9 căn bệnh gây đau một bên họng bạn cần lưu ý
Một trong những lý do làm chúng ta thường xuyên phải gặp bác sĩ là bệnh đau họng. Hầu hết trường hợp bị đau họng là do dị ứng, cảm lạnh hoặc cảm cúm. Đau họng thường làm cho người bệnh có cảm giác đau và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên khi cơn đau họng chỉ xuất hiện một bên thì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng hoặc chứng bệnh khác.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích 9 nguyên nhân có thể gây đau cổ họng một bên. Những thông tin này đã được chúng tôi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
9 căn bệnh gây đau một bên họng thường gặp nhất
Khi bị đau một bên họng bạn không nên chủ quan vì đó có thể là triệu chứng của một trong các bệnh sau:
1. Sưng hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết trong cơ thể hoạt động như một bộ lọc, giúp xác định và tấn công các vi trùng, cụ thể là virus và vi khuẩn, trước khi chúng lây nhiễm sang các khu vực khác. Khi thực hiện hoạt động này, hạch bạch huyết sẽ bị sưng lên và gây ra cảm giác đau.
Các hạch bạch huyết gần cổ họng nhất là ở hai bên cổ. Các hạch này có thể gây ra cảm giác đau nhức khi chúng bị sưng hoặc viêm.
Việc mắc nhiều bệnh và nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng các hạch bạch huyết bị sưng. Thỉnh thoảng, chỉ có một bộ phận nhỏ của khu vực này bị đau cũng có thể làm đau họng một bên.
Dưới đây là một số trường hợp có thể làm cho hạch bạch huyết bị sưng:
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- Nhiễm trùng tai
- Nhiễm trùng ở 1 chiếc răng, bệnh áp xe răng
- Bệnh bạch cầu đơn nhân
- Nhiễm trùng da
- Bệnh ung thư
- Bệnh HIV
2. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Nhiều bệnh xuất hiện do virus thông thường có thể gây đau họng như cảm lạnh, cảm cúm. Trong những trường hợp đó cũng có thể gặp phải chứng đau cổ họng ở một bên.
Khi mũi bị tắc nghẽn, chất nhầy và chất lỏng sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau. Tình trạng dòng chảy liên tục có thể kích thích cổ họng, gây trầy xước và có cảm giác đau nhức.
Lúc này một phần cổ họng sẽ trở nên khó chịu do mất nước. Điều này có thể làm cho một bên bị khô và viêm nhiễm.
Thuốc kháng sinh không thể điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng bệnh do virus. Vậy nên nếu bị cảm lạnh, cảm cúm hay một bệnh xuất hiện do virus gây ra triệu chứng đau họng, việc điều trị chỉ có thể là nghỉ ngơi và truyền dịch.
3. Bệnh viêm Amidan
Bệnh viêm amidan được mô tả là tình trạng viêm một hay nhiều amidan. Tình trạng này xảy ra khi các amidan nằm ở phía sau cổ họng, bị vi khuẩn hay virus tấn công làm chúng bị nhiễm trùng hoặc viêm.
Khi amidan bị nhiễm trùng có thể gây đau một bên, kèm theo triệu chứng sốt, khó nuốt và thở gấp.
Bệnh viêm amidan thường được khắc phục bằng cách dùng thuốc kháng sinh.
4. Áp xe phúc mạc
Một áp xe được ví như một khối chứa đầy mủ trong mô. Nó thường bắt nguồn từ việc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Áp xe phúc mạc hình thành ở các mô gần amidan, thường xuất hiện khi viêm amidan đã nghiêm trọng và không được điều trị. Tình trạng này gây đau dữ dội ở một bên bên cổ họng. Đồng thời cũng gây sốt, sưng hạch và khó nuốt.
Bệnh nhân bị áp xe phúc mạc cần được chăm sóc bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong một vài trường hợp có thể làm cản trở quá trình hô hấp.
Áp xe có thể được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ.
5. Tổn thương ở cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương vùng phía sau miệng và cổ họng, bao gồm:
- Bỏng do dùng thức ăn nóng hoặc uống nước nóng
- Dùng thực phẩm cứng, sắc cạnh như: khoai tây chiên, bánh quy.
- Đặt nội khí quản, tức là đặt ống xuống cổ họng để hỗ trợ hoạt động hô hấp.
Xúc miệng bằng nước muối có thể làm giảm triệu chứng đau một bên cổ họng do trầy xước hoặc bỏng.
6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là cách để chỉ tình trạng hoạt động của axit dạ dày, tức là việc quay ngược lại của thức ăn lên thực quản.
Trào ngược dạ dày thường xảy ra nhiều vào buổi tối và khi nằm. Nếu axit dạ dày trào ngược khi nằm nghiêng thì có thể gây đau ở một bên họng.
Các triệu chứng khác của hội chứng trào ngược dạ dày bao gồm:
- Đau hoặc rát ở giữa ngực
- Có cảm giác cấn, nghẹt ở cổ họng
- Khàn tiếng
- Ho khan
- Nóng rát ở trong miệng
Nếu hội chứng trào ngược dạ dày không được chữa sớm sẽ làm phá hủy ống dẫn thức ăn và cổ họng. Việc điều trị căn bệnh này hiện nay là dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.
7. Bệnh tay chân miệng
Đơn giản như tên gọi, căn bệnh do virus thường hình thành những thương tổn xảy ra ở tay, chân và miệng. Những vết loét có thể phát triển ở vùng phía sau miệng, gần hai bên cổ họng và một bên có thể bị chịu tác động nhiều hơn bên kia.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng có thể phát triển ở trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành.
Biện pháp điều trị được các chuyên gia đề nghị là nghỉ ngơi, truyền dịch và dùng thuốc không kê đơn để giảm đau. Tuy nhiên, bệnh có thể làm mất nước đối với trẻ nhỏ. Trường hợp mất quá nhiều nước thì phải đi gặp bác sĩ.
8. Tổn thương dây thanh âm
Nói quá nhiều hoặc nói to quá mức có thể dẫn đến tổn thương hoặc gây ra những vết loét trên dây thanh âm. Tổn thương có thể hình thành ở một bên, khiến cho một vùng cổ họng bị đau.
Một người bị tổn thương thanh âm có thể nhận biết qua giọng nói của họ, chẳng hạn như khàn tiếng.
Tổn thương dây thanh âm có thể điều trị được. Hạn chế nói và dùng liệu pháp thanh âm là cách điều trị thông thường để điều chỉnh tổn thương ở dây thanh âm. Trong một vài trường hợp, phải dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
9. Xuất hiện những khối u
Đây là nguyên nhân ít gặp. Những khối u có thể ảnh hưởng đến vùng họng cũng như các vùng xung quanh. Khối u có thể lành tính hoặc ác tính.
Khối u xuất hiện có thể làm đau nhức một bên cổ họng. Vị trí khối u có thể ở sau cổ họng, sau lưỡi, trong thanh quản. Các nhà khoa học cũng hay gọi chung là các bộ phận của thanh quản.
Thông thường những khối u cũng có thể dẫn đến những triệu chứng bất thường, không xảy ra với các trường hợp nhiễm trùng hoặc các bệnh thường gặp.
Những dấu hiệu có thể gặp bao gồm:
- Một khối u ở cổ
- Giọng bị khàn
- Thở khò khè
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm
- Có dấu hiệu ho liên tục
Trường hợp nào thì cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bị đau một bên cổ họng thì nguyên nhân thường là do nhiễm virus, cụ thể là do bệnh cảm lạnh. Nhưng bạn nên đi khám bác sĩ khi gặp các trường hợp sau:
- Đau họng làm cho bạn không thể ăn hoặc uống
- Triệu chứng đau họng kéo dài hơn 7 ngày
- Khi các hạch bạch huyết sưng to thì dấu hiệu của bệnh viêm họng mới giảm.
- Khó thở và hay có cảm giác nghẹn ở cổ họng.
- Việc nuốt gặp nhiều khó khăn
- Lên cơn sốt
- Xuất hiện mủ ở phía sau cổ họng
- Xuất hiện những cơn đau trên toàn bộ cơ thể hoặc đau khớp.
- Bị đau tai
- Phát ban
- Chảy máu trong miệng
- Ho ra máu
- Xuất hiện bướu ở cổ
- Bệnh đau họng tái phát
- Có dấu hiệu khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần
Việc nguyên nhân làm đau một bên họng cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Biểu hiện trên có thể là một trong những bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thể tự điều trị. Chính vì vậy ngay khi có dấu hiệu bệnh thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- 9+ Cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất
- 8 loại trà tốt cho người bị đau họng, giảm đau nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!