Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?

Đau rát họng khó nuốt là triệu chứng xảy ra phổ biến do nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thực quản, bệnh viêm xoang… Tuy nhiên ở một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như ung thư amidan, ung thư lưỡi… Do đó người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ khi triệu chứng xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.

Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?
Đau rát họng khó nuốt là triệu chứng xảy ra phổ biến do nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau

Đau rát họng khó nuốt là bị gì?

Quá trình nuốt và vận chuyển thức ăn được thực hiện thông qua 3 giai đoạn của các bộ phận gồm môi, lưỡi, miệng, họng và thực quản. Mỗi cơ quan sẽ có chức năng và vai trò riêng nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra một cách trọn vẹn. Tuy nhiên nếu nuốt khó kèm theo chứng đau rát họng xuất hiện, có thể bạn đang mắc phải nhiều bệnh lý, vấn đề nguy hiểm.

Đau rát họng khó nuốt là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề, bệnh lý sau:

1. Lo lắng quá độ

Khi căng thẳng quá mức, lo lắng và buồn phiền kéo dài, người bệnh sẽ nhận thấy cơ đau tại cổ họng xuất hiện kèm theo chứng khó nuốt. Nguyên nhân là do khi càng lo lắng và căng thẳng, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm. Đồng thời có cảm giác bị vướng cổ họng khi nuốt.

Ngay sau khi bệnh nhân kiểm soát căng thẳng, tình trạng đau rát cổ họng và khó nuốt cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

2. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, lượng dịch vị dư thừa sẽ thường xuyên di chuyển từ dạ dày lên thực quản và chạm cổ họng. Từ đó khiến niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Tình trạng viêm sưng khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu tại cổ họng. Đồng thời gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động nhai nuốt thức ăn.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Gồm: Nhiễm khuẩn H.pylori, căng thẳng và lo lắng kéo dài, sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit, thừa cân béo phì, các vấn đề về tim mạch…

Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị tình trạng sưng tấy, cảm giác vướng víu cổ họng, khó nuốt sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khiến bệnh nhân bị đau rát họng khó nuốt

3. Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây đau rát họng khó nuốt. Điều này xuất hiện là do khi mắc bệnh hen suyễn, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra tại lớp niêm mạc của ống phế quản. Bên cạnh đó niêm mạc co thắt, dễ bị kích ứng, khiến các đường dẫn khí thu hẹp lại. Đồng thời giảm lượng lưu thông khí.

Chính điều trên khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó thở. Ngoài ra người bệnh còn thường xuyên có cảm giác vướng cổ họng, khó nuốt, cổ họng bị ngứa, xuất hiện đờm, tiết nước bọt và chảy nước mắt.

4. Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau rát họng khó nuốt. Bệnh lý này khiến triệu chứng mưng mủ xảy ra ở vùng cổ họng. Đồng thời kích thích niêm mạc họng dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, khó nuốt.

Ngoài ra bệnh viêm họng còn khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như đau nhức đầu, ho, sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh, nghẹt mũi…

Đối với viêm họng thể cấp tính, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng bằng nhiều biện pháp chăm sóc và chữa trị khác nhau. Tuy nhiên nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh có thể phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính đi kèm với hiện tượng quá phát, xuất tiết và xơ teo.

Bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau rát họng khó nuốt

5. Viêm amidan

Amidan sẽ tổn thương khi có sự xâm nhập của vi khuẩn. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, đau rát họng khó nuốt, sốt, miệng có mùi hôi khó chịu, sưng amidan, quai hàm hoặc cổ bị mềm, xuất hiện đốm vàng hoặc đốm trắng trên amidan.

Viêm amidan được xác định là một bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh xảy ra và tiến triển theo chiều hướng xấu là do cơ thể bị nhiễm khuẩn, bị virus xâm nhập. Ngoài ra viêm amidan cũng có thể là một trong những biến chứng của tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn.

6. Viêm thực quản

Thực quản hay ống dẫn thức ăn được xác định là một con đường dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản thể hiện cho tình trạng ống dẫn thức ăn bị viêm đau.

Viêm thực quản xảy ra chủ yếu do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện khiến lượng axit đang tồn tại trong dạ dày trào ngược từ vị trí này đến ống thức ăn, sau đó gây bệnh.

Viêm thực quản khiến người bệnh bị đau họng kèm theo cảm giác khó nuốt. Ngoài ra khi mắc bệnh, người bệnh còn nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác, gồm: Đau ngực, ho, đau bụng, ợ chua hoặc ợ nóng, buồn nôn, nôn ói, giọng khàn.

Viêm thực quản
Tình trạng đau rát họng kèm chứng khó nuốt có thể xảy ra do bệnh viêm thực quản

7. Bệnh viêm xoang

Đau họng kèm theo chứng khó nuốt cũng có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm xoang. Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh xuất hiện là do sự tác động và xâm nhập của vi khuẩn.

Vi khuẩn xâm nhập khiến mũi và các xoang bị nhiễm trùng dẫn đến mưng mủ và tiết dịch. Lượng dịch nhầy mủ tiết ra từ xoang viêm di chuyển xuống cổ họng gây ra tình trạng ứ đọng dịch mủ dẫn đến viêm, đau và khó nuốt.

Tình trạng trên nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm họng mãn tính, viêm amidan, viêm dạ dày…

Người bệnh có thể thông qua các triệu chứng gồm sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng trán, đau đầu, đau mũi nghiêm trọng, ứ đờm mủ tại xoang và cổ họng, vướng víu, khó nuốt, đau họng… để nhận biết bệnh viêm xoang.

8. Hội chứng cổ

Hội chứng cổ khiến cơ thể thiếu oxy, máu huyết lưu thông kém, quá trình chuyển hóa gặp vấn đề, đồng thời không đủ khả năng trung hòa các gốc tự do được sản sinh. Điều này khiến các mảng xơ vữa động mạch hình thành, gây tắc nghẽn một số mao mạch, cản trở quá trình lưu thông máu.

Trong trường hợp tắc nghẽn mao mạch tại vùng vai cổ, quá trình tiết nước bọt sẽ bị kích thích, hoạt động nhiều hơn. Từ đó gây ra cảm giác khó nuốt, nuốt vướng. Ngoài ra hội chứng cổ xuất hiện còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm và dẫn đến đau rát họng.

9. Ung thư amidan

Đau rát họng khó nuốt có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư amidan. Khi amidan bị tổn thương nặng dẫn đến ung thư, người bệnh sẽ nhận thấy đau cổ họng nghiêm trọng kèm theo cảm giác khó nuốt. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn nuốt nước bọt hoặc thức ăn.  Điều này xuất hiện là do khối u hình thành chèn ép vào cổ họng và va chạm với thức ăn.

Ung thư amidan
Đau rát họng khó nuốt có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư amidan

Ngoài tình trạng khó nuốt và đau rát cổ họng, bệnh ung thư amidan còn khiến bệnh nhân thường xuyên gặp phải những triệu chứng khó chịu sau:

  • Loét ở cổ họng hoặc ở phía sau miệng nhưng không lành
  • Amidan sưng, kích thước của hai bên không bằng nhau (có một bên lớn hơn bên còn lại)
  • Đau tai
  • Đau họng và đau miệng dai dẳng
  • Nuốt đau hoặc nuốt khó
  • Xuất hiện bướu ở cổ
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi ăn các loại trái cây chua
  • Đau cổ
  • Khó thở
  • Nước bọt có máu.

Đây là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tử vong. Chính vì thế người bệnh nên đến bệnh viện và thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiệu nêu trên.

10. Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có thể là một trong những nguyên nhân gây đau rát họng khó nuốt. Đây là một bệnh lý hình thành và tiến triển nhanh ở phần phía trước của lưỡi từ tế bào biểu mô vảy tồn tại trên bề mặt lưỡi.

Đau lưỡi và vết loét không lành trên lưỡi là dấu hiệu đáng chú ý của bệnh ung thư lưỡi.

Ngoài ra khi lưỡi gặp vấn đề và bị ung thư, người bệnh còn nhận thấy cơ thể và vùng hầu họng xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau họng hoặc đau hàm
  • Đau khi nuốt
  • Khó nuốt, có cảm giác vướng mắc ở họng
  • Hàm hoặc lưỡi bị cứng
  • Hoạt động nuốt và nhai đồ ăn gặp nhiều khó khăn
  • Các vết loét xảy ra ở lưỡi không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc không lành
  • Trên lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng xuất hiện các mảng có màu trắng hoặc đỏ
  • Một khu vực trong miệng bị mất cảm giác
  • Chảy máu ở lưỡi nhưng không có nguyên nhân rõ ràng
  • Khối bất thường xuất hiện trên lưỡi không tự biến mất.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi có thể là một trong những nguyên nhân gây đau rát họng khó nuốt

Đau rát họng khó nuốt – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng đau rát họng khó nuốt thường phát sinh từ những nguyên nhân không quá phức tạp. Bên cạnh đó triệu chứng này thường không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế.

Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, đau rát cổ họng kèm theo biểu hiện khó nuốt có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, không thể chủ quan.

Chính vì thế khi nhận thấy khó nuốt và đau rát họng dai dẳng (trên 3 ngày), không có dấu hiệu sau vài ngày chăm sóc và điều trị hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời kiểm tra và can thiệp.

Ngoài ra người bệnh cũng nên sớm đến bệnh viện, tiến hành thăm khám và điều trị khi đau rát họng khó nuốt xuất hiện đồng thời với các biểu hiện sau:

  • Có vết loét xuất hiện ở họng, lưỡi, miệng, phía sau họng nhưng không lành
  • Gặp khó khăn khi nói hoặc khi mở miệng
  • Khó thở, có cảm giác vướng mắc ở cổ họng nghiêm trọng
  • Đau họng lan sang đau tai, cổ
  • Cứng cổ
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Khạc ra nhiều đờm, nước bọt có dính máu
  • Miệng lưỡi chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Xuất hiện bướu ở cổ
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sụt cân bất thường.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau rát họng khó nuốt

Đa phần các nguyên nhân khiến tình trạng đau rát họng khó nuốt phát sinh thường không quá mức tạp. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau cùng với biểu hiện khó nuốt bằng một số phương pháp chăm sóc và điều trị sau:

1. Sử dụng đồ uống ấm làm dịu chứng đau rát họng khó nuốt

Trong thời gian mắc bệnh, việc kiên trì sử dụng một số đồ uống ấm như nước ấm, trà thảo mộc, trà gừng chanh mật ong, nước canh ấm… có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau rát họng khó nuốt.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không được sử dụng đồ uống quá nóng. Bởi điều này có thể làm nặng hơn tình trạng tổn thương hầu họng. Đồng thời gây bỏng và làm nặng hơn tình trạng đau rát. Để phòng ngừa, bạn có thể kiểm tra độ nóng trước khi sử dụng bất kỳ loại thức uống nào.

Sử dụng đồ uống ấm làm dịu chứng đau rát họng khó nuốt
Sử dụng đồ uống ấm làm dịu chứng đau rát họng khó nuốt

2. Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm giảm đau rát họng khó nuốt

Các hoạt chất tồn tại trong nước muối có khả năng làm dịu nhanh cơn đau tại cổ họng và cải thiện cảm giác khó nuốt, giúp các hoạt động ăn uống diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó những hoạt chất này còn có khả năng chống sưng, sát trùng, kháng khuẩn và làm giảm những vấn đề liên quan đến viêm nhiễm.

Do đó ngay khi có cảm giác đau rát họng khó nuốt người bệnh có thể súc miệng cùng với nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày.

Nguyên liệu:

  • Muối trắng
  • Nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Cho 3 gram muối vào ly chứa 200ml nước ấm
  • Sử dụng muỗng khuấy đều cho đến khi muối tan hết
  • Sử dụng nước muối ấm vừa pha để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

3. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích giúp hỗ trợ điều trị đau rát họng khó nuốt

Những người có dấu hiệu đau rát họng khó nuốt cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá, ngưng sử dụng rượu bia và các chất kích thích để hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương, kiểm soát triệu chứng và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh.

Bởi rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích đều là những sản phẩm có khả năng tác động, làm tổn thương niêm mạc. Đồng thời kích thích và khiến mô mềm ở ống thức ăn, ở miệng và ở cổ họng bị kích ứng. Từ đó khiến cơn đau tại vùng cổ họng và cảm giác khó nuốt trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Súc miệng với giấm táo pha loãng giúp giảm đau, cải thiện chứng khó nuốt

Trong giấm táo chứa một hàm lượng lớn acid acetic. Chất này khi tiếp xúc với cổ họng sẽ giúp người bệnh sát trùng, giảm viêm, ức chế sự phát triển và hoạt động gây bệnh của vi khuẩn. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát kèm cảm giác khó nuốt.

Súc miệng với giấm táo pha loãng
Súc miệng với giấm táo pha loãng giúp giảm đau, cải thiện chứng khó nuốt

Nguyên liệu:

  • Giấm táo
  • Nước ấm

Cách thực hiện:

  • Hòa tan 2 muỗng cà phê giấm táo cùng với 250ml nước ấm
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước giấm táo loãng để súc miệng mỗi ngày hai lần.

Lưu ý an toàn:

  • Người bệnh không nên sử dụng nước giấm táo nguyên chất hoặc chỉ hòa tan giấm táo với một lượng nước nhỏ. Bởi điều này có thể khiến men răng bị hư hại. Đồng thời niêm mạc hầu họng bị kích ứng do nồng độ acid cao.

5. Giảm đau họng bằng cách tắm nước ấm

Tình trạng sưng viêm, đau rát cổ họng và cảm giác khó nuốt có thể nhanh chóng thuyên giảm khi bạn tắm với nước ấm. Tác dụng này được thành lập là do hơi nóng bốc lên vùng mũi họng có tác dụng thông họng, thông mũi, làm dịu niêm mạc, giảm kích ứng, cải thiện cảm giác đau và khó nuốt.

6. Sử dụng mật ong và quất cải thiện chứng đau rát họng khó nuốt

Quả quất có khả năng cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, loại bỏ dịch đờm ứ, sát khuẩn, chống viêm và cải thiện tình trạng đau rát. Nguyên nhân là do trong loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C cùng acid citric.

Mật ong nguyên chất chứa nhiều chất chất chống oxy hóa,  vitamin C cùng các khoáng chất có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm kích ứng, giúp chữa lành tổn thương và kiểm soát cơn đau tại cổ họng.

Ngoài ra một số thành phần khác được tìm thấy trong mật ong còn có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, cải thiện tình trạng nuốt khó, nuốt đau. Từ đó giúp các hoạt động ăn uống diễn ra suôn sẻ hơn.

Nguyên liệu:

  • 3 quả quất chín
  • 15 – 20ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và bổ đôi quả quất
  • Cho quất vào mật ong nguyên chất vào chén
  • Mang hỗn hợp hấp cách thủy từ 15 – 20 phút
  • Đợi đến khi bớt nóng thì uống cả nước và ăn cái
  • Thực hiện mỗi ngày một lần để bệnh lý nhanh chóng được kiểm soát.
Sử dụng mật ong và quất cải thiện chứng đau rát họng khó nuốt
Sử dụng mật ong và quất cải thiện chứng đau rát họng khó nuốt

7. Sử dụng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày kiểm soát chứng khó nuốt và đau họng

Đối với những trường hợp bị đau rát họng khó nuốt, sưng, viêm họng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể sử dụng thuốc đặc trị bệnh lý nguyên nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường để điều trị khó nuốt và đau họng do trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bệnh nhân một đơn thuốc chứa các loại thuốc gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2.

8. Dùng thuốc xịt họng kiểm soát cảm giác khó nuốt và đau rát cổ họng

Những loại thuốc xịt họng không kê đơn có tác dụng làm tê cổ họng. Từ đó giúp bệnh nhân khôn bị đau và dễ dàng hơn trong việc thực hiện hoạt động nhai nuốt.

9. Chữa cổ họng đau và khó nuốt bằng thuốc chống viêm không kê đơn

Để cải thiện nhanh triệu chứng đau rát họng, sưng, viêm, đồng thời giúp hoạt động ăn uống diễn ra tốt hơn, người bệnh có thể thêm các loại thuốc chống viêm không kê đơn vào quá trình chữa bệnh.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và mức độ an toàn, người bệnh nên áp dụng đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chữa cổ họng đau và khó nuốt bằng thuốc chống viêm không kê đơn
Chữa cổ họng đau và khó nuốt bằng thuốc chống viêm không kê đơn

Mặc dù đau rát họng khó nuốt có thể xảy ra dai dẳng khiến người bệnh khó chịu nhưng tình trạng này thường không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể dễ dàng kiểm soát cơn đau và cảm giác khó nuốt tại nhà.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, cơn đau và chứng khó nuốt có thể kéo dài từ 5 -7 ngày. Tuy nhiên bạn cần đến cơ sở y tế khi triệu chứng kéo dài và không được kiểm soát bằng biện pháp tại nhà.

Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn...

Viêm họng ở trẻ em: Cha mẹ cần nhận biết và điều trị bệnh kịp thời

Đau ở cổ họng, ngứa rát, khó nuốt,... là triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường hay mắc phải....

Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc đông y

Các bài thuốc chữa viêm họng hạt từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. Người bệnh...

Thông tin về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát...

Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Tình trạng sưng viêm khiến cổ họng bị đau rát và khó khăn khi nói chuyện. Ngoài việc sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.