Ung thư amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Amidan nằm phía sau cổ họng, ở khu vực được gọi là hầu họng với vai trò chính và chống nhiễm trùng. Bệnh ung thư cũng có thể tấn công amidan. Tình trạng ung thư amidan được xếp trong các nhóm ung thư đầu và cổ, ung thư vòm họng… Ngay cả bệnh nhân đã cắt amidan cũng có thể mắc phải do các mảnh mô amidan có thể bị sót lại.

ung thư amidan
Hiện nay đang có rất nhiều người phải đối mặt với bệnh ung thư amidan

Ung thư amidan là gì?

Amidan nằm ở phía sau cổ họng, một bên hoặc hai bên. Mỗi amidan được tạo thành từ tập hợp các mô bạch huyết. Đó là các mô chứa tế bào lympho có khả năng chống lại bệnh tật. Nhiệm vụ của amidan chủ yếu là tiêu diệt vi khuẩn, virus, chúng có thể thay đổi kích thước và thường sưng lên để ngăn chặn vi trùng. Thường amidan sẽ bị sưng lên khi bị cảm lạnh.

Ung thư amidan bắt đầu với các tế bào ung thư hoặc các khối u trong amidan. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở cả những người đã cắt amidan do một số mô bị sót lại sau khi phẫu thuật.

Thông thường người hay uống rượu, hút thuốc, nhiễm virus HPV thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư amidan

Theo các chuyên gia thì bệnh ung thư amidan xuất hiện chủ yếu do tuổi tác, do sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia. Những người vừa hút thuốc vừa uống rượu thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan cao gấp đôi người bình thường.

nguyên nhân ung thư amidan
Hút thuốc là một trong số những nguyên nhân gây ung thư amidan

Nhưng theo những nghiên cứu gần đây thì những người trẻ tuổi không hút thuốc, uống rượu cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư amidan cũng như các bệnh ung thư khác liên quan đến cổ họng. Trong đó, bệnh thường có sự tham gia của virus HPV, một loại virus thường tấn công khi quan hệ tình dục.

Triệu chứng bệnh ung thư amidan

Nhiều bệnh nhân bị ung thư amidan không thấy mình có bất cứ triệu chứng gì, ngay cả khi được bác sĩ chẩn đoán đang mắc bệnh.

Thật ra thì ung thư amidan không chỉ có một triệu chứng mà là tập hợp nhiều triệu chứng. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường bị các cơ đau họng kéo dài. Tùy theo mức độ bệnh mà có các triệu chứng khác nhau nhưng triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các khối u ở cổ.

triệu chứng ung thư amidan
Người bị ung thư amidan thường thấy đau họng dữ dội

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không nguyên nhân
  • Đau tai mà thường là đau một bên
  • Khó nuốt hoặc khó nhai
  • Chảy máu miệng

Bạn có thể có một hoặc nhiều triệu chứng ở trên. Nhưng có các triệu chứng trên cũng không có nghĩa là bạn mắc ung thư amidan, có một số bệnh gặp phải các triệu chứng này. Chính vì vậy việc gặp bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường rất quan trọng. Nhất là khi dùng kháng sinh một thời gian mà các triệu chứng về tai mũi họng vẫn không có dấu hiệu giảm.

Chẩn đoán ung thư amidan

Một bác sĩ chuyên khoa có thể dựa theo các biểu hiện để chẩn đoán bạn có mắc bệnh hay không. Trong trường hợp còn chưa rõ ràng thì bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành một vài biện pháp kiểm tra, xét nghiệm. Bác sĩ chuyên khoa có nhiệm vụ:

chẩn đoán ung thư amidan
Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp để chẩn đoán ung thư amidan
  • Quản lý hồ sơ bệnh lý của người bệnh
  • Tìm cách khắc phục các triệu chứng bệnh
  • Kiểm tra những bất thường ở miệng, cổ họng, cổ tai và bên trong mũi.
  • Kiểm tra các dây thần kinh ở đầu và cổ. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi, nâng vai hoặc kiểm tra phản ứng khi chạm vào mặt.
  • Kiểm tra cảm giác ở cổ họng

Ngoài nhìn vào miệng của bệnh nhân hoặc tiến hành nội soi, bác sĩ có thể kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau:

  • CT scan: xem kích thước và độ lây lan của khối u trong cổ họng
  • MRI: hiển thị chi tiết và mức độ lây lan của các hạch bạch huyết trong cổ họng
  • Siêu âm cổ: để nhìn vào mạch máu, các hạch bạch huyết ở cổ và tuyến giáp
  • Chụp X-quang ngực để kiểm tra ung thư đã lan vào phổi hay chưa.

Ngoài ra bác sĩ có thể xác định ung thư amidan thông qua sinh thiết. Sinh thiết có thể thực hiện ở một mảnh mô nhỏ hay toàn bộ amidan.

Điều trị ung thư amidan

Tùy theo mức độ bệnh mà có các hướng điều trị khác nhau. Bệnh ung thư amidan thường được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: khối u chỉ khoảng 2 cm thường tập trung ở một khu vực và không lây qua các hạch bạch huyết xung quanh
  • Giai đoạn 2: khối u có kích thước từ 2 đến 4 cm nhưng vẫn chưa lan rộng.
  • Giai đoạn 3: khối u đã lớn hơn 4 cm, và đã lan sang hạch bạch huyết nằm cùng phía với khối u.
  • Giai đoạn 4: đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Các khối u đã lan ra xung quanh cổ họng, miệng và phát triển thành nhiều hạch bạch huyết. Kích thước của các khối u có thể lớn hơn 5 cm và có xu hướng lan sang các bộ phận khác cùa cơ thể.

Hiện nay, việc điều trị ung thư amidan có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

# Phẫu thuật

Nhằm mục địch loại bỏ các mô ung thư. Cách này thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4.

điều trị ung thư amidan
Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị ung thư amidan

# Phóng xạ

Thường dùng cho bệnh nhân đã qua quá trình xạ trị để tiêu diệt các mô ung thư còn sót lại. Có nhiều loại phóng xạ mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể khi điều trị.

# Hóa trị

Tức là đưa hóa chất vào cơ thể để thu nhỏ khối u. Cách này thường áp dụng với bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4.

Phòng ngừa ung thư amidan

  • Bệnh ung thư amidan có thể tấn công và hủy hoại sức khỏe của người bệnh vào bất cứ thời điểm nào. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh là hết sức cần thiết
  • Bỏ thuốc lá là biện pháp đầu tiên nên áp dụng vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở đầu và cổ.
  • Tránh lại gần hoặc tiếp xúc với những người thường xuyên hút thuốc lá. Vì khói thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở đầu và cổ.
  • Không quan hệ tình dục với nhiều người. Cần phải nhớ rằng virus HPV có thể lây lan trong khi quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Tiêm phòng virus HPV đầy đủ theo đúng lịch trình quy định.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để được phát hiện bệnh sớm.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về bệnh ung thư amidan. Ngay khi có các biểu hiện bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thực hiện các biện pháp chẩn đoán và điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Amidan có thể mọc và phát triển lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ?

Amidan có thể sẽ mọc trở lại ngay cả khi bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng, bởi đây...

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối?

Ngậm nước muối khi bị viêm amidan nhằm làm giảm triệu chứng đau rát và viêm sưng do bệnh gây...

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không?

Viêm amidan mãn tính là kết quả của bệnh viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để. Khi...

Cắt amidan: Phương pháp, rủi ro trong và sau phẫu thuật

Cắt amidan là một trong những phẫu thuật phổ biến dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc viêm amidan. Biện...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Cắt amidan xong có được đánh răng không? Nên làm gì?

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau cắt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.