Hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng nước hoa

Một số thành phần trong nước hoa có thể khiến bạn bị dị ứng dẫn đến buồn nôn, đau đầu, hắt hơi thành từng cơn, khó thở và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Để khắc phục và phòng ngừa, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây dị ứng nước hoa và biểu hiện.

Dị ứng nước hoa là gì?

Theo chuyên gia da liễu tại Toronto (Canada) – Tiến sĩ Sandy Skotnicki-Grant, dị ứng nước hoa là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến tình trạng dị ứng da xuất hiện.

Độ mẫn cảm của cơ thể đối với mùi hương của nước hoa được định nghĩa là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức khi tiếp xúc các loại hóa chất, thành phần có trong nước hoa và nhiều sản phẩm mang mùi thơm khác.

Thành phần của nước hoa chứa nhiều chất độc và chất hóa học
Thành phần của nước hoa chứa nhiều chất độc và chất hóa học là nguyên nhân gây dị ứng nước hoa

Những người bị dị ứng có thể ốm nặng khi cơ thể bị mẫn cảm với mùi hương mạnh. Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về đường hô hấp hay bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ bị dị ứng nước hoa cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân gây dị ứng nước hoa

Dị ứng nước hoa có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân sau:

Thành phần độc hại trong nước hoa

Trong thành phần của nước hoa có một số chất như CO, chì, chất dẫn benzene, andehit… Đây đều là những chất có khả năng gây dị tật bẩm sinh, gây ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, gây dị ứng, tạo cảm giác đau rát…

Ngoài ra, nhiều loại hóa chất trong nước hoa thường dễ bị oxy hóa, không bền khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời hoặc trong quá trình đảm bảo. Khi đó những sản phẩm bị oxy hóa này có thể hoạt động như các chất có độc tính cao dựa vào ánh sáng và các chất gây dị ứng.

Làn da mẫn cảm, dễ kích ứng

Những người có làn da quá mẫn cảm, dễ kích ứng cũng là nguyên nhân chính khiến bạn bị dị ứng nước hoa. Vùng da mặt, vùng da dưới cánh tay, cổ, da mắt là những vùng da nhạy cảm nhất trên cơ thể của con người và rất dễ phát sinh các triệu chứng dị ứng.

Lạm dụng quá mức

Không nên có suy nghĩ càng xịt nhiều nước hoa càng thơm hay đem lại sự tự tin. Thậm chí, việc lạm dụng nước hoa quá mức càng dễ gây ra dị ứng da hoặc dị ứng mũi do mùi thơm quá nồng.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý

Theo nghiên cứu, những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc bị bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ bị dị ứng nước hoa cao hơn người khỏe mạnh.

ĐỌC THÊM: Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết dị ứng nước hoa

Một số triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện khi bạn bị dị ứng với nước hoa:

Kích ứng da
Kích ứng da xảy ra tại nhưng khu vực tiếp xúc với nước hoa là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bạn bị dị ứng
  • Đau đầu
  • Các triệu chứng kích ứng da như nổi mề đay, mẩn ngứa, nóng rát…
  • Ngứa mắt do dị ứng kèm theo đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Chảy nước mũi nhiều
  • Hắt hơi liên tục
  • Khó thở
  • Các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn như: đau cơ, sưng phù mạch, mệt mỏi, chảy nước mắt, giảm tập trung, buồn nôn, nôn ói…

Cách chẩn đoán dị ứng nước hoa

Dựa trên đặc điểm mẫn cảm và mức độ kích ứng của người bị dị ứng nước hoa, chuyên gia dị ứng hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể giúp bạn lựa chọn các sản phẩm an toàn cho làn da. Những chất gây dị ứng thường được bác sĩ chẩn đoán thông qua miếng da trên da của bệnh nhân.

Hỗn hợp bao gồm các thành phần tạo hương thơm có thể được sử dụng để kiểm tra, xác định chính xác bệnh lý, nguyên nhân và mức độ kích ứng. Trong trường hợp kết quả kiểm tra miếng dán chứa hỗn hợp thành phần tạo hương cho thấy dương tính với một hoặc nhiều thành phần cụ thể nào đó đồng nghĩa với việc bạn bị dị ứng với hoạt chất, chất hóa học tạo mùi đó.

Nhãn của các sản phẩm trong đó có nước hoa không phải lúc nào cũng liệt kê đầy đủ thành phần. Chính vì thế, quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp điều trị dị ứng nước hoa

Để điều trị dị ứng nước hoa giai đoạn nhẹ hoặc khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để kiểm soát triệu chứng.

Điều trị tại nhà

Thông thường, để xử lý các triệu chứng do dị ứng nước hoa gây ra, người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:

  • Rửa trôi và vệ sinh vùng da tiếp xúc với nước hoa để giảm thiểu mức độ kích ứng;
  • Thấm khô vùng da này bằng khăn mềm, sạch, tránh sử dụng khăn giấy hay các loại khăn chứa hóa chất kích ứng;
  • Đối với các triệu chứng dị ứng kèm theo biểu hiện đau đầu, khó thở, thở khò khè, ho hoặc xuất hiện một số biểu hiện khác liên quan đến đường hô hấp, bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó dùng lực hít một hơi thật sâu rồi thở mạnh thông qua mũi;
  • Bạn nên hít thở đều trong vài phút để mùi hương nước hoa đang tồn tại trong mũi có thể được tống hết ra ngoài;
  • Bước cuối cùng là sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi và rửa mặt thật sạch, lau khô bằng khăn bông mềm;

Tham khảo thêm: Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Điều trị y tế

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị với một trong các loại thuốc sau:

Thuốc hydroquinone 2%

Để kiểm soát nhanh những triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra, bác sĩ có thể ghi cho bạn một toa thuốc có chứa thuốc hydroquinone 2%. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bạn kháng viêm, giảm ngứa và làm giảm biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da.

Thuốc bôi chứa steroid

Ở những trường hợp nặng, thuốc bôi chứa steroid là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ trong điều trị dị ứng nước hoa. Tác dụng của loại thuốc này gồm hỗ trợ các rối loạn về da, giảm viêm, cải thiện cơn ngứa và cảm giác đau rát.

Tuy nhiên thuốc bôi chứa steroid thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng quá liều quy định.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng nước hoa

Các biện pháp giúp phòng ngừa dị ứng nước hoa gồm:

Thử nước hoa trước khi sử dụng
Để kiểm tra dị ứng cũng như kiểm tra khả năng kích ứng của nước hoa đối với cơ thể
  • Sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ mùi hương từ loại nước hoa mà bạn có thể bị dị ứng.
  • Có thể dùng quạt để thổi bay bớt mùi nước hoa bám vào các vật dụng trong không gian sống.
  • Test thử nước hoa ở vùng da cổ tay trước khi sử dụng lên các vùng nhạy cảm khác như mặt, cổ, cổ tay, vùng da dưới cánh tay…
  • Sử dụng các sản phẩm thay thế nước hoa nhưng vẫn tạo ra mùi hương dễ chịu như dầu gội nước hoa, nước xả thơm, quần áo…

Nước hoa được đánh giá là một trong các yếu tố tạo nên sự lịch lãm cho nam giới và tạo nên sự quyến rũ cho người phụ nữ. Tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng nước hoa thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều mùi hương và hạn chế dùng nước hoa. Thay vào đó bạn nên sử dụng một số biện pháp khác giúp làm thơm cơ thể mà không gây kích ứng.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng da mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Phản ứng dị ứng da mặt có thể làm cho da nổi ửng đỏ, môi sưng và chảy nước mắt....

Mật ong có thể giúp làm giảm triệu chứng dị ứng?

Mật ong được nhiều người tin rằng là một phương thuốc tự nhiên dùng để giảm các triệu chứng dị...

Mách bạn cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng

Cách dùng mướp đắng trị viêm da dị ứng được khá nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn...

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

Dị ứng hải sản trong giai đoạn mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm? Nên làm gì?

Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *