chúng ta có thể gặp phải là bệnh viêm kết mạc...

trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và cách chăm sóc an toàn

Trẻ sơ sinh rất dễ bị dị ứng thời tiết do có làn da quá nhạy cảm và hệ miễn...

Dị ứng sưng phù mặt và cách điều trị

Bị Dị Ứng Sưng Phù Mặt: Cách Khắc Phục Hiệu Quả An Toàn

Bị dị ứng sưng phù mặt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Để khắc phục tình trạng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. kẹo xinhkẹo xinh says: Trả lời

    cháu chào bác cháu là Vy sinh năm 2007 hôm qua cháu vừa đi nặn mụn và lăn kim ở mặt về sau đó người ta có cho cháu bôi 1 loại thuốc chất lỏng lên mặt và bôi 1 ngày 2 lần sau khi bôi xong cháu thấy da mặt khô, cứng và da sần sùi đỏ lên ở những chỗ cháu bôi vào. Đến tối hôm sau cháu thấy da mặt ngứa và không có tình trạng hết đỏ mặt. Bác cho cháu hỏi cháu có nên dùng tiếp loại thuốc đó không ạ hay có cách nào giúp cháu không bị đỏ và sần sùi ở mặt nữa

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *