Dị ứng lactose: Bạn đã biết gì về chứng bệnh này?

Dị ứng lactose có thể gây ra tình trạng nôn mửa, phát ban, tiêu chảy, mệt mỏi hoặc sốc phản vệ. Người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách điều trị và phòng tránh, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dị ứng lactose là gì?

Dị ứng lactose hay chứng bất dung nạp lactose là tình trạng không thể tiêu hóa hoàn toàn đường (lactose) trong sữa. Tình trạng này cũng được gọi là hấp thu kém lactose, thường vô hại nhưng các triệu chứng khiến người bệnh không thoải mái.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.
dị ứng lactose
Dị ứng lactose hay không dung nạp lactose do cơ thể không thể tiêu hóa lactose

Nguyên nhân dị ứng lactose

Dị ứng lactose xảy ra khi ruột non không sản xuất đủ enzyme (lactase) để tiêu hóa đường sữa (lactose). Thông thường, lactase biến lactose thành hai loại đường đơn giản hơn là glucose và galactose, được hấp thu vào máu qua lớp lót ruột. Tuy nhiên khi bạn thiếu lactase, lactose trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được xử lý, chuyển hóa và hấp thu. Tại đại tràng, vi khuẩn tự nhiên tương tác với lactose chưa tiêu hóa gây nên các triệu chứng không dung nạp lactose.

Có 3 loại không dung nạp lactose được chia theo các yếu tố làm thiếu hụt lactase: 

# Không dung nạp lactose nguyên phát

Đây là dạng không dung nạp lactose phổ biến nhất. Những người không dung nạp lactose nguyên phát vào thời kỳ đầu sẽ sản xuất nhiều lactase – một điều cần thiết cho trẻ sơ sinh, những người cần đủ dinh dưỡng từ sữa. Nhưng khi trẻ được thay thế sữa bằng các loại thức ăn, việc sản xuất lactase sẽ giảm xuống thông thường vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn của người lớn.

Trong chứng dị ứng lactose nguyên phát, sự sản xuất lactase giảm mạnh nên sự tiêu hóa các sản phẩm từ sữa khó khăn khi độ tuổi dần trưởng thành. Không dung nạp lactose nguyên phát được xác định là do yếu tố di truyền, tỷ lệ lớn ở những người có tổ tiên châu Á, châu Phi, gốc Địa Trung Hải, Nam Âu hoặc gốc Tây Ban Nha.

# Không dung nạp lactose thứ phát

Dị ứng lactose thứ phát thường xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau chấn thương, bệnh hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Bệnh celiac, sự phát triển quá mức của vi khuẩn hay bệnh Crohn liên quan mật thiết đến chứng không dung nạp lactose thứ phát. Một số điều trị rối loạn cơ bản có thể khôi phục mức lactase trong cơ thể, cải thiện dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mặc dù có thể sẽ mất khá nhiều thời gian.

# Không dung nạp lactose bẩm sinh hoặc phát triển

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số trẻ sơ sinh được sinh ra với sự vắng mặt hoàn toàn của hoạt động lactase gây nên chứng bất dung nạp lactose bẩm sinh. Dị ứng lactose truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo mô hình di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường (tiếng anh: autosomal recessive). Nghĩa là cả cha và mẹ phải truyền cùng một biến thể gen cho đứa trẻ bị ảnh hưởng. Trẻ sinh non có nguy cơ bất dung nạp lactose nhiều hơn người bình thường do không đủ lactase.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lactose

Một số yếu tố có thể khiến bạn hoặc con bạn dễ bị dị ứng lactose hơn, bao gồm:

  • Tuổi tác: Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Dân tộc: Dị ứng lactose thường phổ biến ở người gốc Phi, châu Á, người Mỹ gốc Ấn, gốc Tây Ban Nha.
  • Sinh non: Trẻ sơ sinh khi sinh non làm giảm nồng độ lactase vì ruột non không phát triển các tế bào sản xuất lactose cho đến cuối kỳ ba tháng.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến đường ruột: Các vấn đề về ruột non như sự phát triển quá mức của vi khuẩn, bệnh Crohn, bệnh celiac làm tăng nguy cơ không dung nạp lactose.
  • Một số phương pháp điều trị ung thư: Điều trị ung thư bằng xạ trị ở bệnh nhân ung thư ở bụng hoặc người có biến chứng đường ruột do hóa trị có nguy cơ không dung nạp lactose nhiều.

Triệu chứng dị ứng lactose

Triệu chứng và dấu hiệu không dung nạp lactose xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ sau khi ăn hay uống thức ăn có chứa lactose. Có các dấu hiệu dị ứng lactose phổ biến, gồm:

  • Đau bụng do quá trình lên men lactose bởi các vi khuẩn tự nhiên ở ruột kết, làm giải phóng các axit béo mạch ngắn, hydro,… Sự gia tăng của axit và khí dẫn đến đau dạ dày, chuột rút, cơn đau thường nằm quanh rốn, nửa dưới của bụng.
  • Đầy hơi xuất hiện là do sự gia tăng của nước và khí trong đại tràng, làm thành ruột giãn ra.
  • Đầy hơi, đau, căng thẳng dẫn đến buồn nôn hoặc nôn mửa. Điều này hiếm gặp nhưng đã nhận thấy ở một số trường hợp.
  • Tiêu chảy hoặc tăng tần số, khối lượng phân do sự lên men lactose không được tiêu hóa ở đại tràng. Quá trình này tạo ra các axit béo mạch ngắn, làm tăng nước trong ruột.
  • Táo bón là triệu chứng khi dị ứng lactose. Nguyên nhân là do sự gia tăng sản xuất metan trong đại tràng làm chậm thời gian vận chuyển ở ruột. Tuy nhiên, mặc dù đã được báo cáo là triệu chứng nhưng tác động của metan gây táo bón chỉ được nghiên cứu ở người có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, hội chứng ruột kích thích – các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lactose.
  • Một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, loét miệng, đau cơ, khớp, vấn đề về tiểu, eczema,…đã được tìm thấy trong một số trường hợp.

Mức độ nghiêm trọng của dị ứng lactose tùy thuộc vào mỗi cá nhân, tốt nhất người bệnh nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn ngay khi nhận thấy các triệu chứng.  

Khắc phục dị ứng lactose

Để điều trị dị ứng lactose hiệu quả, người bệnh cần chẩn đoán chính xác vấn đề gặp phải và lựa chọn được phương pháp xử lý hiệu quả.

Chẩn đoán dị ứng lactose

Bởi vì các triệu chứng không dung nạp lactose khá chung chung nên điều quan trọng là cần phải chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Thử nghiệm dung nạp lactose: Bằng cách đo phản ứng của cơ thể với chất lỏng chứa hàm lượng lactose cao. Khoảng 2 giờ sau khi uống chất lỏng chứa lactose, bạn sẽ được xét nghiệm máu để do lượng glucose trong máu. Nếu lượng đường không tăng lên, điều này đồng nghĩa là cơ thể bạn không tiêu hóa đúng cách, hấp thụ thức uống chứa đầy lactose.
  • Kiểm tra hơi thở: tương tự, xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho bạn uống một loại chất lỏng chứa hàm lượng lớn lactose. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đo lượng hydro trong hơi thở. Mặc dù rất ít hydro được phát hiện nhưng với người không dung nạp lactose thì nó sẽ lên men trong ruột kết, giải phóng hydro cùng các loại khí khác. Khí này được hấp thụ bởi ruột non và thở ra, lượng hydro sẽ lớn hơn bình thường.
  • Kiểm tra độ axit trong phân: xét nghiệm độ axit của phân có thể thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ em. Việc lên men các lactose chưa tiêu hóa sẽ tạo ra axit lactic và các axit khác nên có thể được tìm thấy trong phân.

Điều trị dị ứng lactose

Hiện tại không có cách tăng cường sản xuất lactase trong cơ thể. Thông thường để điều trị dị ứng lactose, người bệnh thường:

  • Tránh ăn nhiều sữa hay các sản phẩm từ sữa.
  • Ăn, uống kem và sữa giảm lactose.
  • Áp dụng Probiotics chứa nhiều trong yogurt là một sinh vật sống trong ruột giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chúng thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tiêu hóa chẳng hạn như tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.

Phong cách sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Hạn chế các sản phẩm từ sữa

Thay đổi chế độ ăn uống để giảm thiểu những triệu chứng do không dung nạp lactose.

  • Chọn khẩu phần ăn chứa lượng sữa nhỏ: có thể uống một lượng sữa nhỏ khoảng 118 mililít tại một thời điểm. Một lượng nhỏ sẽ ít gây nên các vấn đề tiêu hóa.
  • Uống sữa cùng với các thực phẩm khác để làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm các triệu chứng không dung nạp lactose.
  • Không phải các sản phẩm sữa đều chứa lactose, ví dụ như sữa chua chứa enzyme phá vỡ lactose.
  • Chọn những sản phẩm giảm lactose hoặc không có lactose như các sữa đông lạnh.
  • Sử dụng một enzyme lactase không kê toa có sẵn dạng viên nang, viên thuốc, thuốc nhỏ hoặc dạng nhai để uống trước khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người dị ứng lactose đều có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ này.

Duy trì dinh dưỡng tốt

Giảm những sản phẩm từ sữa có thể khiến bạn không đủ canxi nên hãy bổ sung thông qua một số thực phẩm khác chằng hạn như:

  • Bông cải xanh
  • Bánh mì
  • Nước trái cây
  • Cá hồi đóng hộp
  • Quả cam
  • Sữa đậu nành, sữa gạo
  • Cây đại hoàng
  • Rau bina

Đồng thời, nên bổ sung đầy đủ vitamin D chứa trong trứng, gan, sữa chua. Cơ thể bạn cũng có thể tự tạo ra vitamin D nếu dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời.

Trên đây là những thông tin về chứng dị ứng lactose, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị. Người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

ĐỪNG BỎ LỠ

Bí kíp trị rạn da sau sinh bằng vitamin E

Sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với các rãnh rạn nứt thâm sạm kém thẩm mỹ trên da....

Top 12 bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi tại TPHCM và Hà Nội

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay và thường gặp ở...

Sốt phát ban có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?

Sốt phát ban là một bệnh nhiễm virus phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh là phát ban...

Cập nhật phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính tiến triển. Dưới đây là phác đồ điều trị...

Chữa zona thần kinh bằng đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tham khảo cách điều trị zona thần kinh bằng đông y người xưa truyền lại

Chữa zona thần kinh bằng Đông y là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu và mang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.