Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Cách trị nhanh

Bị đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên. Triệu chứng này thường không nghiêm trọng và có thể thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u thực quản và ung thư vòm họng. Vì thế, người bệnh cần xem xét và kiểm tra các triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân.

Bị đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên
Bị đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên

Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì?

Tình trạng đau họng nhưng không ho xảy ra phổ biến khi cơ quan hô hấp trên bị vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và có xu hướng thuyên giảm sau 3 – 5 chăm sóc và điều trị y tế.

Tuy nhiên đối với những người bị đau họng nhưng không ho kéo dài hoặc không có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị thông thường, người bệnh cần xem xét các biểu hiện liên quan.

Ngoài ra bạn cần sớm đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân và chữa bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi tình trạng đau họng nhưng không ho kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như khối u thực quản.

Tình trạng đau họng nhưng không ho có thể xuất hiện do một số bệnh lý sau:

1. Bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt được xác định là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. Khác với giai đoạn cấp tính, tình trạng nhiễm trùng mãn tính thường hình thành những triệu chứng có mức độ nhẹ, triệu chứng diễn ra âm thầm và kéo dài dai dẳng.

Thông thường người bị viêm họng hạt ít khi bị ho, sốt hay mệt mỏi mà chỉ có cảm giác đau họng nhẹ kéo dài. Ngoài ra ở những bệnh nhân bị viêm họng hạt, khi tiến hành quan sát trong thành họng sẽ nhận thấy vị trí này xuất hiện nhiều hạt lớn nhỏ khác nhau, có màu đỏ.

Nguyên nhân khiến các hạt xuất hiện trong thành họng là do những tế bào lympho tồn tại ở vị trí này phải hoạt động một cách liên tục để bảo vệ cơ thể và ức chế hoạt động gây nhiễm trùng của vi khuẩn.

Viêm họng hạt
Những người bị viêm họng hạt thường ít khi bị ho, sốt hay mệt mỏi mà chỉ có cảm giác đau họng nhẹ kéo dài

2. Sỏi amidan

Sỏi amidan là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng những thành phần có trong thức ăn và canxi lắng đọng tại các hốc và kẽ của amidan. Đối với những trường hợp vi khuẩn chưa xâm nhập vào cơ thể, sỏi amidan thường không khiến bệnh nhân bị ho hoặc sốt.

Tuy nhiên tình trạng ứ đọng những thành phần có trong thức ăn và canxi tại các hốc và kẽ của amidan có thể gây ra tình trạng sưng viêm tại cơ quan này. Đồng thời khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nghẹn khi nuốt và đau họng.

Để xác định tình trạng đau họng nhưng không ho do sỏi amidan, người bệnh có thể quan sát những tổn thương lâm sàng tại cơ quan này. Khi quan sát bệnh nhân sẽ nhận thấy có nhiều đốm vàng hoặc trắng bám trên amidan.

Sỏi amidan và những triệu chứng đi kèm thường có mức độ nhẹ, dễ kiểm soát và điều trị. Tuy nhiên nếu việc phát hiện bệnh lý diễn ra chậm trễ, kích thước và khối lượng của sỏi có thể tăng lên đàng kể. Từ đó gây chèn ép và phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của amidan.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết đối với những triệu chứng ở cổ họng. Điều này xuất hiện là do lượng dịch vị dạ dày dư thừa, trào ngược từ dạ dày lên thực quản và chạm đến cổ họng. Từ đó gây ra tình trạng sưng viêm cổ họng và tổn thương niêm mạc hầu họng.

Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát và xảy ra dai dẳng có thể khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng, nuốt khó, nghẹn khi nuốt nên thường gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ăn uống. Tuy nhiên tình trạng này thường không đi kèm với những cơn ho.

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bệnh nhân bị đau cổ họng nhưng không ho kéo dài

4. Bệnh cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau họng nhưng không ho. Theo Y học, đây là bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp trên nhưng thường nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau, không cần sử dụng thuốc.

Triệu chứng của bệnh cảm lạnh gồm

  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ
  • Đau cơ
  • Cảm thấy có áp lực trong mặt và tai
  • Sốt nhẹ
  • Chảy nước mắt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Mất vị giác
  • Khó chịu trong người
  • Rất hiếm có trường hợp bị ho.

5. Nói quá nhiều hoặc hét to

Nói quá nhiều hoặc hét to cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng xuất hiện nhưng không ho. Bởi áp lực từ hoạt động giao tiếp có thể tác động khiến dây thanh quản bị tổn thương. Đồng thời khiến triệu chứng đau rát cổ họng phát sinh.

Đối với những người nói quá nhiều hoặc hét to, niêm mạc dây thanh quản bị tổn thương do chịu nhiều áp lực và tác động vật nên hầu như không phát sinh triệu chứng ho.

So với bệnh viêm thanh quản xảy ra do cơ thể bị vi khuẩn và virus xâm nhập, tình trạng viêm, tổn thương do hoạt động giao tiếp quá mức thường có xu hướng tự thuyên giảm sau 3 – 7 ngày hoặc ngắn hơn khi bệnh nhân áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Nói quá nhiều hoặc hét to
Nói quá nhiều hoặc hét to là nguyên nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng xuất hiện nhưng không ho

6. Sử dụng nhiều thức uống lạnh

Việc sử dụng quá nhiều thức uống lạnh như nước đá, nước ngọt ướp lạnh, sinh tố… có thể kích thích các mô tồn tại ở hầu họng. Từ đó gây nên tình trạng sưng viêm và đau rát ở cơ quan nãy.

Tuy nhiên những triệu chứng phát sinh do người bệnh có thói quen ăn uống không khoa học thường có mức độ nhẹ. Bên cạnh đó ở trường hợp này, tình trạng đau rát cổ họng thường hiếm khi đi kèm với triệu chứng ho.

7. Ung thư vòm họng

Đau họng kéo dài nhưng không kèm theo biểu hiện ho có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, triệu chứng đau rát cổ họng chưa đủ để khẳng định sự hiện diện của khối u ác tính ở vòm họng.

Trong trường hợp bị ung thư vòm họng, bạn sẽ nhận thấy cơ  thể và vùng cổ họng xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khó chịu khác, bao gồm:

  • Nghẹn ở cổ họng, nuốt khó
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Người sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Chảy nước mũi
  • Khạc ra máu
  • Ù tai
  • Ngạt mũi
  • Khản tiếng.
  • Nổi hạch ở vùng cổ, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện hai vị trí hạch dưới cằm khi dùng tay sờ vào…

8. Khối u thực quản

Khối u hình thành và phát triển ở thực quản có thể khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau họng kèm theo chứng khó nuốt, nuốt vướng và khàn tiếng. Tuy nhiên do khối u thực quản tiến triển do sự tăng sinh bất thường và rối loạn của tế bào nên hầu như tình trạng đau rát cổ họng khó nuốt không xuất hiện đồng thời với biểu hiện ho.

Đối với những bệnh nhân có khối u hình thành ở thực quản, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và đề ra phác đồ điều trị thích hợp. Đối với những trường hợp chậm trễ trong việc điều trị, bệnh nhân có thể bị ung thư thực quản tiến triển và tử vong.

Khối u thực quản
Khối u hình thành ở thực quản có thể khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau họng kèm theo chứng khó nuốt

Biện pháp khắc phục tình trạng đau họng nhưng không ho tại nhà

Mặc dù không xuất hiện đồng thời với biểu hiện ho nhưng tình trạng đau rát cổ họng kéo dài có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, gây ra cảm giác khó chịu và thiếu tập trung. Tuy nhiên người bệnh có thể dễ dàng cải thiện tình trạng này bằng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà góp phần cải thiện triệu chứng đau họng nhưng không ho gồm:

  • Loại bỏ thói quen xấu

Hạn chế nói quá nhiều, la hét hoặc uống nhiều nước lạnh khi bị đau họng. Bởi đây đều là những nguyên nhân khiến tình trạng đau rát cổ họng nhưng không ho xuất hiện và tiến triển theo chiều hướng xấu.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày

Bệnh nhân bị đau họng nhưng không ho cần uống nhiều nước mỗi ngày để cải thiện triệu chứng. Tốt nhất bạn nên uống đủ 2 lít nước, sử dụng nước lọc thông thường hoặc nước ấm, không sử dụng nước đá lạnh.

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn cân bằng độ ẩm, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát họng, giảm sưng viêm, ngứa ngáy và giảm ho rất tốt.

Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể sử dụng thêm nước ép trái cây, nước ép rau củ quả để tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Từ đó giúp nâng cao sức để kháng, sức khỏe tổng thể và cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau rát cổ họng nhưng không ho
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên và trà ấm

Người bệnh nên sử dụng thảo dược thiên nhiên và trà ấm như chanh tươi, mật ong nguyên chất, gừng, tỏi, nghệ, lá bạc hà… để làm dịu niêm mạc hầu họng. Đồng thời phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.

  • Ăn tắc chưng mật ong bồi bổ sức khỏe, giảm viêm và cải thiện tốt tình trạng đau rát

Thường xuyên sử dụng tắc chưng mật ong có thể giúp bệnh nhân bồi bổ sức khỏe, cải thiện tốt tình trạng đau rát, ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp sát khuẩn, làm dịu tình trạng viêm, ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng.

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày với nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng

Súc miệng với nước muối sinh lý hay nước muối loãng mỗi ngày có thể cải thiện tốt tình trạng đau rát cổ họng, giảm ngứa, làm dịu niêm mạc và hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn gây viêm.

  • Uống nước trà xanh chữa lành các mô bị tổn thương và sưng viêm, giảm đau họng

Nấu nước lá trà xanh và uống mỗi ngày có thể giúp các mô bị tổn thương và sưng viêm phục hồi. Từ đó giúp giảm đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng sưng viêm. Ngoài ra việc sử dụng trà xanh còn giúp bệnh nhân đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể và kháng khuẩn.

Uống nước trà xanh chữa lành các mô bị tổn thương và sưng viêm
Uống nước trà xanh chữa lành các mô bị tổn thương và sưng viêm, giảm đau họng
  • Ngậm gừng tươi giúp cải thiện đau rát cổ họng

Ngậm trực tiếp từ 2 – 3 lát gừng tươi có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình trạng đau họng nhưng không ho. Ngoài ra tinh chất từ gừng còn có khả năng đẩy lùi mùi hôi miệng, sát khuẩn, giảm viêm. Đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tiến triển.

  • Tận dụng các loại thảo dược mang đặc tính sát khuẩn và giảm viêm

Bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thảo dược tự nhiên có khả năng giảm viêm, sát khuẩn và đẩy lùi tình trạng đau họng như nghệ, tỏi, gừng, sả…

  • Tăng cường bổ sung vitamin C, khoáng chất trong rau xanh và trái cây tươi

Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày nhằm cung cấp vitamin C, khoáng chất, nước, chất chống oxy hóa cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Ngoài ra việc bổ sung vitamin và nước cho cơ thể còn giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát, sát khuẩn, chống viêm. Đồng thời phòng ngừa viêm nhiễm niêm mạc hầu họng và rút ngắn thời gian làm lành tổn thương.

  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc hầu họng

Đối với những trường hợp bị đau họng nhưng không ho, người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng niêm mạc hầu họng như thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và chứa chất bảo quản… trong suốt thời gian điều trị bệnh. Ngoài ra người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, cà phê, nước đá lạnh, nước ngọt có gas, chất kích thích. Bởi đây đều là những loại thực phẩm và thức uống có khả năng làm nặng hơn tình trạng đau rát cổ họng.

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên

Bệnh nhân bị đau họng nhưng không ho cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng cao như phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi, hóa chất, khói thuốc lá, nấm mốc… để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Bởi những tác nhân này có thể làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm, cổ họng bị sưng. Đồng thời khiến tình trạng đau rát cổ họng kéo dài.

Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên
Bệnh nhân bị đau họng nhưng không ho cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
  • Hạn chế nằm ngay sau khi ăn

Đối với những trường hợp bị đau họng nhưng không ho do trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần hạn chế nằm ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng gối cao để lót đầu khi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quả và cổ họng.

  • Sử dụng món ăn lỏng, dễ tiêu hóa

Người bệnh nên thường xuyên chế biến và sử dụng những món ăn lỏng, mềm để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và làm giảm áp lực, kích thích lên cổ họng. Bệnh nhân cần tránh sử dụng những loại thực phẩm khô cứng, nhiều gia vị và cay nóng như đồ nướng, bánh mì sấy…

  • Nghỉ ngơi

Khi bị đau họng nhưng không ho, người bệnh cần tránh làm việc quá sức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Bởi việc hoạt động quá sức trong thời gian mắc bệnh có thể khiển cơ thể suy nhược, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và kéo dài thời gian phát bệnh. Bên cạnh đó lao động quá mức có thể tạo áp lực dẫn đến căng thẳng kéo dài. Điều này không chỉ khiến tinh thần bất ổn mà còn khiến sức khỏe tổng thể bị suy giảm, kéo dài thời gian điều trị đau họng.

  • Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày

Khi bị đau họng hoặc mắc phải nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác, người bệnh nên tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày bằng một số bài tập đơn giản như chạy bộ, bơi lội, yoga, tập thể hình, đi bộ… Bởi việc duy trì thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể, rèn luyện thể chất. Từ đó giúp hỗ trợ quá tình điều trị bệnh, phòng ngừa viêm nhiễm và bệnh về đường hô hấp xuất hiện.

Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày

Bị đau họng nhưng không ho – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số it trường hợp, tình trạng đau họng nhưng không có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng hay khối u ở trực tràng. Đây đều là những bệnh lý nghiêm trọng, có mức độ tổn thương và có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cao hơn so với các bệnh lý, vấn đề về sức khỏe thông thường.

Ngoài ra cả bệnh ung thư vòm họng và khối u ở trực tràng đều có khả năng gây biến chứng. Nếu không kịp thời can thiệp, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Chính vì thế, người bệnh nên đến cơ sở y tế, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, xanh xao
  • Tình trạng đau họng nhưng không ho kéo dài
  • Sụt cân bất thường
  • Mất tiếng hoặc khàn tiếng
  • Khó thở
  • Thường xuyên có cảm giác đau tức ngực
  • Khạc ra máu
  • Nghẹn và gặp nhiều khó khăn khi nuốt.

Tình trạng đau họng nhưng không ho có thể là triệu chứng lâm sàng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và khối u ở trực tràng. Chính vì thế khi bị đau họng nhưng không ho kéo dài, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế, thăm khám bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh phát sinh rủi ro.

Bài viết liên quan:

Nước ép dứa trị viêm họng: Liệu có phải là sự thật ?

Thay vì sử dụng thuốc, các bạn có thể uống nước ép dứa trị viêm họng. Thức uống này không...

Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) bạn nên thử

Cây nhọ nồi là một loại cây bụi thường được dân gian bào chế thành thuốc để chữa một số...

Cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng

Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng để tránh nhầm lẫn

Viêm họng hạt và ung thư vòm họng thường có những biểu hiện giống nhau. Do đó, không ít người...

Bà bầu bị viêm họng có uống thuốc được không? Loại nào?

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng...

Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc đông y

Các bài thuốc chữa viêm họng hạt từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. Người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.