Đau họng nên uống gì giảm nhanh? 15 loại nước dễ làm

Đau họng là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, sưng tấy… ở cổ họng. Bên cạnh các biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể thêm một số loại thức uống vào quá trình chữa bệnh để cải thiện triệu chứng. Vậy đau họng nên uống gì giảm nhanh?  Dưới đây là danh sách 15 loại nước dễ làm người bệnh có thể tham khảo.

Đau họng nên uống gì giảm nhanh? 15 loại nước dễ làm
Tìm hiểu đau họng nên uống gì giảm nhanh? Hướng dẫn 15 loại nước dễ làm

Đau họng nên uống gì giảm nhanh?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần quan tâm đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng mỗi ngày. Bởi việc tăng cường bổ sung những dưỡng chất cần thiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát và khắc phục những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm vùng họng. Cụ thể như bệnh đau họng, bệnh viêm họng.

Để kiểm soát tốt tình trạng đau rát cổ họng và các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng một trong những loại thức uống sau:

1. Uống nước ấm làm dịu niêm mạc họng và giảm đau rát cổ

Đối với những bệnh nhân bị đau họng do viêm họng, la hét hoặc nói chuyện quá mức, viêm amidan, bạn nên uống nước ấm để làm dịu niêm mạc họng, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát, viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.

Bên cạnh đó việc sử dụng nước ấm trong suốt quá trình điều trị bệnh có thể có thể giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, loãng đờm. Từ đó giúp quá trình đào thải lượng chất nhầy bên trong khoang mũi và cổ họng diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời giúp cắt giảm cơn ho.

Chính vì thế người bệnh có thể uống nước ấm mỗi ngày để kiểm soát tình trạng đau rát cổ họng, sưng viêm, ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của từng trường hợp cụ thể, người bệnh không nên uống quá nhiều hoặc uống ít hơn quy định để tránh sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng.

Dùng nước ấm làm dịu niêm mạc họng và giảm đau rát cổ
Uống nước ấm làm dịu niêm mạc họng và giảm đau rát cổ

2. Nước mật ong ấm giúp diệt khuẩn, giảm đau, thúc đẩy làm lành tổn thương ở họng

Mật ong nguyên chất là một loại nguyên liệu tự nhiên tương đối an toàn, rất tốt cho cơ thể, hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong mật ong nguyên chất gồm vitamin, chất chống oxy hóa, hoạt chất kháng viêm và khoáng chất… có khả năng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ các hoạt động của hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh đó những dưỡng chất được tìm thấy trong mật ong còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng đau rát cổ họng, giảm viêm sưng, cải thiện triệu chứng ho khan, ho có đờm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.

Các hoạt chất kháng khuẩn trong mật ong nguyên chất khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất
  • Giấm táo
  • Nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Trộn mật ong nguyên chất cùng với giấm táo theo tỉ lệ 2:1
  • Tiếp tục cho 300ml nước ấm vào ly, dùng muỗng khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu tan hết
  • Uống ngay hỗn hợp này khi còn ấm nóng
  • Người bị đau họng nên kiên trì uống nước mật ong giấm táo ấm mỗi ngày một lần vào mỗi buổi sáng. Việc kiên trì áp dụng sẽ giúp các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý an toàn:

  • Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trong nguyên liệu thiên nhiên này chứ một số bào khuẩn có khả năng tác động, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời có thể gây nhiễm độc nếu sử dụng nhiều.

3. Chữa đau rát cổ họng và giảm viêm bằng trà gừng ấm

Trong Y học cổ truyền gừng mang đặc tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ẩm cổ họng, long đờm, kháng khuẩn và tiêu viêm.

Trong Y học hiện đại, gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng và đau ở cổ họng…Đồng thời giúp se khít và thúc đẩy làm lành tổn thương ở họng.

Ngoài ra việc kiên trì sử dụng trà gừng còn giúp người bệnh khắc phục tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy cổ họng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nguyên liệu:

  • Một củ gừng nhỏ
  • Mật ong nguyên chất
  • Nước cốt chanh tươi
  • 300ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ, mang gừng rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào ly chứa 300ml nước đun sôi, đậy kín nắp để hãm gừng trong 20 phút
  • Thêm nước cốt chanh tươi và mật ong nguyên chất (mỗi loại 10ml)  vào trà gừng, khuấy đều cho đến khi tan
  • Uống khi trà gừng còn ấm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh
  • Uống từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện bệnh lý.
Chữa đau rát cổ họng và giảm viêm bằng trà gừng ấm
Chữa đau rát cổ họng và giảm viêm bằng trà gừng ấm

4. Uống trà hoa cúc La Mã kiểm soát tình trạng đau rát cổ họng và các triệu chứng đi kèm

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, hoa cúc La Mã chứa nhiều thành phần có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa, cải thiện tình trạng đau rát và thúc đẩy làm lành tổn thương tại vùng họng.

Bên cạnh đó các hoạt chất trong hoa cúc La Mã còn có tác dụng an thần, nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. Đồng thời giảm đau rát cổ họng do bệnh trào ngược dạ dày và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó phòng ngừa tình trạng ợ hơi, buồn nôn, ợ chua và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Nguyên liệu:

  • 10 gram hoa cúc La Mã
  • 300ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Cho lượng hoa cúc La Mã đã chuẩn bị cùng 300ml nước đun sôi và cốc
  • Thực hiện hãm hoa cúc La Mã trong nước sôi từ 15 – 20 phút
  • Người bệnh nên uống trà hoa cúc khi còn ấm nóng
  • Để làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát họng do trào ngược dạ dày, người bệnh nên kiên trì uống trà hoa cúc La Mã mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý an toàn:

  • Người bệnh không nên lạm dụng hoa cúc La Mã để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như buồn ngủ, buồn nôn và nôn ói.
  • Trà hoa cúc La Mã không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai vì sẽ gây sảy thai hoặc sinh non.

5. Kiểm soát tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng viêm bằng nước ép cà rốt

Cà rốt chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, hoạt chất kháng khuẩn và nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi khác. Chính vì thế việc uống nước ép cà rốt mỗi ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể và cải thiện hệ miễn dịch. Từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm, sưng đau cổ họng và rút ngắn thời gian làm lành tổn thương.

Ngoài ra một số thành phần trong nước ép cà rốt còn có tác dụng kiểm soát bệnh viêm họng, an thần nhẹ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm.

Nguyên liệu:

  • 2 củ cà rốt.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ và rửa sạch cà rốt
  • Cắt cà rốt thành từng khúc, cho cà rốt vào máy và tiến hành ép lấy nước
  • Người bệnh uống nước ép cà rốt nguyên chất hoặc thêm đường hay sữa để làm tăng hương vị
  • Uống mỗi ngày 200 – 300ml nước ép cà rốt để kiểm soát cổ họng bị sưng,đau.

Lưu ý an toàn:

  • Người bệnh cần tránh lạm dụng nước ép cà rốt. Bởi việc lạm dụng có thể khiến bệnh mắc chứng vàng da.
Kiểm soát tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng viêm bằng nước ép cà rốt
Kiểm soát tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng viêm bằng nước ép cà rốt

6. Giảm triệu chứng đau rát cổ họng do viêm nhiễm hầu họng bằng trà quế

Trong Y học cổ truyền, quế có vị ngọt đắng, tính ấm, mùi thơm tự nhiên, có tác dụng làm ấm và làm ẩm cổ họng, giảm viêm, sát khuẩn, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể và làm lành tổn thương.

Ngoài ra việc kiên trì uống một cốc trà quế mỗi ngày, còn giúp người bệnh ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm, giảm sưng đỏ, ngứa ngáy cổ họng. Đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị những bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.

Nguyên liệu:

  • 15 gram bột quế
  • 30ml mật ong nguyên chất
  • 2 quả táo đỏ khô
  • 1 củ gừng tươi loại nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Cạo vỏ gừng tươi, rửa sạch và thái lát
  • Đun sôi gừng cùng với 500ml nước trong 10 phút
  • Thêm táo đỏ khô và bột quế vào nồi nước, đun thêm 5 phút, tắt bếp
  • Cuối cùng thêm mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Đợi trà quế nguội bớt và uống khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày một lần cho đến khi cơn đau tại cổ họng thuyên giảm.

Lưu ý an toàn:

  • Bột quế gây nóng trong nên không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ.

7. Uống sữa chua dứa mỗi ngày giúp giảm đau họng, cải thiện sức khỏe tổng thể

Quả dứa có thành phần chính là chất xơ và các loại vitamin. Cả hai thành phần này khi được dung nạp sẽ phát huy tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng xâm nhập và gây viêm của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp tiêu viêm và hỗn trợ làm lành tổn thương ở niêm mạc họng.

Ngoài ra việc kết hợp quả dứa và sữa chua sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, điều trị viêm, tăng cường sức đề kháng và làm làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát cổ họng.

Nguyên liệu:

  • Nửa quả dứa
  • Một hũ sữa chua.

Cách thực hiện:

  • Gọt bỏ vỏ ngoài và phần mắt của quả dứa
  • Cắt nửa quả dứa thành từng đoạn nhỏ, tiến hành ép dứa để lấy phần nước
  • Hòa nước ép dứa cùng với một hũ sữa chua có đường
  • Uống sữa chua dứa ngay sau khi thực hiện
  • Bệnh nhân bị đau họng nên uống sữa chua dứa  từ 2 – 3 lần/tuần để cải thiện triệu chứng.

Lưu ý an toàn:

  • Người bệnh không nên uống quá nhiều nước ép dứa trong một ngày. Bởi hàm lượng axit trong loại quả này có thể khiến dạ dày của bạn bị tổn thương Đồng thời gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Uống sữa chua dứa mỗi ngày giúp giảm đau họng, cải thiện sức khỏe tổng thể
Uống sữa chua dứa mỗi ngày giúp giảm đau họng, cải thiện sức khỏe tổng thể

8. Sử dụng nước lá tía tô để giảm viêm và cải thiện tình trạng đau rát cổ họng

Trong Đông y, lá tía tô thường được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng và đau rát cổ họng. Nguyên nhân là do lá tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh về họng. Điển hình như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm dây thanh quản, sói amidan…

Ngoài ra trong lá tía tô còn chứa những hoạt chất có khả năng xoa dịu niêm mạc họng, giảm đau, làm ấm họng, giảm viêm, ngứa ngáy họng và ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô.

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá tía tô trong nước muối và rửa sạch
  • Cho lá tía tô vào cối và giã nhuyễn
  • Vắt nước lá tía tô để uống, bỏ bã
  • Uống từ ngụm và uống từ từ để nâng cao hiệu quả chữa viêm nhiễm ở họng
  • Người bị đau họng, viêm họng nên kiên trì uống nước lá tía tô từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng.

9. Uống nước chanh tươi làm dịu cơn đau cổ họng, ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn

Chanh chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Thành phần này có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Bên  cạnh đó vitamin C khi được đưa vào cơ thể còn phát huy tác dụng chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể, giải độc và giải nhiệt.

Đối với những trường hợp bị đau rát cổ họng, việc đưa chanh vào quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân làm dịu nhanh tình trạng viêm sưng cổ họng, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương tại niêm mạc. Đồng thời chống viêm, sát khuẩn, ức chế hoạt động và  tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên liệu:

  • 1 quả nhanh tươi
  • 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vỏ ngoài của vỏ chanh và bổ đôi
  • Vắt lấy phần nước cốt chanh tươi
  • Cho 20 – 30ml nước cốt chanh tươi, mật ong nguyên chất và 300ml nước ấm vào cốc
  • Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau
  • Uống ngay khi nước chanh mật ong còn ấm nóng
  • Uống một cốc nước chanh mật ong mỗi ngày. Sau 3 – 5 ngày người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng đau rát cổ họng và các triệu chứng đi kèm thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý an toàn:

  • Tương tự như nước ép dứa, người bệnh không nên lạm dụng nước chanh mật ong. Bởi việc uống quá nhiều nước chanh có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn bị tổn thương và phát sinh bệnh.
Uống nước chanh tươi làm dịu cơn đau cổ họng, ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn
Uống nước chanh tươi làm dịu cơn đau cổ họng, ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn

10. Làm dịu tình trạng đau rát cổ họng và kháng viêm bằng nước lá trà xanh

Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, lá trà xanh mang đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau. Từ đó mang đến lợi ích trong quá trình điều trị đau họng, viêm họng và nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ thống hô hấp.

Bên cạnh đó thành phần oxy hóa và một số hoạt chất khác trong lá trà xanh còn có khả năng loại bỏ các gốc tự do và chất độc gây hại cho cơ thể. Đồng thời thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa tổn thương phát triển và làm dịu niêm mạc họng.

Lá trà xanh chứa một lượng lớn vitamin. Thành phần này có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp tiêu đờm, mát họng và thông mũi.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá trà xanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh cùng với nước muối loãng
  • Vớt nguyên liệu ra ngoài và rửa lại
  • Cho lá trà xanh sạch vào ấm
  • Tiến hành nấu lá trà xanh với 700ml nước lọc trong 20 phút
  • Người bệnh uống nước lá trà xanh một lần vào buổi sáng để làm dịu cổ họng và giảm đau rát
  • Thực hiện cách làm dịu tình trạng đau rát cổ họng và kháng viêm bằng nước lá trà xanh cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

11. Tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và làm dịu niêm mạc họng bằng sữa tươi

Về vấn đề “Đau họng nên uống gì giảm nhanh”, chuyên gia cho rằng người bị viêm họng, đau họng nên thêm sữa vào quá trình điều trị bệnh.

Sữa là một loại thức uống chứa nhiều protein, vitamin, canxi và khoáng chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm đẹp da, nâng cao sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.

Đối với những trường hợp bị đau họng kéo dài, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Việc bổ sung sữa vào quá trình điều trị sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.

Bên cạnh đó thành phần của sữa còn giúp bạn bảo vệ niêm mạc họng, thúc đẩy quá trình làm lành những vết viêm loét, tổn thương do bệnh viêm họng gây ra. Đồng thời giảm đau, khắc phục triệu chứng ho khan, ho có đờm, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Nguyên liệu:

  • 200ml sữa tươi.

Cách thực hiện:

  • Làm ấm sữa
  • Uống khi sữa còn ấm nóng để gia tăng hiệu quả chữa bệnh
  • Người bệnh uống mỗi ngày một ly sữa tươi. Sau 5 ngày, tình trạng đau rát cổ họng của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể.
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và làm dịu niêm mạc họng bằng sữa tươi
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và làm dịu niêm mạc họng bằng sữa tươi

12. Uống nước dừa phòng ngừa và điều trị đau rát cổ họng

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất quan trọng và cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh gồm natri, photpho, magie, chloride, canxi. Đây đều là những khoáng chất có khả năng nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó có đau họng, viêm họng và các bệnh về hệ hô hấp khác.

Bên cạnh đó việc thường xuyên uống nước dừa trong quá trình điều trị bệnh đau họng, còn giúp người bệnh tăng sức đề kháng cho cơ thể, ức chế hoạt động gây viêm của vi khuẩn.

Ngoài ra việc uống nước dừa còn giúp cải thiện tình trạng sưng tấy, giảm viêm nhiễm, thanh nhiệt cơ thể, làm dịu cảm giác đau rát, chữa lành tổn thương và đẩy lùi bệnh hiệu quả. Đồng thời cung cấp nước cho cơ thể, lợi tiểu, chống oxy hóa, giải độc cơ thể.

13. Uống sữa nghệ ấm chữa lành tổn thương và làm dịu cơn đau cổ họng

Nghệ nổi tiếng với khả năng chữa lành tổn thương, se khít vết loét, làm dịu niêm mạc họng, giảm ho và cải thiện tình trạng đau rát. Bên cạnh đó các dưỡng chất tồn tại trong loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và hình thành bệnh.

Ngoài ra việc kết hợp nghệ và sữa còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị đau họng, viêm họng, viêm amidan và nhiều bệnh về họng khác.

Nguyên liệu:

  • 10 – 20 gram bột nghệ
  • 200ml sữa tươi.

Cách thực hiện:

  • Làm ấm sữa tươi
  • Thêm bột nghệ vào sữa và khuấy cho tan
  • Uống ngay khi sữa nghệ còn ấm
  • Người bệnh áp dụng cách uống sữa nghệ chữa lành tổn thương và làm dịu cơn đau cổ họng mỗi ngày một lần, liên tục trong 5 ngày.
Uống sữa nghệ chữa lành tổn thương và làm dịu cơn đau cổ họng
Uống sữa nghệ ấm chữa lành tổn thương và làm dịu cơn đau cổ họng

14. Làm loãng đờm và giảm đau họng bằng  cách uống trà bạc hà

Bạc hà chứa hoạt chất menthol có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm mát niêm mạc hầu họng. Bên cạnh đó loại thảo dược thiên nhiên này còn chứa axit rosmarinic. Đây là một chất có tác dụng chống dị ứng, làm giảm nguy cơ bùng phát cơn hen cấp.

Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng làm loãng đờm, trừ ho khan, ho có đờm, cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng. Đồng thời giảm viêm và ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế trà bạc hà thường được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm họng do nhiễm virus hay nấm mốc, dị ứng thời tiết, phấn hoa.

Nguyên liệu:

  • 10 gram lá bạc hà tươi.

Cách thực hiện:

  • Mang lá bạc hà tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá bạc hà vào cốc chứa 500ml nước đun sôi
  • Đậy kín nắp và thực hiện hãm lá bạc hà trong 20 phút
  • Người bệnh cải thiện tình trạng đau rát cổ họng bằng cách uống trà bạc hà ấm từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

15. Làm dịu niêm mạc, trừ ho có đờm và giảm đau họng bằng trà cam thảo ấm

Trong Đông y cam thảo là một vị thuốc quý. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và dạ dày.

Kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cam thảo chứa một lượng lớn hoạt chất axit glycyrrhizic. Hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng cổ họng và kích thích phế quản tiết dịch nhầy.

Việc thúc đẩy quá trình sản sinh dịch tiết hô hấp mới có thể cải thiện độ đặc quánh của đờm. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đẩy đờm ứ ra bên ngoài.

Ngoài ra cam thảo còn chứa hợp chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất có lợi khác có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng viêm và đau rát cổ họng. Đồng thời tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.

Nguyên liệu:

  • 5 gram cam thảo phơi khô
  • 300ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Tiến hành hãm cam thảo trong nước sôi khoảng 20 – 30 phút
  • Dùng trà cam thảo khi còn ấm nóng
  • Để cải thiện bệnh lý, người bệnh cần áp dụng cách làm dịu niêm mạc, trừ ho có đờm và giảm đau họng bằng trà cam thảo từ 1 – 2 lần/ngày (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ), liên tục trong 5 ngày.
Làm dịu niêm mạc, trừ ho có đờm và giảm đau họng bằng trà cam thảo
Làm dịu niêm mạc, trừ ho có đờm và giảm đau họng bằng trà cam thảo ấm

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Đau họng nên uống gì giảm nhanh”, đồng thời hướng dẫn thực hiện 15 loại nước dễ làm. Thông qua thông tin trong bài viết, hi vọng người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng một loại thức uống phù hợp với thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Sai lầm vì cấm trẻ ăn kem, uống nước đá khi bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nhiều bố mẹ đã không cho bé ăn kem, uống nước đá hoặc đồ lạnh...

Dùng dầu dừa chữa viêm họng có thực sự hiểu quả ?

Dùng dầu dừa chữa viêm họng sẽ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ nhanh chóng các tác nhân gây...

Bài thuốc chữa viêm họng từ quả trám theo kinh nghiệm dân gian

Các bài thuốc chữa viêm họng từ quả trám có thể kể tên như cao quả trám, nước trám và...

Bỏ túi cách chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm...

Phẫu thuật viêm họng hạt

Các phương pháp phẩu thuật viêm họng hạt phổ biến

Viêm họng hạt là một trong những dấu hiệu cảnh báo mức độ viêm nhiễm nặng của vòm họng, có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.