Mật Ong - Vị Thuốc Dân Gian Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Mật ong được ví như thần dược thiên nhiên với nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Không chỉ biết đến với công dụng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mật ong còn góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thường gặp như: ho, cảm cúm, viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da,… Đặc biệt, nhờ có các acid hữu cơ, khoáng chất và vitamin, loại dược liệu này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe sau khi hết ốm.

mật ong
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến mật ong và những bài thuốc theo kinh nghiệm của dân gian

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Phong mật, Phong đường, Bách hoa cao, Bách hoa tinh,…
  • Tên khoa học: Mel
  • Họ: Ong mật (Apidae)

Đặc biệt sinh thái của mật ong

+ Mô tả mật ong:

Mật ong được tạo từ những chất ngọt do ong thợ thu thập từ những phấn hoa của hoa. Đây là một loại chất tinh khiết không có bất kỳ sự gia giảm bất kỳ chất nào, kể cả nước và đường.

Mật ong mang vị ngọt thanh, mùi thơm, hơi dính nhớt, với nhiều màu sắc từ trong suốt đến nâu đen. Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và có độ trong nhất định. Khi sang đông, mật ong thường có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti và sánh lại. Tùy vào từng khu vực cụ thể mà mật ong có những sự thay đổi khác nhau.

+ Khu vực phân bố:

Mật ong phân bố khá rộng rãi ở một số địa phương, không chỉ được sử dụng để làm gia vị mà còn được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Ngoài việc khai thác mật hay sáp ong tự nhiên, nhiều công ty được thành lập nuôi ong để lấy mật theo quy mô công nghiệp.

mô tả đặc điểm mật ong
Mật ong được tạo từ những chất ngọt do ong thợ thu thập từ những phấn hoa của hoa

Bộ phận dùng, thu hoạch, chế biến và cách bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Mật ong, sáp ong đều có thể dùng để làm dược liệu.

+ Thu hoạch:

Thu hoạch mật ong quang năm, nhưng thời điểm thích hợp để thu lấy mật là vào mùa xuân – hạ (khoảng tháng 2 đến tháng 4).

Đối với người sành nghề lấy mật ong thiên nhiên, họ sẽ xem bụng ong để biết chính xác tổ mật ong đó đã đủ mật để thu hoạch hay là chưa. Nếu bụng ong có màu vàng óng là tồ đầy mật. Bụng ong có màu vàng nhạt là tổ mới làm và tổ có màu sẫm là đã hết mật.

Để thu hoạch mật ong, người đi lấy mật ong thường mang theo rễ gừa. Dùng rễ gừa để đốt lấy khói hun lùa vào tổ ong. Khi đó, khói gừa có khả năng làm ong cay, khó chịu và bay ra khỏi tổ. Lúc này, cắt tầng sáp của tổ ong để thu lấy mật. Mật ong thu được thường có màu vàng thẫm, kém chất lượng vì chưa qua sơ chế để loại bỏ phần sáp, ấu trùng và một số tạp chất.

Ở một số cơ sở chuyên nuôi ong để lấy mật ở quy mô công nghiệp, thường sử dụng máy ly tâm để lấy mật. Máy móc này giúp tiết kiệm công sức, tăng năng suất cũng như giữ nguyên được tầng sáp, đặc biệt, đảm bảo được chất lượng của mật loại 1.

+ Chế biến: 

Mật ong sau khi thu hoạch cần được qua khâu lọc bỏ tạp chất, ấu trùng và một số tạp chất. Sau đó bào chế mật ong thành nhiều dạng khác nhau như: dạng lỏng, siro hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác nhau.

+ Cách bảo quản:

Bảo quản mật ong trong lọ thủy tinh hoặc chai nhựa và đem cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại. Bởi trong mật ong chữa nhiều acid hữu cơ và đường, dưới tác động của men sẽ khiến hợp chất này chuyển hóa thành acid etylenic. Hợp chất này có khả năng ăn mòn kim loại và khiến mật ong bị biến chất.

Thành phần hóa học của mật ong

Trong mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Đường: glucose, mantose, saccrose, levulose, oligosacarid;
  • Men: diastase, lipase, catalase;
  • Các acid hữu cơ: axit formic, acid panthotenic, acid tartric, acid citric, acid malic, acid oxalic,…;
  • Các khoáng chất và nguyên tố vi lượng: natri, canxi, sắt, kali, magie, kẽm, đồng, crom, clo,…;
  • Vitamin: Vitamin B2, B6, Vitamin PP;
  • Albumin;
  • Các hormone;
  • Chất thơm;
  • Nước.

Tác dụng dược lý của mật ong

+ Theo nghiên cứu của Y học hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Hoạt chất hydro peroxide có trong mật ong khi được pha loãng với dịch cơ thể sẽ có khả năng hoạt động như một chất khử trùng. Tuy nhiên, nếu dẫn chất này không được pha loãng với dịch cơ thể thì không có tác dụng khử trùng (chẳng hạn như: băng vết thương, thoa ngoài da,…);
  • Tác dụng thẩm thấu: Hỗn hợp bão hòa của hai loại monosaccarit trong mật ong có hoạt độ nước thấp. Đa phần các phân tử nước liên kết với đường và mốt số ít vi sinh vật. Do đó, mật ong là môi trường kém của sự hình thành và phát triển của một số vi sinh vật;
  • Tính axit: Độ pH của mật ong thường dao động từ 3,2 – 4,5. Với độ pH tương đối này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn;
  • Chống oxy hóa: Hàm lượng carbohydrate và polyphenol hoạt động như một chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hai hàm lượng này còn có tác dụng làm giảm sự hư hại cho ruột trong ung thư đại tràng;
  • Những tác dụng dược lý khác: Tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư đại tràng, giảm lượng cholesterol có trong máu,…

ĐỌC NGAY: Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không, tại sao?

+ Theo Đông y cổ truyền:

  • Công dụng: Mật ong giúp bổ tỳ vị, chỉ khát, dưỡng huyết, tăng sinh lực, giúp ăn ngon miệng, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế,… Bên cạnh đó, mật ong còn có khả năng giải độc trong trường hợp ngộ độc dược liệu Xuyên ô và Phụ tử.
  • Chủ trì: Mật ong có tác dụng trị các chứng ho mãn tính, ho thông thường, ho ra máu, vết thương trầy xước ngoài da, viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… Đồng thời, mật ong còn giúp tăng cường sức đề khám, bồi bổ sức khỏe sau khi hết ốm.
Tác dụng dược lý của mật ong
Những công dụng nổi bật của mật ong

Tính vị và quy kinh của mật ong

Trong Đông y, mật ong có tính vị và được quy vào các kinh cụ thể sau:

  • Tính vị: Mật ong có vị ngọt, tính bình.
  • Quy kinh: Mật ong được quy vào kinh Tỳ, Phế và Đại trường.

Cách dùng và liều lượng sử dụng mật ong

+ Liều dùng:

Dùng 15 – 30gr/ ngày. Tuy nhiên, liều dùng mật ong có thể thay thế tùy vào từng bài thuốc cụ thể, từng đối tượng. Để biết chính xác liều lượng sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

+ Cách dùng:

Mật ong thường được sử dụng độc vị hoặc kết hợp với một số dược liệu khác ở dạng khô hoặc đắp ngoài da.

Mật ong và những bài thuốc ứng dụng trong cuộc sống

Như vừa được đề cập, mật ong được ứng dụng trong khá nhiều bài thuốc chữa bệnh cho cả người lớn và trẻ em. Hãy tham khảo các bài thuốc được chia sẻ và áp dụng điều trị khi cần thiết:

những bài thuốc từ mật ong
Mật ong có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị chứng ho, cảm cúm, viêm loét dạ dày, tăng cường sức khỏe, bồi bổ sức khỏe,…

1. Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiễm trùng

Mỗi ngày dùng 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Có thể dùng cùng với bánh mỳ hoặc sử dụng để uống với trà, sữa tươi hay các loại đồ ép tươi. Thời điểm thích hợp để sử dụng mật ong là vào mỗi buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

ĐỪNG BỎ LỠ: Mẹo chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi

2. Mật ong giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào

  • Chuẩn bị: 4 thìa mật ong nguyên chất và 1 lòng đỏ trứng gà ta.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu đã được chuẩn bị đánh bông. Dùng phần hỗn hợp vừa được sở chế để ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần vào mỗi buổi sáng sớm.

3. Bài thuốc từ mật ong giúp phục hồi sức khỏe sau khi ốm

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất và bột tam thất.
  • Cách thực hiện: Trộn 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với 3 thìa cà phê bột tam thất để ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần để bồi bổ sức khỏe sau khi khỏi ốm.

4. Mật ong hỗ trợ điều trị cảm cúm

  • Chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất và 3 thìa nước cốt chanh.
  • Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong cốc nước ấm (khoảng 300ml), khuấy đều để hỗn hợp tan đều trong nước. Dùng mỗi ngày 1 – 2 ly để cải thiện bệnh cảm cúm.

5. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị bệnh ho

  • Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi và vài thìa mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch quả chanh tươi với nước mát rồi đem khía theo kiểu múi khế. Sau đó, chế vào trong một chén nhỏ, tiếp tục cho một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ để ngấm toàn bộ quả chanh. Để yên khoảng 1 – 2 giờ, sau đó dùng phần nước cốt để ngậm trị ho.

6. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: Mật ong, bột nghệ đen và bột nghệ vàng.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong chén nhỏ với mỗi vị 1 thìa nhỏ. Trộn đều để thành hỗn hợp sền sệt và dùng hỗn hợp để ăn. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì trong khoảng 1 – 2 tháng.

7. Dùng mật ong để làm lành vùng da bị trầy xước, sưng tấy

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Làm sạch vùng da bị thương bằng nước mát rồi dùng khăn bông khô lau ráo nước. Thoa một lượng mật ong vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị trầy xước, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất có trong mật ong thấm nhanh vào lớp bì.

8. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị tưa lưỡi cho trẻ em do nhiễm nấm Candida albias

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Cho một giọt mật ong nguyên chất vào miệng của trẻ nhỏ. Vì vị ngọt của mật ong, vị giác của trẻ sẽ tiết ra dịch. Đồng thời gia tăng hoạt động đẩy qua đẩy lại của lưỡi, giúp chà sạch nấm trong khoang miệng.

9. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ an thần

  • Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê mật ong.
  • Cách thực hiện: Pha 1 muỗng cà phê mật ong vào ly nước ấm khoảng 200 ml. Khuấy đều tay để mật ong tan hoàn toàn. Uống nước khi còn ấm trước khi đi ngủ.

10. Mật ong giúp trị bệnh cảm lạnh

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất và sữa ấm.
  • Cách thực hiện: Pha 2 thìa mật ong nguyên chất vào ly sữa ấm để dùng. Nếu không có sữa ấm, có thể kết hợp mật ong cùng với nước củ cải hoặc nước chanh đều được.

11. Trị bệnh viêm nướu từ mật ong

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Pha 1 thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm khoảng 300 ml. Dùng nước mật ong pha loãng để súc miệng trị viêm nướu. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng trị chứng chảy máu chân răng, viêm lợi, đau nhức răng.

12. Mật ong hỗ trợ trị chứng táo bón, béo phì

  • Chuẩn bị: 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh.
  • Cách thực hiện: Cho phần mật ong và nước cốt chanh vào một cốc nước ấm. Khuấy đều tay cho hỗn hợp tan đều trong nước. Uống hỗn hợp khi còn ấm vào mỗi buổi sáng vừa mới thức dậy.

HỮU ÍCH: Mẹo chữa táo bón bằng mật ong đơn giản mà hiệu quả

Những đối tượng không nên dùng mật ong

Các đối tượng liệt kê dưới đây tuyệt đối không được mật ong:

  • Các đối tượng dị ứng hay mẫn cảm một số thành phần có trong mật ong tuyệt;
  • Người bị tỳ vị hư hàn (tiêu chảy), thường xuyên bị đầy bụng;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi;
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Đối tượng bị rối loạn chức năng tiêu hóa;
  • Người vừa mới phẫu thuật;
  • Bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc đường máu thấp;
  • Đối tượng bị xơ gan;
  • Bệnh nhân tiểu đường.
những ai có thể dùng mật ong
Tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và phụ nữ đang mang thai

Độc tính và tác hại của mật ong

Nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng không đủ liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đầy bụng, khó tiêu;
  • Tụt huyết áp;
  • Tăng huyết áp;
  • Ngộ độc.

Trên đây chỉ là những tác dụng phụ điển hình và chưa được liệt kê đầy đủ. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng một thời gian và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Một số lưu ý khi sử dụng mật ong

Trước và trong quá trình sử dụng mật ong cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số xấu có thể xảy ra:

  • Nên lựa chọn mật ong rừng nguyên chất, cơ sở phân phối uy tín;
  • Không dùng mật ong trong nhiệt độ cao. Điều này có khả năng khiến mật ong biến chất;
  • Tuyệt đối không được sử dụng mật ong có dấu hiệu hư hỏng. Bởi khi đó, thành phần dưỡng chất của kim loại bị phá hủy. Nếu không may sử dụng phải có thể khiến người dùng bị trúng độc với các biểu hiện như khàn tiếng, nôn mửa, đau bụng,…;
  • Mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Bởi trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên có tính hút nước. Trong quá trình bảo quản nếu bị sơ suất có thể khiến lượng nước trong mật ong tăng lên. Ở trường hợp vượt quá 20%, nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần có trong mật ong bị biến chất;
  • Không sử dụng đồng thời mật ong với các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số trường hợp tương tác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu mật ong cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Hy vọng những thông được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc trong việc cải thiện bệnh lý và bảo vệ sức khỏe. Để biết thêm những công dụng khác, bạn có thể tham khảo một số ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Bồ Công Anh – Tác Dụng Dược Lý Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
  • Râu Ngô – Vị Thuốc Tốt Cho Sức Khỏe

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút