Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nếu không kịp thời điều trị, chàm bìu có thể chuyển thành chàm bìu mãn tính. Và thời gian điều trị sẽ dài hơn, tốn nhiều công sức và gặp khó khăn hơn hẳn so với bệnh chàm bìu thông thường. Có thể nói khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh chàm bìu ở nam giới, người bệnh không nên ngần ngại mà cần đến gặp bác sĩ ngay. 

Chàm bìu là gì?

Chàm bìu là một trạng thái viêm da tại vùng bìu của bệnh nhân nam. Chàm bìu sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, sần sùi. Thậm chí một số bệnh nhân nam sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện mụn nước, chảy dịch mủ, lở loét kèm theo mùi hôi.

Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị
Tìm hiểu về chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa bệnh chàm bìu với một số bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên chàm bìu bản chất không phải là bệnh truyền nhiễm. Những nguyên nhân được tin rằng là nhân tố kích hoạt chàm là:

  • Di truyền: nguy cơ cao mắc phải nếu trong gia đình đã có người từng bị.
  • Cơ địa: đặc biệt là những người có vấn đề về cấu trúc da, lớp biểu bì yếu.
  • Dị ứng: thực phẩm, không khí, hóa chất, nguồn nước, quần áo,…
  • Thời tiết: quá nóng hoặc quá lạnh đều là nguyên nhân dẫn đến chàm da.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, kẽm và riboflavin sẽ có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh chàm bìu
  • Stress: căng thẳng sẽ làm tăng cảm giác ngứa ngáy, đỏ tấy và các tình trạng khác của làn da.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus, nấm men: tuy không phải là yếu tố gây ra bệnh chàm nhưng có thể khiến chàm bìu biến chứng thành bệnh chàm vi khuẩn. Chàm vi khuẩn có thể lây lan do khuẩn men mang tính truyền nhiễm.
chàm bìu mãn tính
Chàm bìu mãn tính do virus herpes có thể truyền nhiễm do virus herpes lây lan qua đường tiếp xúc

Xem thêm: Bệnh chàm sinh dục nam: Phân loại, cách điều trị 

Do đâu bị chàm bìu mãn tính?

Chàm bìu có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: nhẹ, cấp tính, vết chàm sưng đỏ, ngứa rát
  • Giai đoạn 2: nặng, mãn tính, chàm kèm theo bong tróc da, ngứa rát nghiêm trọng hơn.
  • Giai đoạn 3: nặng, mãn tính, có dịch mủ tại vết chàm
  • Giai đoạn 4: nặng, mãn tính, vết chàm sưng tấy đau đớn, lở loét nghiêm trọng, dịch mủ có mùi hôi.

Thông thường khi các dấu hiệu chàm da mới xuất hiện, nó sẽ được phân vào nhóm chàm bìu cấp tính. Thế nhưng từ giai đoạn 2 trở đi, bệnh trở thành chàm bìu mãn tính.

Càng về sau, tình trạng chàm bìu càng phức tạp và nguy hiểm. Việc điều trị kéo theo đó cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Chàm không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người bệnh đau đớn mệt mỏi. Bên cạnh đó, các vết thương hở khi bị chàm bìu mãn tính sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dễ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng máu,…

Như vậy, người bệnh cần nhờ đến chuyên gia để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Xác định được yếu tố gây bệnh, tình trạng bệnh sẽ góp phần rất lớn trong việc đem lại hiệu quả điều trị.

Điều trị chàm bìu mãn tính

Nhìn chung, việc điều trị chàm hiện nay tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn ngứa và tái tạo làn da. Không có thuốc trị dứt điểm chàm mà chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát bệnh một cách khoa học hơn.

Can thiệp bằng biện pháp Tây y

Bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn về một hoặc nhiều điều sau đây để bệnh nhân áp dụng:

  • Sử dụng kem corticosteroid: corticosteroid mang lại hiệu quả sát trùng giảm viêm, ngăn chặn sự lây lan của vết chàm hiệu quả. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó là bào mỏng nha, dễ gây ra viêm gan thận nếu dùng sai liều lượng.
  • Tiêm corticosteroid: trường hợp chàm bìu mãn tính ở mức độ nặng, không thể kiểm soát bằng kem corticosteroid, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tĩnh mạch. Tương tự, viêm tĩnh mạch, suy gan thận sẽ xảy ra với trường hợp lạm dụng tiêm corticosteroid.
  • Thuốc chống viêm không steroid (Elidel, Protopic): các loại kem bôi pimecrolimus (Elidel) và thuốc mỡ tacrolimus (Protopic) có thể ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch, giúp giảm đau, viêm sưng.
  • Thuốc chống lo âu, trầm cảm: trong trường hợp nguyên nhân gây chàm bìu là do stress
  • Thuốc kháng histamine không kê đơn: làm giảm các cơn ngứa do thần kinh gây ra.
  • Thuốc chống nhiễm trùng: trong trường hợp bị chàm bìu và nhiễm trùng thứ cấp, bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc kháng sinh (dạng bôi hoặc dạng uống) trong liệu trình điều trị.
  • Xạ trị: dùng liệu pháp ánh sáng xạ tia UV là biện pháp dành cho bệnh nhân gặp phải tình trạng chàm nặng. Thế nhưng cần cẩn trọng vì xạ trị có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
chàm bìu mãn tính
Dùng tia UV xạ trị để điều trị chàm bìu mãn tính

Tham khảo thêm: Bệnh chàm bìu có lây không? Phòng ngừa và kiểm soát như thế nào?

Chàm bìu mãn tính có khỏi không?

Chàm bìu ở dạng mãn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Thế nhưng người bệnh có thể tìm hiểu các lựa chọn để kiểm soát các triệu chứng chàm bìu. Sau khi sự bùng phát bệnh ban đầu của chàm bìu được bạn kiểm soát thành công, bạn có thể an tâm về khả năng tái phát là cực kì nhỏ.

Điều đầu tiên, cần phải tìm hiểu những yếu tố có thể là nguyên nhân khiến chàm da bìu bùng phát. Sau đó, việc của bạn là hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những nguyên nhân này.

Thứ hai, nên tiến hành chăm sóc da toàn diện. Không chỉ với vùng da bộ phận sinh dục, da toàn thân cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ dịu, lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên có thể làm giảm khả năng da bị khô viêm.

Thứ ba, thay đổi thói quen sinh hoạt. Hãy chắc chắn bạn đã thay các hóa phẩm trong gia đình sang một loại sản phẩm an toàn hơn. Cần tránh xa các loại dầu tắm, bột giặt có chất tạo mùi tạo màu để da không bị kích ứng.

Thứ tư, nói chuyện với bác sĩ về việc giải tỏa căng thẳng hằng ngày. Các bài tập thể thao, thiền hoặc một buổi trò chuyện với bác sĩ tâm lý có thể giúp ích rất nhiều.

Thứ năm, chú ý đến việc quan hệ tình dục. Sinh hoạt tình dục lành mạnh an toàn là việc làm thiết yếu để giảm thiểu khả năng chàm bìu mãn tính tái phát. Ngoài ra, chọn đồ lót và quần áo cũng cần để ý đến chất liệu.

Cuối cùng, khi chàm bìu mãn tính có dấu hiệu bùng phát, hãy chắc chắn bạn không được dùng tay để gãi. Mặt khác, hãy liên hệ với bác sĩ để tiến hành kiểm soát bệnh ngay từ những biểu hiện ban đầu.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng...

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: cách phòng ngừa và điều trị

Chàm bội nhiễm ở trẻ em đề cập đến tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Herpes simplex 1...

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng...

Cách trị chàm khô bằng dầu dừa không phải ai cũng biết

Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho làn da và có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *