Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện và phát triển khu trú tại lòng bàn chân/ bàn tay. Bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và hiệu suất làm việc.

bị chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện khu trú tại bàn chân và bàn tay

Chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa hay còn gọi là tổ đỉa, có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema – đặc trưng bởi sự phát triển của các mụn nước tại lòng bàn tay và bàn chân.

Bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên và người trưởng thành với nhiều giai đoạn khác nhau, như: cấp – mãn tính hoặc tái phát.

Dấu hiệu nhận biết chàm tổ đỉa

Khi bị tổ đỉa, bạn sẽ nhận thấy ở các ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và bàn chân sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ có chứa dịch.

Các mụn nước gây ngứa dữ dội, đau nhức và có xu hướng vỡ ra khi gãi, cào hoặc ma sát. Các mụn nước duy trì trên da khoảng 3 tuần và bắt đầu khô. Khi mụn nước khô lại, da bắt đầu đóng mài, bong vảy và xuất hiện vết nứt.

Triệu chứng trên da có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn cào và gãi lên vùng da này thường xuyên.

Một số hình ảnh của bệnh chàm tổ đỉa

Hình ảnh của bệnh chàm tổ đỉa:

chàm tổ đỉa ở trẻ em
Ban đầu, chàm tổ đỉa gây ra các mụn nước nhỏ ở trong lòng bàn tay và bàn chân
bệnh chàm tổ đỉa có lây không
Sau khi mụn nước vỡ ra, da bắt đầu khô ráp và bong tróc

Xem thêm: Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Phương pháp điều trị

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm tổ đỉa vẫn chưa được xác định.

Tuy nhiên các chuyên gia da liễu cho biết bệnh có mối liên hệ mật thiết với các tình trạng dị ứng như hen suyễn, sốt cỏ khô, dị ứng thực phẩm,…

Các yếu tố kích thích

Bệnh tổ đỉa tồn tại bên trong cơ thể và chỉ bùng phát khi có yếu tố kích thích.

bà bầu bị chàm tổ đỉa
Trạng thái tâm lý căng thẳng là yếu tố kích hoạt triệu chứng của bệnh tổ đỉa bùng phát

Các yếu tố kích thích, bao gồm:

  • Căng thẳng
  • Dị ứng
  • Thường xuyên tiếp xúc với kim loại niken, coban, crom,…
  • Chân tay ẩm

Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Chàm tổ đỉa kéo dài nhiều năm và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bệnh chỉ ảnh hưởng đến làn da và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu thực hiện điều trị, triệu chứng và tiến triển của bệnh đều được kiểm soát tốt. Ngược lại nếu bạn không điều trị và chăm sóc không đúng cách, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng.

Chẩn đoán bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa có thể bị nhầm lẫn với những tình trạng da liễu khác. Do đó trước khi tiến hành điều trị, bạn buộc phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng tình trạng mà mình mắc phải.

Chẩn đoán bệnh tổ đỉa bào gồm sinh thiết da và quan sát triệu chứng lâm sàng. Nếu nghi ngờ triệu chứng của bệnh có liên quan đến phản ứng dị ứng, bạn có thể được yêu cầu xét nghiệm dị ứng da.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa – liệu bạn có đang mắc phải?

Các cách chữa bệnh chàm tổ đỉa phổ biến

Các biện pháp điều trị chàm tổ đỉa được chỉ định dựa trên mức độ triệu chứng, độ tuổi, loại da và khả năng đáp ứng với từng phương pháp. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về hướng điều trị thích hợp.

Một số cách chữa bệnh tổ đỉa phổ biến, bao gồm.

1. Thuốc bôi chàm tổ đỉa

Đối với trường hợp nhẹ đến trung bình, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa steroid để kiểm soát viêm và một số triệu chứng trên da.

Nhóm thuốc này khá an toàn và không gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian sử dụng vì thuốc có thể gây mỏng da.

chàm tổ đỉa và cách chữa trị
Sử dụng thuốc bôi steroid và kem dưỡng để kiểm soát triệu chứng trên da

Thuốc steroid dạng kem bôi thường được dùng phối hợp với kem dưỡng ẩm để tránh kích ứng và bào mòn da.

Nếu tình trạng không đáp ứng với kem chứa steroid, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc mỡ ức chế miễn dịch (Protopic và Elidel). Tuy nhiên số lượng bệnh nhân được chỉ định nhóm thuốc này rất hiếm do thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Hơn nữa, thuốc mỡ ức chế miễn dịch không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

2. Thuốc uống

Trong trường hợp triệu chứng bùng phát nghiêm trọng, bạn sẽ được kê toa thuốc steroid đường uống (Prednisone). Loại thuốc này có khả năng ức chế miễn dịch nhằm làm giảm phản ứng viêm và các triệu chứng kèm theo.

Tuy nhiên steroid đường uống có thể gây suy giảm miễn dịch và làm tổn thương tuyến thượng thận. Do đó cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có chức năng thận suy giảm hay người mắc các chứng bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm như HIV, Parkinson,…

thuốc chữa chàm tổ đỉa
Corticoid đường uống, thuốc kháng histamine,… được sử dụng cho bệnh tổ địa có mức độ nặng

Nếu nghi ngờ triệu chứng của chàm tổ đỉa có liên quan đến phản ứng dị ứng, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng histamine (Benadryl, Claritin). Nhóm thuốc này tác động chọn lọc lên histamine – thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng nhằm kiểm soát các triệu chứng trên da.

Thuốc kháng histamine có thể gây chóng mặt, mờ mắt, buồn ngủ. Vì vậy nên thận trọng khi làm việc trên cao, lái xe hay thực hiện hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong quá trình sử dụng.

Nếu vùng da tổn thương bị nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm trùng, bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống virus từ 7 – 10 ngày.

3. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia cực tím có kiểm soát nhằm giảm sự tăng sinh tế bào chết trên vùng da tổn thương. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng dày sừng, khô rát, nứt nẻ và sần sùi. Tuy nhiên lạm dụng liệu pháp này có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ ung thư da.

4. Các biện pháp điều trị chàm tổ đỉa tại nhà

Việc sử dụng những loại thuốc uống và thuốc mỡ bôi da trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên kết hợp song song với các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát tốt những triệu chứng của bệnh.

thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa
Nên bổ sung vitamin A và D vào chế độ ăn hàng ngày

Những biện pháp điều trị tổ đỉa tại nhà, bao gồm:

  • Thường xuyên sử dụng Vaseline hoặc các loại kem dưỡng ẩm để giảm khô, sần sùi nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu do nứt nẻ.
  • Ngâm chân và tay với nước ấm để làm mềm, giảm ngứa và bổ sung nước cho da. Có thể thêm bột yến mạch nhằm tăng hàng rào bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo.
  • Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin A và D vào chế độ ăn hàng ngày.

Gợi ý thêm: Người bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Phòng ngừa chàm tổ đỉa tái phát

Triệu chứng của bệnh có thể tái phát nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với chất kích ứng, bổ sung thực phẩm không phù hợp hay chăm sóc da sai cách.

thuốc bôi chàm tổ đỉa
Mang vớ và bao tay để giảm thoát hơi nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân kích thích

Phòng ngừa chàm tổ đỉa tái phát với những biện pháp sau:

  • Tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch có chất kích ứng như nước rửa chén, bột giặt,… Nếu phải tiếp xúc, bạn nên dùng găng tay cao su để bảo vệ da.
  • Hạn chế bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, nấm mốc, nước bẩn, lông động vật,… Những tác nhân này có thể gây dị ứng và kích thích chàm tổ đỉa bùng phát.
  • Mang vớ và bao tay để giảm thoát hơi nước, đồng thời bảo vệ da tránh ma sát với các bề mặt khác.
  • Niken và coban là nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa bùng phát. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với vật dụng và thức ăn chứa những thành phần này.
  • Không gãi, cào lên vùng da tổn thương. Lực từ ngón tay có thể khiến tế bào da hư hại và phát sinh những phản ứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Mối quan tâm: "Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?" luôn là nỗi lắng lo của nhiều bệnh...

Bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

Bệnh chàm sữa còn có tên gọi dân gian là lác sữa, xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong...

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và...

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *