Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý
Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy hiểm. Dạng dị ứng này có thể liên quan đến các hội chứng Stevens Johnson (SJS), hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)…
Dị ứng Paracetamol là gì?
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường được sử dụng để cắt giảm cơn đau, hạ sốt ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, bột, thuốc tiêm, thuốc nước…
Viên uống Paracetamol là thuốc không kê đơn, phù hợp với nhiều đối tượng nên được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt (dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, cơ địa nhạy cảm), thuốc có thể tác động và hình thành các phản ứng dị ứng da. Cụ thể như phồng rộp da, đỏ da, phát ban…
Các phản ứng dị ứng từ việc sử dụng thuốc Paracetamol tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên phản ứng có thể gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.
Nguyên nhân gây dị ứng Paracetamol
Theo các chuyên gia, sau khi dung nạp vào cơ thể thông qua đường tiêm hoặc uống, thuốc dị ứng Paracetamol sẽ trở thành hợp chất lạ. Trường hợp này thường xảy ra ở những người có cơ thể dễ bị kích ứng, hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị rối loạn, có tiền sử bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
Nên ở một số trường hợp, thay vì được điều trị bệnh và nhận các lợi ích khác do thuốc mang lại, hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các hoạt chất trong thuốc Paracetamol là tác nhân gây hại cho cơ thể. Hậu quả làm tăng cường hoạt động và tạo ra kháng thể nhằm chống lại dị nguyên (hoạt chất trong Paracetamol) dẫn đến rối loạn, khởi phát các triệu chứng dị ứng.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng Paracetamol
Đối với các trường hợp nhẹ, dị ứng thuốc sẽ xảy ra kèm theo những biểu hiện ngoài da không quá nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Da đỏ
- Nổi mề đay, mẩn ngứa
- Phồng rộp trên da hoặc có biểu hiện bỏng rát
- Bong tróc da.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc Paracetamol có thể tác động và kích hoạt ADR trên da. Từ đó hình thành nên nhiều biểu hiện nghiêm trọng trên da. Trong trường hợp không có biện pháp can thiệp kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa, tăng nguy cơ tử vong.
ĐỌC NGAY: Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị
Dị ứng Paracetamol có thể gây ra các biểu hiện nghiêm trọng do liên quan đến các hội chứng sau:
Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) còn có tên gọi khác là hội chứng Lyell. Hội chứng này có thể xảy ra và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu khi bạn sử dụng thuốc Paracetamol và bị dị ứng.
Đặc trưng với các triệu chứng như:
- Xuất hiện tổn thương hồng ban dạng sởi hoặc ban dạng tinh hồng nhiệt, nổi mụn nước. Ban đầu chỉ tập trung tại một vị trí trên cơ thể, sau đó vài vài giờ hoặc vài ngày, chúng sẽ phát triển mạnh và lan rộng khắp cơ thể;
- Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây loét dạ dày và ruột, loét hầu và họng thực quản, trợt niêm mạc miệng, viêm miệng;
- Tổn thương niêm mạc mắt gây loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm kết mạc sẽ xảy ra khi hội chứng xuất hiện;
- Tổn thương niêm mạc đường tiết niệu và đường sinh dục;
- Các triệu chứng toàn thân như viêm gan, sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm cầu thận, viêm phổi;
Người bệnh có thể tử vong nếu các triệu chứng nêu trên không được sớm xử lý. Theo nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở người mắc hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc dao động từ 15 – 30%.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) là một dạng dị ứng thuốc xuất hiện với thể bọng nước. Các nốt bọng nước thường khu trú quanh các hốc tự nhiên. Cụ thể như mắt, mũi, tai, miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn.
Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Viêm phổi
- Sốt cao
- Rối loạn chức năng thận và gan.
Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) thường được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất hai hốc tự nhiên bị tác động và bị tổn thương.
Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)
Dị ứng Paracetamol có thể liên quan đến hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP). Đặc trưng của hội chứng này là nhiều nốt mụn mủ vô trùng hình thành trên hồng ban lan rộng. Thời gian đầu, tổn thương do hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân gây ra xuất hiện ở một hoặc nhiều khu vực có nếp gấp như bẹn, nách.
Nếu không có biện pháp can thiệp, tổn thương da sẽ phát triển mạnh, lan rộng toàn thân kèm theo biểu hiện sốt. Ngoài ra xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả bạch cầu trung tính cao.
Phương pháp điều trị dị ứng Paracetamol
Các biện pháp xử lý dị ứng Paracetamol phổ biến gồm:
- Không thực hiện các hoạt động gây hại cho làn da như xoa mạnh, gãi ngứa, day ấn, chà xát;
- Uống nhiều nước lọc và các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây hỗ trợ thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố;
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể căng thẳng, chịu nhiều áp lực, mất tập trung, lo âu trong thời gian dài;
- Để kiểm soát căng thẳng, tham gia các hoạt động nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc như Yoga, ngồi thiền;
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất;
- Thay thế Paracetamol bằng các loại thuốc khác có tác dụng tương tự như Diclofenacen, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin…;
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà [Đúng Cách]
Những điều cần lưu ý giúp phòng ngừa dị ứng Paracetamol
Để hạn chế nguy cơ dị ứng từ việc sử dụng thuốc Paracetamol, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không được tự ý mua và sử dụng thuốc Paracetamol hoặc những loại thuốc có thành phần là Paracetamol mà không có toa thuốc của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc Paracetamol trên 10 ngày đối với bệnh nhân là người lớn, không dùng thuốc quá 5 ngày đối với bệnh nhân là trẻ em. Ngoài ra người bệnh không được sử dụng Paracetamol quá 5 liều trong vòng 24 tiếng.
- Những người có thói quen sử dụng rượu bia không nên dùng thuốc Paracetamol. Bởi việc dùng thuốc ở nhóm đối tượng này có thể tăng độc tính ở gan.
- Không dùng thuốc Paracetamol ở những bệnh nhân bị sốt trên 39,5 độ, sốt tái phát, sốt kéo dài trong 3 ngày.
- Không nhai, không nghiền nát hoặc hòa viên nén Paracetamol trong chất lỏng trước khi sử dụng.
- Thuốc Paracetamol không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan, tim, thận, thiếu máu, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Trước khi đưa thuốc Paracetamol vào quá trình điều trị, bạn nên kiểm tra tiền sử dị ứng thuốc. Khi sử dụng Paracetamol, bạn cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều.
- Người bệnh cần lưu ý độc tính của Paracetamol trước khi dùng thuốc. Tuy không gây đau dạ dày nhưng loại thuốc này có thể gây hoại tử tế bào gan khi dùng trong thời gian dài.
Ngay khi nhận thấy da phát ban, ngứa ngáy do dị ứng Paracetamol, người bệnh cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đối mặt với các phản ứng nghiêm trọng khác.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng Penicillin: Những thông tin cần biết và điều trị
- Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!