Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay

Viêm da tiếp xúc, dị ứng với ánh nắng mặt trời, dị ứng mỹ phẩm, bị mề đay cấp tính… là các loại dị ứng da thường gặp. Vậy triệu chứng dị ứng của từng loại như thế nào và cách xử lý hiệu quả? 

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý

Bên cạnh các loại dị ứng khác như dị ứng thuốc, dị ứng đường hô hấp, dị ứng thức ăn thì dị ứng da cũng là một trong những loại dị ứng dễ mắc phải. Dưới đây là thông tin về các loại dị ứng da và cách điều trị.

Tìm hiểu về các loại dị ứng da và cách điều trị
Tìm hiểu về các loại dị ứng da và cách điều trị

1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc còn được gọi là chàm tiếp xúc, xảy ra khi da của bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với một số chất nào đó. Tùy vào loại chất tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và nhất là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng dị ứng có thể ở mức độ nặng hoặc nhẹ.

Triệu chứng

Các triệu chứng điển hình như:

  • Da ửng đỏ
  • Phát ban
  • Ngứa ngáy tại vị trí chất lạ tiếp xúc với da

Cách xử lý

Đối với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc, có thể tham khảo và điều trị theo cách sau:

  • Tránh xa các chất gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
  • Làm sạch các chất gây dị ứng trên da bằng cách rửa thật sạch bằng xà phòng và nước ấm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng khoảng 2 thìa bột soda khuấy vào nước lạnh, cho khăn sạch vào ngâm. Sau đó vắt ráo nước để đắp lên da. Áp dụng cách này có thể làm giảm triệu chứng phát ban, sưng đỏ da.
  • Da bị dị ứng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và bệnh nhân thường phản xạ bằng cách gãi ngứa. Điều này có thể làm cho vùng da bị kích ứng nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng và cần phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh.
  • Với những trường hợp bị bệnh nhẹ, sử dụng kem có chứa hoạt chất hydrocortisone hoặc calamine. Nếu bệnh đã nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho loại kem với tác dụng mạnh hơn như các loại kem có  steroid.
  • Trường hợp là các tổn thương khô, nên dùng các loại kem thoa ngoài dạng mỡ có chứa corticoid hoặc những loại kem mỡ chứa kháng sinh như Fucidin. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy bị nhiễm trùng.
  • Nếu cần thiết, có thể dùng các loại thuốc kháng histamin như diphenhydramine để làm giảm các triệu chứng đau, ngứa rát.
  • Có thể sử dụng các loại kem dưỡng an toàn để giúp cân bằng độ ẩm cho da.

2. Dị ứng mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm xảy ra khi làn da dị ứng với các hoạt chất kích ứng có trong mỹ phẩm. Đây là một trong các loại dị ứng da phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể mắc phải.

Dị ứng mỹ phẩm là một trong những loại dị ứng da thường gặp
Dị ứng mỹ phẩm là một trong những loại dị ứng da thường gặp

Triệu chứng

Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi dị ứng mỹ phẩm gồm:

  • Nổi mụn trứng cá
  • Nổi mề đay
  • Khô da
  • Teo da
  • Làn da sưng đỏ
  • Lão hóa da, sạm da…

Nếu không may gặp phải tình trạng này, bệnh nhân có thể xử lý theo cách sau:

  • Ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức nếu sau khi thoa thấy da bị nổi sẩn đỏ, ngứa;
  • Tẩy trang kỹ và rửa sạch da mặt bằng nước ấm để làm sạch mỹ phẩm;
  • Nếu bệnh nhẹ, chỉ cần dùng các loại thuốc bôi ngắn hạn có corticoid như Dermovat, Eumovate, Flucinar…;
  • Trường hợp dị ứng rất nặng, có thể dùng kết hợp với các loại thuốc kháng dị ứng như Celestamine, Clarytine, Pipolphen, Peritol, Semprex…;
  • Kết hợp bổ sung vitamin C ở liều cao;

=> THÔNG TIN THÊM: Dấu hiệu dùng mỹ phẩm không hợp và nên dừng ngay

3. Dị ứng ánh nắng mặt trời

Nguyên nhân gây dị ứng trong trường hợp này là do các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Bởi khi được chiếu xuyên qua da, tia này sẽ làm tổn thương các tế bào và khiến cho một số protein trong tế bào bị biến đổi.

Những protein này bị biến đổi sẽ trở thành các protein lạ hay nói cách khác, nó đã trở thành những kháng nguyên đối với cơ thể. Nhận thấy những dị nguyên lạ này, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu sản sinh ra kháng thể để chống lại và gây nên tình trạng dị ứng.

Để điều trị tổn thương dị ứng do ánh nắng mặt trời, bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Dùng thuốc nhóm corticoid dạng kem thoa ngoài;
  • Dùng thuốc kháng histamin đường uống;
  • Sử dụng đèn chiếu tia cực tím để chiếu thẳng vào vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng;

Ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng
Ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây nên dị ứng

Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp dự phòng cũng đóng vai trò quan trọng. Để giảm thiểu được nguy cơ dị ứng, bệnh nhân nên thực hiện một vài biện pháp như sau:

  • Tránh để làn da tiếp xúc với nắng bằng cách mặc quần áo dài ống, đeo khẩu trang khi đi giữa trời nắng.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng da có thành phần tự nhiên để tránh làm cho da bị khô.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin.
  • Hạn chế đi ra ngoài giữa trưa, khi trời đang nắng gay gắt.

4. Nổi mề đay cấp tính và phù mạch

Ngoài dị ứng mỹ phẩm, viêm da tiếp xúc thì đây cũng là một trong các loại dị ứng da thường gặp. Nổi mề đay cấp tính xảy ra khi cơ thể bị tác nhân vật lý bên ngoài tác động vào, chẳng hạn như do cọ xát da, do lạnh hoặc nóng, vận động quá sức…

Lúc này, bệnh nhân thường có các biểu hiện như các vết sưng đỏ xuất hiện trên da, da ngứa. Đối với phù mạch, chúng xảy ra ở những lớp da sâu, không gây ngứa, không đỏ. Đôi khi còn thấy xuất hiện cùng với phát ban.

Cách điều trị nổi mề phù mạch cũng tương tự như các loại dị ứng da khác. Bao gồm:

  • Cần xác định được căn nguyên gây bệnh để loại bỏ triệt để.
  • Nếu nổi mề đay do thực phẩm hoặc thuốc, cơ thể sẽ cần khoảng vài ngày mới đào thải hết tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc kháng histamin nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
  • Đối với những người bị mề đay mạn tính, dù đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng việc kiểm soát sự tái phát của phát ban là điều không thể.

5. Dị ứng côn trùng

Loại dị ứng này xảy ra trên da khi cơ thể bị một loại côn trùng nào đó như ong bắp cày, kiến lửa, tò vò, muỗi đốt. Đa số trường hợp bị dị ứng côn trùng đốt chỉ xuất hiện triệu chứng cục bộ tại vị trí bị đốt. Thường là có một vết sưng tấy xuất hiện do sự giải phóng histamin và các chất khác từ mô ở tại vị trí gần chỗ bị đốt.

Cách xử lý

  • Dùng thuốc mỡ kháng histamin để giảm sưng;
  • Chườm lạnh;
  • Vệ sinh vết sưng kỹ lưỡng hàng ngày;

6. Dị ứng với mủ cây

Nhựa của những loại cây như thường xuân, cây suman độc, cây sồi độc này đều có chứa một chất có tên là urushiol. Nó gây phản ứng dị ứng khi không may da của chúng ta chạm vào. Lúc này, làn da sẽ bị phát ban, ngứa. Những triệu chứng này có thể xảy ra ngay sau khi tiếp xúc khoảng vài giờ hoặc tận vài ngày sau đó.

7. Dị ứng Niken

Trong số các loại dị ứng da, dị ứng Niken cũng là  một trong những loại dị ứng dễ gặp. Nó xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với một sản phẩm có chứa niken. Khi bị dị ứng loại này, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Nổi mẩn đỏ trên da hoặc làn da bị thay đổi màu sắc
  • Cảm thấy ngứa ngáy, ngứa có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào mức độ dị ứng.
  • Xuất hiện các mảng da khô giống như bị bỏng
  • Có vết phồng rộp và bị chảy dịch nghiêm trọng

Việc điều trị dị ứng Niken cũng cần phải dựa trên nguyên tắc tránh xa chất gây dị ứng. Tiếp đó, các bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc để làm giảm kích ứng da như:

  • Các loại kem không steroid và kem corticoid
  • Thuốc kháng histamin như Cetirizine, fexofenadine
  • Dùng các sản phẩm dưỡng da có thành phần tự nhiên, dịu nhẹ để làm ẩm da, tránh tình trạng da bị khô.
  • Đắp gạc ướt.

Trên đây là các loại dị ứng da thường gặp và cách xử lý. Vì mỗi loại dị ứng đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, các triệu chứng và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Do đó, hiểu rõ các loại dị ứng này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa cho bản thân.

CLICK VÀ CHIA SẺ VẤN ĐỀ VỀ DA BẠN GẶP PHẢI ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT

Tham khảo thêm

Tin bài liên quan

VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của TT Thuốc dân tộc là liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh. [Xem ngay]

Thuốc bôi dị ứng mẩn ngứa – tất tần tật những điều cần biết

Thuốc kháng histamine tại chỗ, kem bôi chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…. là những loại thuốc bôi dị ứng mẩn...

Các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em

Sử dụng một số loại thuốc có sẵn hoặc thuốc theo toa để giúp bé làm giảm cấc triệu chứng...

Dị ứng niken: Biểu hiện nhận biết và cách điều trị

Dị ứng niken là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến. Do chứng dị ứng da này...

Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc...

Dầu dừa có gây dị ứng không? Nếu bị phải làm sao?

Dầu dừa có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp bệnh nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.