Nuốt nước bọt đau họng (bên trái hoặc phải) là bị gì?

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng bên phải hay bên trái đều có liên quan đến dây thần kinh, những cơ quan tồn tại trong cổ họng và trong ống dẫn thức ăn. Tình trạng này xảy ra và thường tiến triển mạnh do một số bệnh lý phổ biến như viêm nắp thanh quản, viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra đau họng khi nuốt nước bọt còn xuất hiện khi trong cổ họng có khối u ác tính hoặc bị tổn thương.

Nuốt nước bọt đau họng bên trái, bên phải là bị gì?

Tình trạng nhiễm trùng hầu họng và một số bệnh lý liên quan có thể tác động khiến cho ống dẫn thức ăn và cổ họng bị tắc nghẽn và bị viêm. Điều này khiến cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau họng bên trái, phải khi nuốt nước bọt hoặc khó nuốt.

Tùy thuộc vào mức độ đau rát cổ họng và những biểu hiện đi kèm, nguyên nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt xuất hiện có thể là một trong những bệnh lý, vấn đề sau:

Nuốt nước bọt đau họng (bên trái hoặc phải) là bị gì?
Tìm hiểu nuốt nước bọt đau họng bên trái hoặc bên phải là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

1. Bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng còn được gọi là nhiễm trùng họng. Theo các chuyên gia, viêm họng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt.

Bệnh viêm họng không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà. Bên cạnh đó bệnh thường không để lại những tổn thương về sau cũng như các di chứng.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp viêm họng do hầu họng bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên sớm thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa vi khuẩn lây lan đến những cơ quan lân cận và gây bệnh.

Bên cạnh hiện tượng nuốt nước bọt đau họng, những người bị viêm họng còn nhận thấy một số biểu hiện khác xuất hiện trên cơ thể và vùng cổ họng. Bao gồm:

  • Có cảm giác đau nhiều ở vòm miệng
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết. Đồng thời bệnh nhân có biểu hiện đau rát ở bên phải, bên trái hoặc ở cả hai bên cổ
  • Xuất hiện một hoặc nhiều mảng có màu trắng trên amidan
  • Xuất hiện nhiều đốm đỏ trên vòm miệng.
Viêm họng
Viêm họng là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt

Tham khảo thêm: Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục

2. Bệnh viêm amidan

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường xảy ra khi bạn bị viêm amidan. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng một hoặc cả hai amidan có dấu hiệu nhiễm trùng.

Khi bệnh viêm amidan không được kiểm soát và ngày càng trở nặng, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau rát xảy ra ở cổ họng ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều này gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống.

Viêm amidan được xác định là một bệnh truyền nhiễm. Bởi nguyên nhân khiến bệnh lý hình thành và phát triển là do cơ thể và vùng hầu họng bị virus xâm nhập. Ngoài ra bệnh viêm amidan còn có nguy cơ khởi phát cao khi vị trí này vi khuẩn xâm nhập hoặc đây có thể là hệ quả từ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Một số triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện khi bạn bị viêm amidan:

  • Cổ họng có cảm giác đau rát nghiêm trọng khi nuốt nước bọt
  • Sốt cao
  • Cổ hoặc quai hàm bị mềm
  • Amidan sưng to
  • Xuất hiện các đốm có màu vàng hoặc màu trắng trên amidan
  • Miệng xuất hiện mùi hôi thối khó chịu.

3. Bệnh viêm thực quản

Thực quản còn được Y học gọi là ống dẫn thức ăn. Đây vừa là một con đường vừa là một cơ quan giúp con người đưa lượng thức ăn và chất lỏng vào cơ thể từ miệng đến dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hóa.

Viêm thực quản thể hiện cho tình trạng ống dẫn thức ăn có dấu hiệu viêm và đau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm thực quản xuất hiện là do trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Bởi khi bị trào ngược dạ dày, lượng axit có thể di chuyển từ dạ dày lên thực quản và gây bệnh.

Bên cạnh đó lượng axit trào ngược từ dạ dày có thể tác động lên cổ họng và khiến bệnh nhân bị đau họng kéo dài. Đồng thời khiến cổ họng bị viêm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Ngoài tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, những người bị viêm thực quản còn thường xuyên đối mặt với các triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau tức ngực
  • Ho
  • Ợ chua hoặc ợ nóng
  • Đau bụng
  • Giọng khàn
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
Viêm thực quản
Viêm thực quản thể hiện cho tình trạng ống dẫn thức ăn có dấu hiệu viêm và đau

4. Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản được xác định là một trong những dạng nhiễm trùng cổ họng dễ xảy ra. Bệnh hình thành và phát triển khiến vùng thượng vị bị viêm. Vùng thượng vị là vạt sau của cổ họng. Bộ phận này mang nhiệm vụ ngăn cản các loại thức ăn, thức uống đi xuống khí quản.

Bệnh viêm nắp thanh quản xuất hiện làm phát sinh nhiều triệu chứng và vấn đề khó chịu sau:

  • Nuốt nước bọt đau họng
  • Chảy nước dãi
  • Khó nuốt
  • Nuốt vướng
  • Giọng khàn
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Khi ngồi thẳng hoặc khi nghiêng về phía trước, người bênh sẽ có cảm giác viêm đau cổ họng.

5. Chấn thương vùng họng

Chấn thương vùng họng là vấn đề ít khi xảy ra. Tuy nhiên vấn đề này có thể khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát nghiêm trọng tại vùng cổ họng, đặc biệt là khi nuốt nước bọt.

Việc ăn một món ăn quá nóng hoặc sử dụng đồ uống nóng có thể khiến những vị trí bên trong vùng cổ họng và thực quản gặp vấn đề do bỏng. Tình trạng bỏng rát làm tăng nguy cơ hình thành các vết xước, tổn thương tại vùng cổ họng. Đồng thời khiến thực quản bị viêm.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm, món ăn cứng, thực phẩm có góc cạnh, có thể làm tăng mức độ ma sát giữa niêm mạc hầu họng và thức ăn. Từ đó gây chấn thương.

Phục thuộc vào vị trí bị tổn thương, tổn thương thực thể và mức độ nghiêm trọng, một bên cổ họng của người bệnh có thể bị đau, bị sưng và có vết xước. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, có mức độ nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể thường xuyên xuất hiện, đau nặng nề, dai dẳng và đau sâu trong cổ họng.

Chấn thương vùng họng
Chấn thương vùng họng gây đau rát nghiêm trọng tại vùng cổ họng khi nuốt

6. Nhiễm trùng nấm men

Trong trường hợp cổ họng, ống dẫn thức ăn và miệng bị nhiễm trùng nấm men, người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng cổ họng xuất hiện cảm giác đau rát và khó chịu khi nuốt nước bọt.

Trong tất cả các loại nấm men, nấm Candida là loại nấm thường gặp, có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Sau đó sinh sôi và khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu. Cụ thể như:

  • Mất vị giác
  • Nhiều mảng bám có màu trắng xuất hiện trên lưỡi
  • Đỏ ở khóe miệng.

Tham khảo thêm: Bị đau họng nên ăn trái cây gì giảm nhanh triệu chứng?

7. Bệnh ung thư vòm họng

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng được xác định là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm. Việc không sớm kiểm soát có thể khiến bệnh nhân bị tử vong. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng thanh quản (hộp giọng nói), amidan bị viêm hay cổ họng (bên trong vùng hầu họng) có khối u ác tính đang phát triển.

Những tế bào tồn tại trong cổ họng bị rối loạn, hoạt động và phát triển bất thường dẫn đến đột biến gen là nguyên nhân khiến bệnh ung thư vòm họng xảy ra và tiến triển theo chiều hướng xấu.

Hiện tượng đột biến gen khiến những tế bào gặp vấn đề, rối loạn và phát triển một cách không kiểm soát. Lâu ngày những tế bào này tích lũy và khiến khối u phát sinh trong cổ họng.

Ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Bởi các tế bào ung thư có thể phát triển, di căn sang các hạch bạch huyết và nhiều cơ quan lân cận. Đồng thời tác động và đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Những dấu hiệu giúp bệnh nhân nhận biết sớm bệnh ung thư vòm họng, gồm:

  • Khi nuốt nước bọt nhận thấy đau rát cổ họng nghiêm trọng
  • Trong cổ họng có khối u đang hình thành và phát triển khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt
  • Sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân
  • Ngạt mũi, chảy mũi
  • Ho có đờm
  • Ù tai
  • Khản tiếng
  • Đau đầu
  • Nổi hạch bạch huyết kèm theo cảm giác đau đớn ở hai bên họng.

Ngoài những vấn đề và bệnh lý nêu trên, tình trạng nuốt nước bọt đau họng còn có thể phát sinh và thường xuyên tái phát khi cổ họng bị dị tật bẩm sinh. Một số dị tật bẩm sinh thường thấy gồm hở màn hầu, lưỡi to, sứt môi…

Bệnh ung thư vòm họng
Nuốt nước bọt đau họng được xác định là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư vòm họng

Biện pháp xử lý tình trạng nuốt nước bọt đau họng tại nhà

Nhìn chung, tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt thường phát sinh từ những nguyên nhân không phát phức tạp. Chính vì thế, tình trạng này thường dễ xử lý và có thể nhanh chóng được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Bao gồm:

1. Sử dụng nước muối sinh lý cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng

Cả nước muối sinh lý và nước muối ấm đều có khả năng đều có khả năng làm dịu niêm mạc họng và cải thiện nhanh tình trạng đau rát hay ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp se khít vết xước tại niêm mạc họng và rút ngắn thời gian chữa lành những tổn thương.

Bên cạnh đó các hoạt chất được tìm thấy trong nước muối còn có khả năng chống sưng, sát khuẩn, giảm viêm nhiễm, ức chế hoạt động gây bệnh của các tác nhân.

Chính vì thế khi bạn mắc phải tình trạng nuốt nước bọt đau họng do viêm amidan, viêm họng hoặc một số bệnh viêm nhiễm hầu họng khác, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm súc miệng nhiều lần trong ngày.

Nguyên liệu:

  • 3 gram muối
  • 200ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Cho toàn bộ lượng muối đã chuẩn bị vào cốc nước ấm
  • Khuấy đều cho đến khi muối tan hết
  • Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày. Trước khi súc miệng với nước muối bạn nên đánh răng sạch sẽ
  • Người bệnh áp dụng cách sử dụng nước muối sinh lý cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

2. Cải thiện tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng đồ uống ấm

Việc thường xuyên sử dụng một số đồ uống ấm như trà ấm, nước canh ấm, nước ấm… có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng nuốt nước bọt đau họng. Đồng thời làm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy cổ họng.

Người bệnh cần lưu ý chỉ nên sử dụng đồ uống ấm, không sử dụng đồ uống nóng. Bởi điều này có thể khiến niêm mạc cổ họng bị bỏng, hình thành vết thương và gia tăng mức độ đau rát cổ họng. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể kiểm tra độ nóng của nước trước khi sử dụng.

Cải thiện tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng đồ uống ấm
Cải thiện tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng đồ uống ấm

3. Làm giảm tình trạng nuốt nước bọt đau họng bằng cách tắm với nước nóng

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng, viêm, sưng phồng và ngứa ngáy cổ họng có thuyên giảm khi bạn tắm với nước ấm. Bên cạnh đó việc thường xuyên tắm với nước ấm còn giúp bạn thông mũi họng, làm loãng đờm. Đồng thời hỗ trợ quá trình đào thải dịch tiết hô hấp ra khỏi cổ họng.

Tham khảo thêm: Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Cách trị nhanh

4. Hỗ trợ làm giảm đau rát cổ họng, viêm sưng bằng cách ngưng hút thuốc lá, rượu bia và chất kích thích

Những người thường xuyên bị đau rát cổ họng nghiêm trọng do nuốt nước bọt cần ngưng hút thuốc lá, không tiếp tục sử dụng rượu bia và chất kích thích. Bởi việc thường xuyên sử dụng những sản phẩm này có thể khiến niêm mạc và mô mềm ở cổ họng, miệng và ống dẫn thức ăn bị kích thích.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể gia tăng mức độ tổn thương niêm mạc họng, kích thích phản ứng viêm và cản trở quá trình điều trị bệnh. Từ đó khiến tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt phát triển theo chiều hướng xấu.

5. Cách giảm đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng trà gừng mật ong

Để cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng, người bệnh có thể uống trà gừng mật ong ấm từ 1 – 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.

Theo Y học cổ truyền, gừng mang đặc tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ấm cổ họng, làm dịu tổn thương tại hầu họng. Ngoài ra loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng giảm đau, giảm viêm, hạn chế kích ứng niêm mạc họng và ức chế hoạt động gây bệnh của vi khuẩn.

Theo Y học hiện đại, hợp chất Gingerol và nhiều hoạt chất trong gừng có khả năng đẩy lùi tình trạng viêm ở hầu họng, chống oxy hóa, kháng virus và tiêu viêm. Đồng thời giúp tiêu đờm và ức chế hoạt động gây nhiễm trùng của vi khuẩn.

Mật ong nguyên chất chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngoài ra loại nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng làm dịu tổn thương và cảm giác đau nhói tại vùng cổ họng. Đồng thời giảm viêm và giúp loại bỏ vi khuẩn.

Cách giảm đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng trà gừng mật ong
Cách giảm đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt bằng trà gừng mật ong

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Gừng mang đi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát
  • Cho gừng vào tách chứa 300ml nước sôi, tiến hành hãm gừng trong 20 phút
  • Thêm 10 – 15ml mật ong nguyên chất vào tách, khuấy đều cho tan
  • Ăn gừng và uống trà gừng mật ong khi còn ấm để gia tăng hiệu quả chữa bệnh.

6. Làm dịu niêm mạc, giảm đau rát cổ họng khi nuốt bằng nước chanh mật ong

Vitamin C là thành phần chính của chanh. Thành phần này có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân nâng cao sức đề kháng, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó giúp phòng ngừa virus, vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể.

Ngoài ra vitamin C và các chất chống oxy hóa trong chanh còn có tác dụng chống viêm và sát khuẩn mạnh. Đồng thời cải thiện tình trạng ngứa họng, viêm sưng và nuốt nước bọt đau họng.

Nguyên liệu:

  • Một quả chanh tươi
  • 20ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi quả chanh, vắt lấy nước cốt
  • Cho mật ong nguyên chất cùng nước cốt chanh vào tách, thêm 300ml nước ấm
  • Khuấy đều để mật ong và nước cốt chanh tan hết
  • Người bệnh uống nước chanh mật ong khi còn ấm để làm dịu niêm mạc, giảm đau rát cổ họng
  • Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 3 ngày.

7. Giảm đau rát cổ họng, chống viêm, làm mát niêm mạc bằng lá bạc hà

Theo kết quả nghiên cứu, lá bạc hà chứa một lượng lớn hoạt chất menthol. Hoạt chất này khi được đưa vào cơ thể và thông qua cổ họng sẽ phát huy tác dụng giảm đau, ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp làm mát niêm mạc họng và chống viêm.

Ngoài ra lá bạc hà còn chứa axit rosmarinic và nhiều hoạt chất có lợi khác với khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập và chống lại yếu tố gây dị ứng. Đồng thời làm giảm nguy cơ bùng phát cơn hen cấp.

Giảm đau rát cổ họng, chống viêm, làm mát niêm mạc bằng lá bạc hà
Giảm đau rát cổ họng, chống viêm, làm mát niêm mạc bằng lá bạc hà

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá bạc hà.

Thực hiện cách 1:

  • Rửa sạch lá bạc hà
  • Tiến hành hãm lá bạc hà trong 300ml nước sôi
  • Sau 20 phút, uống từng ngụm trà bạc hà để những tinh chất trong loại thảo dược này ngấm sâu vào cổ họng. Từ đó phát huy tác dụng giảm đau họng khi nuốt nước bọt
  • Người bệnh uống trà bạc hà từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Thực hiện cách 2: 

  • Rửa sạch lá bạc hà
  • Cho vào lá bạc hà một vài hạt muối, sau đó nhai trực tiếp
  • Nhai kỹ, ngậm và nuốt nước bạc hà, nhả bỏ phần bã
  • Người bệnh nhai lá bạc hà điều trị đau rát cổ họng khi nuốt, chống viêm, làm mát niêm mạc từ 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần một nhúm nhỏ lá bạc hà.

8. Sử dụng thuốc điều trị nuốt nước bọt đau họng

Để điều trị viêm sưng, ngứa ngáy và đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, người bệnh có thể  sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không kê đơn: Để cải thiện nhanh cảm giác nuốt nước bọt đau họng, ức chế hoạt động của vi khuẩn, điều trị viêm và sưng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ phù hợp với những trường có cơn đau và viêm từ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp không thể cải thiện bệnh lý, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng về việc sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm dựa trên từng nguyên nhân cụ thể.
  • Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày: Đối với những bệnh nhân có cổ họng bị đau rát,nuốt đau, viêm sưng và thường xuyên ngứa ngáy do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày để khắc phục bệnh nguyên nhân. Vì thế người bệnh có thể đưa một số loại thuốc đặc trị trào ngược dạ dày như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2 vào quá trình điều trị bệnh.
  • Thuốc xịt họng: Đối với những trường hợp nuốt nước bọt đau họng do các nguyên nhân thông thường, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc xịt họng để kiểm soát triệu chứng. Tác dụng chính của loại thuốc này là làm tê ở cổ họng. Từ đó giúp người bệnh giảm đau rõ rệt và dễ dàng hơn trong việc nuốt nước bọt hay ăn uống.
Sử dụng thuốc điều trị nuốt nước bọt đau họng
Sử dụng thuốc điều trị nuốt nước bọt đau họng

Tham khảo thêm: 9 loại tinh dầu trị đau họng được nhiều người áp dụng

Nuốt nước bọt đau họng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần đa, tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường phát sinh từ những vấn đề không quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản, chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên tồn tại một số ít trường hợp, nguyên nhân khiến tình trạng nuốt nước bọt đau họng phát sinh là do các bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng và phức tạp như ung thư vòm họng… người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để được điều trị y tế ngay lập tức.

Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán khi mắc phải những trường hợp sau:

  • Nhiều mảng trắng hình thành và lan rộng ở phía sau cổ họng
  • Tình trạng nuốt nước bọt đau họng xuất hiện dai dẳng và kéo dài trên 7 ngày
  • Triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn hoặc không thể thuyên giảm mặc dù đã kiên trì áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị tại nhà.
  • Tình trạng nuốt nước bọt đau họng xuất hiện  kéo dài hoặc thường xuyên tái phát nhưng không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Đặc biệt ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng được liệt kê dưới đây, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện:

  • Cổ họng sưng to
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Nước dãi chảy bất thường
  • Không thể mở miệng hoặc gặp nhiều khó khăn khi mở miệng.
Khám bác sĩ khi tình trạng nuốt nước bọt đau họng xuất hiện dai dẳng và kéo dài
Khám bác sĩ khi tình trạng nuốt nước bọt đau họng xuất hiện dai dẳng và kéo dài trên 7 ngày

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường không gây nguy hiểm, phát sinh từ những nguyên nhân không quá phức tạp và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà. Tuy nhiên tồn tại một số trường hợp ít gặp, đau họng khi nuốt có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế bạn nên đến cơ sở y tế và khám chữa bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa khi triệu chứng kéo dài trên 7 ngày hoặc không thể kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Amidan sưng hạch nguy hiểm như thế nào?

Viêm amidan sưng hạch là bệnh lý thường gặp và gây ra các triệu chứng như đau rát cổ họng,...

Chi phí cắt amidan tại các bệnh viện lớn hiện nay 2021

Chi phí cắt amidan tại các bệnh viện thường không giống nhau bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều...

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân...

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh: điều trị và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng mùa lạnh (viêm mũi dị ứng theo mùa) xảy ra khi không khí và độ ẩm...

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay chủ yếu tập trung vào mục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *