Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất với thảo dược tự nhiên.

dị ứng da bàn tay bàn chân
Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân xảy ra ở rất nhiều người

Nguyên nhân gây dị ứng da bàn tay bàn chân

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch nhầm chất thường vô hại với một tác nhân có thể tấn công cơ thể. Hệ thống miễn dịch tự tạo các kháng thể để chống lại chất gây dị ứng cụ thể đó. Khi có cơ hội tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đó một lần nữa thì các kháng thể giải phóng một số hóa chất của hệ thống miễn dịch. Mà cụ thể là các histamin, gây nên các triệu chứng dị ứng.

Triệu chứng dị ứng da, nổi mẩn đỏ… có thể xuất hiện trên khắp cơ thể. Nếu các triệu chứng xuất hiện nhiều ở da bàn tay và bàn chân thì thông thường là do:

1. Tiếp xúc với hóa chất

Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chấy tẩy rửa có thể gây nên triệu chứng dị ứng ở bàn tay và chân. Không chỉ gây ra triệu chứng ngứa, nổi mẩn ở tay và chân mà hiện tương sưng tấy có thể lan sang vùng da lân cận.

nguyên nhân dị ứng da bàn tay bàn chân
Tiếp xúc với chất tẩy rửa có thể gây dị ứng da bàn tay bàn chân

Tìm hiểu thêm: Dị ứng do hóa chất – Triệu chứng và cách xử lý

2. Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm

Tương tự việc tiếp xúc với hóa chất, việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm từ nguồn nước… cũng có thể là tác nhân khiến các triệu chứng ở tay xuất hiện. Tác nhân này không chỉ gây ra dị ứng mà còn gây ra một số bệnh ngoài da khác như: Viêm da tiếp xúc, tổ đỉa…

3. Sự thay đổi của thời tiết

Thời tiết có thể thay đổi làm cho độ ẩm của không khí thay đổi đột ngột. Lúc này tất yếu dẫn đến tình trạng mất cân bằng độ ẩm ở da tay và da chân, làm cho lớp bảo vệ da hoạt động yếu dần. Da bắt đầu có các triệu chứng kích ứng, nổi mẩn đỏ khó chịu.

nguyên nhân dị ứng da bàn tay bàn chân
Sự thay đổi thời tiết có thể gây dị ứng da bàn tay bàn chân

4. Thực phẩm

Cơ thể của bạn có thể bị dị ứng với một số hoạt chất trong thực phẩm và gây nên các phản ứng trên cơ thể. Ngoài biểu hiện dị ứng ở tay và chân thì biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện khắp người. Hơn nữa người bệnh còn có thể cảm thấy khó thở, tắc phế quản. Thông thường, các thực phẩm gây dị ứng sẽ bao gồm: hải sản, trứng, sữa, một số loại đậu…

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên triệu chứng dị ứng ở da bàn tay bàn chân: Suy giảm chức năng gan, côn trùng cắn… Việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng đối với việc phòng chống cũng như điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cảnh Giác Với Các Triệu Chứng Dị Ứng Thực Phẩm

Điều trị dị ứng ở da bàn tay bàn chân

Bệnh dị ứng ở da bàn tay bàn chân tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm thì các biểu hiện sẽ dễ tái phát và ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu các biện pháp điều trị. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà có các hướng điều trị như sau:

1. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà

Nếu các biểu hiện bệnh còn đơn giản thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát với các nguyên liệu có sẵn. Cách điều trị này được lưu truyền trong dân gian và đã có kết quả trên khá nhiều bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay một trong hai cách sau:

Dùng mướp hương

Theo các thầy thuốc dân gian thì trong lá mướp hương có chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị các triệu chứng bệnh dị ứng ở tay chân. Bạn chỉ cần tiến hành việc điều trị bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:

điều trị dị ứng da bàn tay bàn chân
Lá mướp hương làm giảm triệu chứng dị ứng da bàn tay bàn chân
  • Chuẩn bị: một nắm lá mướp hương và một ít muối trắng
  • Lá mướp hương rửa sạch rồi giã nát cùng với muối.
  • Dùng bã lá chà lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước.
  • Áp dụng khoảng từ 5 đến 7 ngày là các biểu hiện sẽ có cải thiện

Dùng lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì vậy khi mắc bệnh nên nấu lá trầu không trong nước cho tinh chất tan hết trong nước. Dùng nước nấu từ lá trầu không ngâm rửa vùng da mắc bệnh khoảng 2 lần mỗi ngày. Trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt.

Xin nhấn mạnh một lần nữa là cách này chỉ có hiệu quả với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp nặng hơn thì cần phải tham khảo các cách khác.

Đừng bỏ qua: Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

2. Dùng thuốc theo toa của bác sĩ

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường khi bệnh nhân bị dị ứng da bàn tay bàn chân thì hay được chỉ định các loại thuốc sau:

điều trị dị ứng da bàn tay bàn chân
Bôi thuốc lên vùng da bị dị ứng da bàn tay bàn chân
  • Thuốc corticoid giúp sát khuẩn, ngừa viêm nhiễm khi da bị tổn thương.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm dịu da, hạn chế sưng đỏ, ngứa ngáy
  • Thuốc kháng histamin được dùng trong trường hợp da bị ngứa nhiều, làm bệnh nhân hay có cảm giác khó chịu.

Việc dùng thuốc điều trị phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định về loại thuốc cũng như liều lượng. Trong quá trình dùng cũng cần phải quan sát các biểu hiện bệnh, nếu có phản ứng bất thường thì phải ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ. Trường hợp dùng một thời gian mà thuốc không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ xem xét để đổi sang loại thuốc khác.

3. Chăm sóc da đúng cách

Việc chăm sóc da vào giai đoạn này rất quan trọng, vì da lúc này hết sức nhạy cảm. Theo các chuyên gia bạn nên:

điều trị dị ứng da bàn tay bàn chân
Vệ sinh da khi bị dị ứng da bàn tay bàn chân
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Bạn nên chọn những loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ tự nhiên… Chú ý không nên sử dụng nước nóng vì có thể làm tổn thương đến lớp bảo vệ tự nhiên.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da để duy trì độ ẩm. Thông thường nên bôi ngay khi vừa tắm xong vì lúc này là lúc da hấp thụ tốt nhất.
  • Bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, khói bụi, hóa chất… bằng cách mang bao tay, tất chân bảo vệ.
  • Chú ý không gãi lên vùng da bị tổn thương để hạn chế tình trạng trầy xước, dễ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Ngoài ra chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị các triệu chứng dị ứng ở da bàn tay bàn chân. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Trong chế độ ăn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn các thức ăn dễ gây dị ứng: hải sản, trứng, rượu bia, các chất kích thích…
  • Đừng quá lo lắng mà hãy thực sự thoải mái. Tình trạng ức chế tâm lý có thể làm cho các biểu hiện bệnh ngày thêm trầm trọng.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng giải độc gan. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Các thông tin về nguyên nhân và cách điều trị khi bị dị ứng ở da bàn tay bàn chân có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng nếu tiến hành sớm. Chính vì vậy ngay từ khi có dấu hiệu ban đầu hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Những biện pháp khắc phục dị ứng tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng

Ngoài việc điều trị dị ứng bằng cách dùng thuốc uống và thuốc tiêm, người bệnh cũng có thể cân...

Hội chứng phù Quincke: Bệnh dễ nhầm lẫn là nổi mề đay

Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề...

Dị ứng với thịt: Bệnh lý ít gặp nhưng nghiêm trọng

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình...

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Top 7 thuốc bôi chống dị ứng thời tiết an toàn hiệu quả

Thuốc bôi chống dị ứng thời tiết là lựa chọn của nhiều người bệnh nhằm kiểm soát nhanh các triệu...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *