Bị bệnh chàm không nên ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bị bệnh chàm không nên và nên ăn gì cần được bệnh nhân quan tâm một cách nghiêm túc. Vì vấn đề ăn uống quyết định lớn đến việc bệnh có mau hồi phục hay không. Nếu ăn uống lành mạnh, kiêng khem đúng cách có thể giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm da do bệnh chàm gây ra. 

Bị bệnh chàm nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Chàm là tình trạng da bị viêm từ đó gây ra những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Nó cũng làm cho làn da bị khô, bong tróc, có khi là kèm theo cả mụn nước. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị chàm
Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị bệnh chàm

Bên cạnh những yếu tố chính thì thức ăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng là một nguyên nhân phổ biến có thể gây ra bệnh chàm. Do đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cần phải xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn được nguy cơ bệnh tái phát. Vậy bị chàm nên ăn gì?

1. Dầu hạt lanh

Bạn chỉ cần ăn một thìa canh dầu hạt lanh mỗi ngày, hoặc dùng nó để thoa lên vùng da bị viêm thường xuyên sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh giảm bớt. Vì đây là loại tinh dầu có nhiều acid béo, có thể ức chế được quá trình hình thành protaglandin. Đây là một yếu tố gây nên tình trạng viêm da, do đó mà dầu hạt lanh cũng sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.

2. Dầu cá

Khi bị chàm, bạn nên ăn nhiều cá biển, nhất là cá thu, cá hồi. Vì đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lớn omega – 3. Chúng có tác dụng kháng viêm rất tốt nên sử dụng thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng viêm da cho bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung omega – 3 bằng đường uống dưới dạng viên nang. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định.

Bị bệnh chàm nên ăn gì để làm giảm triệu chứng bệnh?
Bị bệnh chàm nên ăn gì để làm giảm triệu chứng bệnh?

Tham khảo thêm: Để ngừa bệnh tái phát, người bị chàm tổ đỉa nên kiêng ăn gì ?

3. Thực phẩm giàu kẽm

Bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn nhiều đậu Hà Lan, bột yến mạch, thịt lợn, thịt gà, gạo nâu, thịt bò… Nhưng cũng cần lưu ý rằng bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề xấu đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên ăn nhiều hơn 30mg kẽm mỗ ngày.

4. Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với người bị chàm. Không những giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường, uống nhiều nước còn làm tăng độ ẩm cho da. Chính điều này sẽ giúp da trở nên mịn hơn, khắc phục được tình trạng khô da, viêm da, ngứa da do chàm.

5. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Các loại rau xanh và trái cây tươi chính là những thực phẩm bạn nên sử dụng nếu bạn còn băn khoăn bị chàm nên ăn gì. Vì chúng chứa nhiều vitamin rất cần thể cho cơ thể. Đặc biệt, các loại vitamin A, C, E đóng vai trò đáng kể trong việc khắc phục tình trạng bệnh cho bản thân.

Nên ăn nhiều rau xanh khi bị bệnh chàm
Nên ăn nhiều rau xanh khi bị bệnh chàm

Cụ thể như sau:

  • Vitamin A: Có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm tăng kháng thể và các tế bào lympho. Vì vậy, nó có thể hạn chế được quá trình gây viêm trong cơ thể. Tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ của da cũng vì vậy mà được giảm bớt.
  • Vitamin C: Có khả năng chống oxy hóa, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da. Đồng thời, có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh bệnh chàm.
  • Vitamin E: Giúp chống lại các tế bào gốc oxy hóa để dưỡng ẩm, bảo vệ da. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này bằng cách ăn nhiều hạt hướng dương, mầm lúa mạch, giá đỗ, vừng, lạc… Ngoài ra, dùng các loại kem dưỡng chứa vitamin E cũng là cách cung cấp vitamin E hiệu quả cho da.

6. Dầu anh thảo

Trong dầu anh thảo chứa một hàm lượng lớn chất omega – 6. Chất này có tác dụng làm giảm hoặc có thể chữa lành những mụn nước do chàm gây ra. Để mang đến hiệu quả chữa trị tốt, bạn nên sử dụng 2 – 4g dầu anh thảo vào mỗi tối. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho loại tinh dầu này vào những món ăn để sử dụng thường xuyên. Cách này có thể ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát cho cơ thể.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bị bệnh chàm không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho da, có thể khắc phục được tình trạng bệnh, cũng có những thực phẩm nên tránh khi bị chàm. Bởi nếu sử dụng, không những sẽ làm cho bệnh lâu lành mà còn có thể khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu còn chưa biết bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì thì những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng những người bị viêm da không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì đây là thực phẩm giàu đạm, khi được đưa vào cơ thể nó có thể kích hoạt phản ứng viêm.

Tình trạng dị ứng, ngứa ngáy cũng do đó mà tăng lên. Do đó, bị bệnh chàm nên kiêng gì thì sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, socola là một câu trả lời.

Bị bệnh chàm không nên ăn gì?
Bị bệnh chàm không nên ăn gì?

2. Các loại hải sản

Tôm, cua, ghẹ, cá, mực… là những thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh chàm. Tuy chứa nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng nó lại là thực phẩm mà người hay bị dị ứng, viêm da nên kiêng.

Bởi các chất có trong hải sản có thể làm sản sinh các gốc histamin tự do. Chưa kể đến việc trong chính các thức ăn này đã chứa các histamin tự do. Đây là căn nguyên gây ra các phản ứng dị ứng cho cơ thể. Do đó, khi ăn vào sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy tăng lên. Vì vậy, nếu không muốn bệnh chàm nặng thêm thì bạn cần tránh những thực phẩm này.

3. Nội tạng động vật

Nếu còn chưa biết bị bệnh chàm nên kiêng ăn gì thì nội tạng động vật là một câu trả lời dành cho bạn. Vì khi ăn những món ăn từ nguyên liệu này, cảm giác ngứa ngáy sẽ nặng hơn. Đồng thời, có thể làm cho vùng da bị viêm lây lan nhanh chóng. Vì thế, dù có là món ăn ưa thích của mình thì khi bị chàm, bạn cũng nên tránh ăn các thức ăn này.

4. Thực phẩm được chế biến sẵn

Bánh mì, xúc xích, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp… cũng là những thức ăn bạn nên tránh. Bởi những thực phẩm được chế biến sẵn luôn chứa nhiều các chất bảo quản.

Ngoài ra, nó có thể chứa nhiều đạm, các khoáng chất hoặc những chất tăng trưởng không tự nhiên. Vì thế khi sử dụng có thể kích hoạt các phản ứng viêm, làm bệnh nặng thêm.

Người mắc bệnh chàm nên kiêng ăn gì?
Người mắc bệnh chàm nên kiêng ăn gì?

Tham khảo thêm: Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

5. Thực phẩm ngọt

Bánh kẹo ngọt, mật ong, đường tinh và các thức ăn chứa nhiều đường khác cũng là thứ bạn nên tránh khi đang bị viêm da.

6. Rượu bia và các chất kích thích

Không chỉ khiến bệnh chàm nặng thêm, rượu bia và các chất kích thích còn gây ra ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe. Sử dụng thường xuyên có thể khiến đường ruột bị tổn thương, gây viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc gây viêm họng, hôi miệng.

7. Thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ

Nếu bị chàm, bạn cũng không nên ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Bởi tương tự như các chất kích thích, những thực phẩm này không những gây hại cho dạ dày mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.

Bị bệnh chàm cần kiêng khem một số loại thức ăn, đồng thời cũng nên bổ sung rất nhiều dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác. Để bệnh có thể được thuyên giảm hiệu quả, cần kết hợp điều trị thuốc và cân bằng lại chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý. Người  bệnh cần lưu ý theo dõi bệnh thường xuyên để chữa trị nhanh chóng và phòng ngừa bệnh bùng phát kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh chàm khô và chàm ướt có gì khác nhau?

Chàm là căn bệnh ngoài da chiếm đến 20% tổng số các ca bệnh da liễu tại Việt Nam. Trong...

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: cách phòng ngừa và điều trị

Chàm bội nhiễm ở trẻ em đề cập đến tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Herpes simplex 1...

chàm bội nhiễm có lây không

Bệnh chàm bội nhiễm có lây hay không?

Chàm bội nhiễm có lây lan từ người này sang người khác hay không là câu hỏi của nhiều người....

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *