Dị ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng là một dạng rối loạn quá mẫn của hệ thống miễn dịch đối với các chất lạ vô hại từ môi trường bên ngoài như thực phẩm, lông thú cưng, phấn hoa,… Đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban, sưng phù. Nặng hơn có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. 

Dị ứng là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng là phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân vô hại từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, nhiệm vụ chính của hệ thống miễn dịch là làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của mầm bệnh gây hại bằng cách tấn công lại.

Dị ứng là gì?
Dị ứng khiến người bệnh khó chịu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Tuy nhiên, một khi hệ thống miễn dịch bị trục trặc, chúng sẽ nhầm tưởng một chất vô hại nào đó là kẻ xâm lược và sản sinh ra kháng thể Immunoglobulin E (IgE) để chống lại. Vô tình việc tạo ra quá nhiều kháng thể IgE sẽ kích thích giải phóng tế bào mast và gây dị ứng.

Dị ứng thường gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Nhiều trường hợp còn phải đối mặt với  nguy cơ biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, bội nhiễm da. Các biến chứng này có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

=> THAM KHẢO THÊM: Dị ứng ở trẻ em: Những điều phụ huynh cần biết

Các tác nhân gây dị ứng và triệu chứng thường gặp

Tùy thuộc vào loại bệnh mà biểu hiện xuất hiện thường không giống nhau, điển hình như:

1. Dị ứng thức ăn

Một số thực phẩm gây bệnh chủ yếu đó là đậu nành, sữa, đậu phộng, tôm, bột ngọt, lúa mỳ… Trong đó dị ứng hải sản là dễ gặp nhất. Triệu chứng dị ứng đồ ăn thường xuất hiện ngay sau khi ăn phải các thức ăn, đồ uống gây kích ứng bao gồm:

  • Ngứa râm ran trong cổ họng và miệng hoặc khu vực khác
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Nổi mề đay mẩn ngứa trên da
  • Sưng
Nguyên nhân gây dị ứng
Nguyên nhân gây dị ứng có thể là do thực phẩm

2. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết nóng hoặc lạnh là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết và yếu tố môi trường. Gồm các triệu chứng sau:

  • Nổi phát ban, nổi mẩn, ngứa rát da, nổi mề đay
  • Sốt
  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi
  • Sưng mắt…

3. Dị ứng da

Dị ứng da có thể là kết quả của việc da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Các biểu hiện thường gặp gồm:

  • Viêm da dị ứng hay chàm: Là tình trạng viêm da nhưng không lây nhiễm. Triệu chứng nổi bật của bệnh là da bị khô và ngứa, đôi khi chảy dịch do da bị trầy xước.
  • Viêm da tiếp xúc: Da đỏ hoặc ngứa ngáy ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Nổi mề đay, phát ban: Đau, ngứa, khu vực bị ảnh hưởng có thể sưng hoặc đỏ.
  • Viêm họng: Họng có thể bị viêm gây đau
  • Mắt sưng
  • Cảm giác nóng rát hoặc châm chích trên da
  • Dị ứng da mặt thường ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

4. Dị ứng thuốc

Một số nhóm thuốc dễ gây dị ứng là aspirin, salycylate, penicillin… Khi dung nạp các loại thuốc có chứa nhóm hoạt chất này khiến cơ thể xuất hiện phản ứng kích ứng. Nhiều trường hợp gặp tổn hại gan, thận nghiêm trọng khi lạm dụng thuốc.

Các biểu hiện dị ứng kháng sinh thường gặp gồm:

  • Khô miệng
  • Bụng có cảm giác cồn cào
  • Sưng mắt
  • Sưng mặt
  • Ngứa da
  • Nổi mẩn phát ban

5. Dị ứng mỹ phẩm, nước hoa

Da nhạy cảm rất dễ kích ứng với các loại mỹ phẩm, nước hoa, sữa rửa mặt, kem chống nắng… Các triệu chứng xuất hiện đột ngột sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Biểu hiện thường gặp là ngứa da, nổi mẩn, nổi ban đỏ, cảm giác châm chích, khô da, bong tróc, cơ thể nổi mụn nước nhỏ hoặc mụn sưng viêm…

6. Dị ứng cơ địa nổi mề đay

Dị ứng cơ địa, dị ứng mề đay liên quan đến sự gia tăng histamin trong cơ thể, phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Các biểu hiện dễ nhận biết bao gồm: phát ban, nổi mẩn, ngứa da, cảm giác châm chích, khó chịu. Bệnh có thể gây biến chứng sốc phản vệ, bội nhiễm, phù mạch nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao?

Ai cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây thường có khả năng mắc bệnh cao hơn:

  • Gia đình có tiền sử bị hen suyễn hoặc dị ứng, nhất là cha mẹ.
  • Người bị bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn: Đối với những đối tượng này, nguy cơ tái phát bệnh thường rất cao.
  • Trẻ em thường dễ bị dị ứng hơn người lớn, do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần sau khi con trẻ lớn lên.
  • Người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu

Chẩn đoán bệnh dị ứng

Trước khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng xảy ra ở bạn. Căn cứ vào các biểu hiện gặp phải, bác sĩ sẽ xác định thể và mức độ bệnh.

Ngoài ra, để chắc chắn xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm dị ứng sau:

  • Xét nghiệm phản ứng trên da: Thủ pháp này giúp đánh giá sự hiện diện của dị nguyên. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm da đầu tiên, bởi cho kết quả nhanh hơn các xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm máu: Là phương pháp thử nghiệm mật độ kháng thể IgE có trong huyết thanh.
  • Test lẩy da: Cho da tiếp xúc với các dị nguyên để theo dõi các phản ứng trên da và xác định chính xác dị nguyên.
  • Test huyết thanh: Tiêm huyết thanh dưới da xác định dị nguyên gây mề đay trên 6 tuần chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, người bệnh có thể được test từ 60 đến 107 các dị nguyên khác nhau. Việc xác định chính xác các dị nguyên giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

=> BẬT MÍ: Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện triệu chứng?

Điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

Một trong những cách điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả là người bệnh cần tránh xa tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị dị ứng với những chất truyền dẫn trong không khí thì việc tránh tiếp xúc thường rất khó. Chình vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn những phương pháp điều trị sau:

1. Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc điều trị dị ứng gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng giúp ngăn chặn tế bào mast giải phóng histamine, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy. Thuốc kháng histamin thường có hai thế hệ. Thế hệ H1 thường có sẵn tại nhà thuốc và là thuốc không kê toa nhưng chúng gây tác dụng như buồn ngủ.
  • Thuốc cortiocosteroid: Là thuốc kháng viêm có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị dị ứng. Có thể dùng thuốc này dưới nhiều dạng gồm:
    • Thuốc xịt mũi
    • Thuốc nhỏ mắt
    • Thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm
    • Dạng uống và tiêm (chỉ dùng trong trường hợp dị ứng nặng)
  • Thuốc chống sung huyết: Thuốc giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng để giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Các loại thuốc khác:
    • Cetirizine (Zyrtec)
    • Loratadine ( Claritin )
    • Natri cromolyn (Gastrocrom)
    • Thuốc kháng leukotriene (Zyflo, Singular)
Thuốc điều trị dị ứng là thuốc nào?
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát triệu chứng dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch

Là một phương pháp điều trị dị ứng hiệu quả dành cho những trường hợp bệnh nặng. Tiêm chất dị ứng giúp giảm mức độ phản ứng thái quá với dị nguyên, kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ tái phát.

Liều lượng tiêm mỗi lần sẽ khác nhau, lần sau sẽ nhiều hơn lần trước. Liều tiêm ở mỗi người thường không giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)

Với liệu pháp này người bệnh không cần phải tiêm thuốc, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Bệnh nhân sẽ ngậm một viên thuốc dị ứng với liều lượng nhất định ở dưới lưỡi để làm tăng khả năng chịu đựng, giúp giảm triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, trong trường hợp phản ứng dị ứng ở mức độ nặng gây sốc phản vệ, epinephrine chính là giải pháp thiết yếu lúc đó. Sau khi dùng thuốc, bạn nên đưa người bệnh vào bệnh viện gần nhất để cấp cứu, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

=> XEM THÊM: Gợi Ý Các Cách Chữa Dị Ứng Tại Nhà Đơn Giản Và Hiệu Quả

Phòng ngừa bệnh dị ứng

  • Bạn nên loại bỏ những thực phẩm gây kích ứng. Nếu không biết bản thân dị ứng với thực phẩm nào, bạn nên thực hiện chế độ ăn loại trừ.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, đặc biệt là mạt bụi nhà.
  • Không nên tiếp xúc với động vật, tắm rửa vật nuôi thường xuyên.
  • Nên đóng kín cửa chính và cửa sổ, nhất là vào thời điểm phấn hoa nở rộ.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng thuốc hoặc liệu pháp miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có kế hoạch thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Mẩn ngứa quanh mắt là một trong những biểu hiện của viêm da mí mắt

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt được xem là một tình trạng của viêm da mí mắt. Bệnh không những...

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Sứa biển – Món ngon nhưng dễ gây dị ứng và ngộ độc

Sứa biển đã được không ít người sử dụng để chế biến thành một số món ăn giàu chất dinh...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

Dị ứng bột ngọt là một loại dị ứng hiếm gặp, tuy nhiên nó có thể gây nên một số...

dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Hướng dẫn cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt ĐÚNG

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm rất dễ kích hoạt trên những vùng da nhạy cảm như da mặt. Các...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Bùi ngọc đoànBùi ngọc đoàn says: Trả lời

    Tôi tập thể dục được một lúc thì nổi mẩn ngứa khắp người bác sĩ cho xin hỏi ạ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *