Cách dùng củ riềng trị lang ben nhanh khỏi

Dùng củ riềng trị lang ben là mẹo dân gian đang được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà. Để nhanh khỏi bệnh, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Tác dụng của củ riềng trong điều trị lang ben

Củ riềng còn được gọi là phong khương hay cao lương khương. Cây ưa sống ở những nơi có đất ẩm ướt, thường mọc hoang hoặc được người dân ở các vùng nông thôn trồng ven bờ ao để lấy củ làm gia vị kho thịt, kho cá giúp tạo ra hương vị hấp dẫn cho món ăn. Ngày nay, cây riềng còn được canh tác với diện tích nhiều hơn để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn và sử dụng củ làm thuốc chữa bệnh.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...
cách dùng củ riềng trị lang ben
Củ riềng có đặc tính chống nấm, sát trùng tự nhiên nên được sử dụng làm thuốc chữa hắc lào

Những đặc tính tốt của củ riềng được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền ghi nhận. Theo Đông y, củ riềng là dược liệu có tính ấm, giúp bổ Tỳ, Vị, chỉ thống (giảm đau), ôn trung, kích thích tiêu hóa. Nguyên liệu này được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, phong thấp, hắc lào, eczema và cả bệnh lang ben.

Còn theo nghiên cứu từ y học hiện đại, thần phần tinh dầu trong củ riềng có chứa một số hoạt chất quý như flavonoid, metylxinnamat hay diarylheptanoid. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng nấm, làm sạch bề mặt da bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh lang ben.

Với những tác dụng tuyệt vời trên, củ riềng được người dân tin tưởng sử dụng để điều trị bệnh lang ben tại nhà thay thế cho thuốc tân dược.

5 cách dùng củ riềng trị lang ben

Để chữa lang ben, bạn có thể sử dụng cụ riềng theo 5 cách dưới đây:

1. Đắp củ riềng trị lang ben ở mặt

Da mặt là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vi nấm gây bệnh lang ben. Khi tấn công lên mặt, chúng gây ra những mảng da nhiều màu ảnh hưởng rất lớn đến nhan sắc và sự tự tin của bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng củ riềng làm mặt nạ trị lang ben ở mặt. Cách này khá đơn giản, tiện lợi, không mất nhiều thời gian nên phù hợp cho những người bận rộn.

– Chuẩn bị:

  • 1 củ riềng tươi

– Cách thực hiện:

  • Củ riềng sau khi đào về cần rửa qua nhiều lần nước cho sạch hết đất cát.
  • Thái riềng thành những lát mỏng
  • Trước khi đắp mặt nạ, nhớ rửa vùng da bị bệnh cho sạch sẽ. Sau đó đợi cho da khô rồi mới đắp từng lát riềng lên tổn thương
  • Nằm yên nghe vài bản nhạc thư giãn để gừng lưu lại trên mặt 30 – 60 phút rồi hãy gỡ ra.
  • Sau cùng rửa sạch da bằng nước mát
  • Duy trì đắp mặt nạ riềng mỗi ngày 1 lần đến khi tổn thương trên da biến mất hoàn toàn.

Ngoài vùng mặt, bạn cũng có thể đắp riềng để trị hắc lào cho các vùng da khác như chân, tay, ngực, lưng. Tuy nhiên đối với những khu vực này, cần sử dụng băng gạc y tế băng lại, nếu không riềng sẽ rất dễ bị rơi ra ngoài.

2. Trị lang ben bằng nước cốt riềng

Đây cũng là một trong những cách dùng củ riềng trị lang ben khá thông dụng. Nếu bạn cảm thấy bất tiện khi đắp mặt nạ củ riềng thì có thể thay thế bằng nước cốt củ riềng.

cách trị lang ben bằng củ riềng
Củ riềng được thái lát mỏng, xay nhuyễn lấy nước cốt thoa lên vùng da bị lang ben để cải thiện triệu chứng bệnh

– Chuẩn bị:

  • 1 củ riềng
  • Máy xay hoặc cối
  • Tăm bông tiệt trùng

– Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn đem riềng băm nhỏ
  • Bỏ vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn riềng bằng máy xay sinh tố
  • Bỏ bã riềng vào trong một miếng vải sạch, vắt kỹ lấy nước cốt
  • Dùng tăm bông hoặc một miếng bông gòn thấm nước riềng bôi lên vùng da bị nhiễm nấm lang ben mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Sau khi bôi nước riềng, tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với nước. Điều này có thể khiến các hoạt chất tốt trong riềng bị rửa trôi trước khi kịp phát huy hiệu quả.

3. Kết hợp cồn với củ riềng trị lang ben

Cồn có khả năng sát trùng mạnh nhờ chứa thành phần ethanol. Nguyên liệu này thường được sử dụng trong y tế để ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn. Để đẩy nhanh hiệu quả chữa lang ben tại nhà, dân gian thường kết hợp cồn với củ riềng theo cách dưới đây.

– Nguyên liệu:

  • Củ riềng già: 100g
  • Dung dịch cồn 60 độ: 200ml

– Các bước thực hiện:

  • Riềng sau khi rửa sạch, ban đem giã nát
  • Bỏ riềng vào trong 1 cái hũ thủy tinh, sau đó đổ cồn vào
  • Ngâm hỗn hợp trong ít nhất 2 – 3 ngày rồi chiết nước ra dùng trị bệnh
  • Để điều trị lang ben, bạn hãy lấy một miếng bông gòn thấm vào cồn thuốc và bôi lên tổn thương.
  • Thực hiện liên tục với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày.

4. Cách chữa lang ben bằng củ riềng ngâm rượu

Tương tự như cồn, rượu cũng là một chất có tác dụng sát trùng hiệu quả không hề thua kém. Để trị lang ben trong thời gian dài mà không phải mất thời gian sơ chế riềng nhiều lần, bạn có thể lấy riềng ngâm rượu để dùng dần. Kết hợp riềng với rượu sẽ giúp làm tăng công dụng diệt nấm, xoa dịu các cơn ngứa da.

– Nguyên liệu cần có:

  • Củ riềng
  • Rượu trắng loại 35 – 40 độ
  • Hũ thủy tinh có dung tích đủ lớn
rượu củ riềng trị lang ben
Bôi rượu ngâm củ riềng trị lang ben hiệu quả

– Cách sử dụng:

  • Giã nát hoặc thái riềng thành nhiều lát mỏng
  • Bỏ riềng vào trong hũ đã chuẩn bị ngâm chung với rượu. Cứ 100g riềng thì thêm vào 200ml rượu.
  • Vặt chặt nắp bình lại, để nơi mát mẻ trong ít nhất 3 ngày mới lấy ra dùng
  • Hàng ngày, lấy rượu củ riềng bôi liên tục 2 – 3 lần lên vùng da bị lang ben.

5. Dùng chanh và củ riềng chữa hắc lào

Chanh được kết hợp với củ riềng nhằm mục đích làm làm tăng công dụng sát trùng và bảo vệ vùng da bị tổn thương. Tất cả là nhờ các thành phần vitamin C và axit tự nhiên được tìm thấy trong loại quả này.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Riềng tươi: 1 củ
  • Nước cốt 1/2 quả chanh

– Cách sử dụng:

  • Củ riềng sau khi giã nát bạn bỏ vào một cái chén sạch
  • Thêm nước cốt chanh vào trộn hỗn hợp lên cho đều
  • Sau đó đem đun sôi khoảng 3 phút
  • Lọc lấy nước cốt chanh riềng dùng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng bởi lang ben khi hỗn hợp còn ấm.
  • Bạn nên dùng củ riềng chữa lang ben theo cách này mỗi ngày 2 lần trong ít nhất 1 tuần để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Một số thắc mắc về cách chữa lang ben bằng củ riềng

Mặc dù đã được áp dụng từ rất lâu đời song xung quanh mẹo trị lang ben dân gian này còn rất nhiều vấn đề được thắc mắc như:

1. Dùng củ riềng trị lang ben có an toàn không?

Nhìn chung, củ riềng là một nguyên liệu lành tính và khá an toàn khi sử dụng theo đường miệng lẫn bôi ngoài. Nếu được sử dụng đúng cách, hiếm khi gừng gây tác dụng phụ cho da.

Tuy nhiên, các trường hợp có làn da mỏng, nhạy cảm nên thận trọng khi sử dụng củ riềng chữa lang ben. Do có tính nóng, riềng có thể gây cảm giác kích ứng, bỏng rát, nóng đỏ da. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi áp dụng mẹo chữa lang ben bằng củ riềng cần lưu ý:

  • Tránh sử dụng riềng dưới mọi hình thức nếu bạn bị dị ứng với loại củ này
  • Không dùng riềng chữa lang ben ở những vùng da nhạy cảm, chẳng hạn như ở gần mắt hay cơ quan sinh dục.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai nên thận trọng tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi áp dụng.

2. Chữa lang ben bằng củ riềng có hiệu quả không? Bao lâu thì khỏi?

Sử dụng củ riềng trị lang ben có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh lang ben. Mặc dù vậy, hiệu quả của phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát bệnh một cách tạm thời, không chế không để mầm bệnh tấn công lan rộng sang các vùng da lành xung quanh.

Củ riềng trị lang ben có hiệu quả không
cách trị lang ben bằng củ riềng chỉ cho hiệu quả tốt đối với những người bị bệnh nhẹ, có cơ địa phù hợp

Thông thường, để thấy được tác dụng rõ ràng của củ riềng trên vùng da bị lang ben đòi hỏi bạn phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài. Hơn nữa, việc dùng củ riềng chữa lang ben bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như:

  • Cơ địa của cá nhân người bệnh. Nếu hợp với riềng thì sẽ cho kết quả khả quan hơn.
  • Mức độ lang ben nặng hay nhẹ, đặc điểm của tổn thương
  • Phương pháp sử dụng
  • Chế độ kiêng cữ, ăn uống và chăm sóc da trong thời gian điều trị

3. Đối tượng nào có thể áp dụng cách chữa lang ben bằng củ riềng?

Không phải trường hợp nào bị lang ben cũng có thể dùng củ riềng để điều trị. Mẹo chữa bệnh này chỉ thích hợp cho những đối tượng sau:

  • Tổn thương trên da có kích thước nhỏ
  • Lang ben chỉ ảnh hưởng đến một vị trí hay vài điểm nhỏ trên da
  • Khu vực da bị lang ben không ra nhiều mồ hôi
  • Tổn thương kín miệng, không có dấu hiệu lở loét hay bội nhiễm

Trường hợp bị lang ben nặng, nếu chỉ áp dụng cách chữa bệnh bằng củ riềng thì sẽ khó có thể khống chế được mầm bệnh. Bạn cần đến các phương pháp chuyên sâu trong y khoa để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Dùng củ riềng trị hắc lào có cần kiêng cữ gì không?

Việc tuân thủ một chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Bạn cần chú ý:

  • Tránh để khu vực da bị bệnh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước rửa chén, thuốc tẩy hay các chất tẩy rửa khác.
  • Mỗi ngày bạn nên tằm rửa 1 – 2 lần nhưng không dùng nước quá nóng để tắm. Nước nóng có thể khiến da bị mất nước, làm tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị lang ben.
  • Không tắm ở các hồ bơi công cộng. Hóa chất được sử dụng để khử trùng trong hồ bơi có thể khiến các vết lang ben bị kích ứng nghiêm trọng và lan rộng hơn.
  • Tránh mặc quần áo quá chật hoặc có chất liệu thô cứng. Chúng không chỉ khiến da bí bách, làm tăng tiết mồ hôi mà còn cọ sát vào khu vực tổn thương. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da và tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan.
  • Kiêng dùng chung đồ với người khác dẫn đến hiện tượng lây nhiễm chéo.
  • Trường hợp bị lang ben ở hàng hay bộ phận sinh dục, bạn nên tránh quan hệ tình dục. Việc tiếp xúc da kề da có thể khiến bạn tình lây bệnh một cách dễ dàng.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý kiêng ăn các món cay, thực phẩm có tính nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ và nói không với rượu bia. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, tăng cường ăn sữa chua, các thực phẩm giàu vitamin D, protein, rau xanh, trái cây để cải thiện sức đề kháng, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể chữa lành tổn thương.

Tham khảo thêm

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết, chữa trị

Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể của trẻ bị nhiễm nấm Malassezia. Bệnh khiến trẻ thường xuyên quấy khóc bởi cảm giác bứt rứt,...
Bệnh lang ben và hắc lào khác nhau như thế nào?

Phân biệt bệnh lang ben – hắc lào và cách xử lý

Do đều là bệnh ngoài da và có những biểu hiện tương tự nhau, vì thế để phân biệt bệnh...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Phân biệt lang ben và bạch biến để điều trị đúng

Lang ben và bạch biến đều là những căn bệnh làm thay đổi sắc tố da nên nhiều người thường...

10+ Cách Chữa Lang Ben Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Những cách chữa bệnh lang ben tại nhà thường tỏ ra có hiệu quả nhanh đối với các trường hợp...

Chữa lang ben bằng rau răm với cách thực hiện đơn giản

Lang ben là bệnh da liễu thường gặp, đặc trưng bởi các đốm da trắng, nâu xuất hiện lốm đốm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.