Hướng dẫn chữa viêm họng bằng lá mơ lông đúng cách

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá mơ lông trong việc điều trị chứng bệnh này.

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp an toàn, đơn giản
Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp an toàn, đơn giản

I/ Vì sao có thể dùng lá mơ lông chữa viêm họng?

Lá mơ lông còn được gọi với nhiều cái tên khác như ngưu bì thống, mơ tam thể, ngũ hương đằng, khau tất ma… Đây là một loại dây leo, thường mọc hoang và được dùng như một loại rau ăn kèm hoặc dùng để làm gia vị cho nhiều món ăn.

Theo Đông y, lá mơ lông có vị chua, tính bình, mát, có tác dụng giải nhiệt, nhuận gan, tiêu thực, mạn tỳ vịm giải độc, sát khuẩn, chữa phong tê thấp… Các nghiên cứu của nền Y học hiện đại cũng cho thấy,  mơ lông có chứa tinh dầu hăng. Nó được xác định là mùi của alcaloid và paederin và bisulfur carbon. Trong thành phần hóa học của lá còn có chứa methyl mercaptan có tác dụng sát trùng, giải độc. Hợp chất thu được từ việc chiết xuất từ loại lá này có hoạt tính sinh cao đối với con người, nhất là đối với hệ thần kinh. Quan trọng hơn, sulfur dimethyl disulphit là tên một loại tinh dầu được xem như một loại kháng sinh, có tác dụng chống viêm.

Chính vì những lý do trên mà lá mơ lông được dùng để chữa nhiều bệnh lý, chẳng hạn như: Trị đau dạ dày và các bệnh đường ruột khác, cảm lạnh, ho gà, mụn nhọt, chống co giật, viêm tai ở trẻ nhỏ… trong đó có bệnh viêm họng.

II/ Cách chữa viêm họng bằng lá mơ lông

Kết hợp lá mơ lông và mật ong để mang đến hiệu quả tốt nhất
Kết hợp lá mơ lông và mật ong để mang đến hiệu quả tốt nhất

Để dùng lá mơ lông điều trị viêm họng, các bạn có thể tham khảo và áp dụng theo cách sau đây:

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá mơ lông tươi
  • Mật ong nguyên chất

+ Các bước thực hiện:

  • Lá mơ lông mang đi rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã thật nhuyễn. Sau khi giã, vắt lấy nước cốt để vào trong một cái ly nhỏ khoảng chừng 30ml. Lưu ý là không nên uống nhiều hơn liều lượng trên để tránh bị táo bón.
  • Cho khoảng 1 thìa mật ong vào ly nước cốt vừa thu được rồi khuấy đều. Sau đó đem bỏ vào lò vi sóng và quay khoảng 15 giây. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể cho vào nồi rồi hấp cách thủy cũng được. Tiếp đến, lấy ly nước thuốc ra khuấy thật đều.

+ Cách dùng:
Đem ly nước thuốc uống từ từ cho đến hết. Lưu ý là phải nhâm nhi và nuốt từng chút một để các hoạt chất có thể thẩm thấu vào trong cổ họng. Để mang đến tác dụng tốt, nên sử dụng 1 lần vào lúc trước khi đi ngủ và một lần lúc sáng sớm. Sau ngày thực hiện đầu tiên, bạn sẽ thấy cơn ho giảm hẳn. Nếu thấy còn ho thì có thể uống thêm một lần nữa vào trưa hôm sau. Tuy nhiên, với những người bị bệnh nặng, nên thực hiện khoảng 3 – 4 lần.

Bài thuốc chữa viêm họng từ lá mơ lông và mật ong khá lành tính và cũng dễ làm. Do đó có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Nếu bị viêm họng, trước khi điều trị bằng thuốc, bạn hãy thử thực hiện theo cách này xem sao nhé!

Thông tin thêm: Chữa viêm họng bằng quả quất cực đơn giản và rẻ tiền

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Viêm họng có nên uống nước cam không? Tại sao?

Nước cam là một loại đồ uống chứa làm lượng vitamin C dồi dào nên được đánh giá là rất...

Tìm hiểu cách chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi đơn giản, hiệu quả

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi cho bé có hiệu quả không?

Chữa ho bằng cỏ nhọ nồi là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Nó cũng mang...

Chữa ho cho bà bầu bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tiết lộ cách chữa ho cho bà bầu đơn giản và an toàn

Việc dùng các loại thuốc tây để chữa ho cho bà bầu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu...

Viêm họng khi mang thai: Các mẹ cần biết rõ những điều này

Viêm họng là tình trạng vùng hầu họng (phía sau cổ họng) bị sưng, viêm, đỏ, gây khó chịu, đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.