Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp thời và có cách phòng ngừa, dị ứng yến mạch sẽ không gây nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người nên hiểu những thông tin quan trọng của loại dị ứng này để có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dị ứng yến mạch

Dị ứng yến mạch là hiện tượng dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại protein tên gọi là avenin trong yến mạch. Ở người bị dị ứng, khi tiếp xúc với yến mạch sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch, dẫn đến việc hình thành các kháng thể có trách nhiệm chống lại chất lạ mà cơ thể cho rằng là mối đe dọa. Trong trường hợp này là protein avenin. Hóa chất được tạo ra trong quá trình này sẽ làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Tuy nhiên, một số người xuất hiện triệu chứng sau khi ăn yến mạch có thể không phải do dị ứng mà là do nhạy cảm với gluten hoặc bệnh celiac. Gluten là một protein dồi dào trong lúa mì, nó không chứa trong yến mạch nhưng quá trình chế biến, xử lý trong nhà máy làm nguồn gluten từ lúa mì nhiễm vào sản phẩm yến mạch.

Bạn cũng có thể khó chịu khi ăn yến mạch nếu nhạy cảm với thực phẩm giàu chất xơ. Để xác định đúng dị ứng yến mạch hay nhạy cảm thì bạn nên thăm khám với bác sĩ.

dị ứng yến mạch
Dị ứng yến mạch khá phổ biến nên mọi người cần hiểu rõ về nó

Triệu chứng dị ứng yến mạch

Các triệu chứng dị ứng yến mạch nặng hay nhẹ sẽ khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến:

  • Sổ mũi, hắt hơi, khò khè
  • Khó thở, hen suyễn
  • Viêm xoang
  • Ho, cổ họng sưng, nuốt khó
  • Chảy nước mắt
  • Đau mắt, sưng húp, ngứa mắt
  • Đỏ da
  • Bệnh chàm
  • Đỏ quanh môi, sưng môi, lưỡi
  • Ngứa miệng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng
  • Táo bón

Trong đó, triệu chứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, đây là sự kết hợp của các triệu chứng dị ứng chẳng hạn như sưng, kích ứng da nghiêm trọng, kích thích các cơ quan tiêu hóa, đánh trống ngực và khó thở, đe dọa đến tính mạng.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, dị ứng yến mạch có thể gây ra hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm. Tình trạng này ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây nôn, mất nước, tiêu chảy và tăng trưởng kém. Nếu nghiêm trọng hoặc lâu dài, hội chứng này có thể gây hôn mê hoặc chết do thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra, những sản phẩm sử dụng tại chỗ có chứa yến mạch gây phản ứng dị ứng xấu đối với da. Một nghiên cứu năm 2007 về trẻ em bị viêm da dị ứng cho thấy tỷ lệ đáng kể trẻ sơ sinh và trẻ em có phản ứng dị ứng da với sản phẩm chứa yến mạch như kem dưỡng da.

Chẩn đoán dị ứng yến mạch

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán chính xác dị ứng yến mạch. Bao gồm:

  • Thử nghiệm chích da: bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ chất gây dị ứng cùng với histamin và glycerin hoặc nước muối dưới da cẳng tay của bạn để xem cái nào tạo ra phản ứng.
  • Kiểm tra áp bì: sử dụng các miếng dán chứa chất gây dị ứng trên lưng hoặc cánh tay, thử nghiệm trong tối đa hai ngày để xác định bạn có bị dị ứng chậm với yến mạch hay không.
  • Kiểm tra dị ứng thức ăn bằng miệng: bạn sẽ được yêu cầu ăn yến mạch với số lượng ngày càng tăng. Kiểm tra này giúp xem bạn có dị ứng không.
chẩn đoán dị ứng yến mạch
Thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh dị ứng yến mạch

Điều trị dị ứng yến mạch

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng để điều trị dị ứng yến mạch:

  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc xịt mũi bao gồm steroid tại chỗ, thuốc kháng histamin mũi và chất ổn định tế bào mast ở mũi. Nhờ đó có thể làm giảm các triệu chứng hô hấp do dị ứng yến mạch.
  • Steroid dạng uống được sử dụng cho tình trạng dị ứng vừa phải
  • Thuốc tiêm Epinephrine được sử dụng trong phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ.

Phòng ngừa dị ứng yến mạch

Dị ứng yến mạch không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc. Cách duy nhất để ngăn cản những phản ứng dị xuất hiện là hãy tránh yến mạch trong đồ ăn, thức uống và các sản phẩm mà bạn sử dụng. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra danh sách thành phần của sản phẩm. Hầu hết các nhà sản xuất sẽ cho bạn biết nếu sản phẩm có chứa yến mạch.

Tuy nhiên, một số sản phẩm được thông báo không chứa yến mạch nhưng nó có thể bị nhiễm yến mạch nếu cùng xử lý ở một máy.

Có một số điều mà bạn nên tránh để không dị ứng yến mạch:

  • Tắm bột yến mạch
  • Kem dưỡng da, sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết từ yến mạch
  • Bánh quy lúa mạch
  • Cháo và cháo bột yến mạch
  • Bánh, sữa yến mạch
  • Bia
  • Thanh granola
  • Ngũ cốc muesli
  • Dầu yến mạch

Trên đây là những thông tin cần biết về dị ứng yến mạch, nếu có nhận thấy những dấu hiệu của phản ứng dị ứng, hãy thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có hiệu quả không?

Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ...

Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân...

Các thông tin cần biết về dị ứng kiwi

Dị ứng kiwi: Tất cả những thông tin bạn cần nắm rõ

Kiwi là loại trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể, do đó ăn kiwi thường xuyên sẽ...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *