Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi và hại?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ra nhiều tác hại cho bệnh nhân. Hiểu rõ mặt lợi và hại khi dùng kháng sinh khi điều trị viêm họng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Dùng kháng sinh chữa viêm họng gây tác hại gì?
Dùng kháng sinh chữa viêm họng gây tác hại gì?

Kháng sinh là gì?

Ngày nay, từ “kháng sinh” là thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Vì nó là loại thuốc quen thuộc được dùng để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, ít ai biết được bản chất thật sự của loại thuốc này. Vậy thực chất, kháng sinh là gì?

Theo định nghĩa, kháng sinh là thuật ngữ được dùng để chỉ các chất có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hoặc tổng hợp được sử dụng dưới liều điều trị. Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Và nó cũng chỉ có tác dụng chữa trị đối với các bệnh do vi khuẩn gây ra mà thôi. Do đó kháng sinh là loại thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh lý, trong đó có viêm họng.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng phổ biến hiện nay

Bệnh viêm họng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như vi khuẩn bị xâm nhập bởi vi khuẩn, virus, sinh sống và làm việc tại môi trường ô nhiễm, dị ứng, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản… Tuy nhiên thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị viêm họng do nhiễm vi khuẩn.

Dựa vào từng trường hợp cụ thể (loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và viêm, khả năng phát sinh những rủi ro không mong muốn…), các loại thuốc kháng sinh dùng trong chữa viêm họng ở mỗi người không giống nhau.

Thông thường ở những trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị với những loại kháng sinh sau:

1. Nhóm kháng sinh Beta – lactam

Nhóm kháng sinh Beta – lactam được dùng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh viêm họng do virus. Nhóm kháng sinh này có khả năng làm biến dạng hoặc làm ly giải vi khuẩn, ức chế tạo vách vi khuẩn và cải thiện tốt tình trạng viêm nhiễm ở vùng hầu họng.

Những loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Beta – lactam gồm:

Penicillin

Penicillin thuộc nhóm thuốc nhiễm khuẩn. Loại thuốc này thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu khuẩn. Ngoài ra thuốc Penicillin còn được dùng trong điều trị những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm trùng khác. Cụ thể như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp cấp tính, bệnh viêm phổi, viêm màng não, lậu, giang mai, ghẻ cóc…

Dựa vào đặc tính, Penicillin được chia thành 2 loại. Bao gồm: Penicillin V (được bào chế dưới dạng đường uống) và Penicillin. G (được bào chế dưới dạng tiêm tĩnh mạch). So với Penicillin V, Penicillin. G được chỉ định phổ biến hơn cho những bệnh nhân bị viêm họng. Ngoài dạng tiêm tĩnh mạch, Penicillin. G còn được bào chế ở dạng viên nén và dạng bột tan.

Penicillin hoạt động bằng cách ức chế khả năng tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn. Tuy nhiên tác dụng này lại bị giảm đau bởi những beta – lactamase và penicilinase khác. Mặt khác, Penicillin. G không bền khi tiếp xúc với môi trường acid. Vì thế loại thuốc này thường được dùng bằng đường tiêm (đặc biệt là đường tiêm tĩnh mạch), không được dùng bằng đường uống.

Cách sử dụng

  • Penicillin V được dùng bằng đường miệng, nuốt trọn một viên thuốc cùng với nước.
  • Penicillin. G được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng

Liều dùng Penicillin V điều trị bệnh viêm họng

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 500mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.

Đối với trẻ em

  • Trẻ em dưới 27kg: Dùng 250mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 27kg: Dùng 500mg/ lần x 2 – 3 lần/ ngày.
  • Liều tối đa: 2 gram/ ngày.
  • Thời gian điều trị: Kéo dài 10 ngày.

Liều dùng Penicillin. G điều trị viêm họng nặng

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ dưới đây có thể phát sinh trong thời gian chữa bệnh với Penicillin

Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn
  • Sưng lưỡi
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo
  • Sưng miệng.

Tác dụng phụ ít gặp (nguy hiểm)

  • Sốt, ớn lạnh
  • Đi ngoài có máu hoặc tiêu chảy ở dạng lỏng
  • Đi tiểu ít hoặc bị ứ
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím
  • Bong tróc, ngứa, phát ban
  • Co giật
  • Thay đổi tâm trạng, hành vi
  • Sốc phản ứng
  • Co giật
  • Giảm tiểu cầu.
Penicillin
Thuốc Penicillin được chỉ định trong điều trị bệnh viêm họng do vi khuẩn

Amoxicillin

Để điều trị bệnh viêm họng và các triệu chứng, bác sĩ có thể ghi cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc Amoxicillin (thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin). Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, Amoxicillin được chỉ định để điều trị nhiều tình trạng nhiễm trùng khác nhau. Cụ thể như viêm họng, nhiễm trùng tai mũi họng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da.

Ngoài ra, Amoxicillin có thể được chỉ định cùng với các loại thuốc khác trong điều trị loét dạ dày tá tràng phát sinh do vi khuẩn H. pylori hoặc phòng ngừa viêm loét tái phát. Thuốc Amoxicillin không có tác dụng đối với những trường hợp nhiễm virus (điển hình như cúm, cảm lạnh).

Cách sử dụng: Thuốc Amoxicillin được sử dụng bằng đường miệng.

Liều dùng: Tùy thuộc vào dạng bào chế và độ tuổi mắc bệnh. liều dùng thuốc Amoxicillin trong điều trị bệnh viêm họng ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.

Liều dùng thuốc Amoxicillin trong điều trị bệnh viêm họng ở người lớn

Đối với viên phóng thích tức thời

  • Liều khuyến cáo: Uống 250 đến 500mg/ lần x 3 lần/ ngày. Hoặc uống 500 đến 875mg/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Từ 7 -10 ngày.

Đối với viên phóng thích kéo dài

  • Liều khuyến cáo: Uống 775mg/ lần/ ngày, uống thuốc trong vòng 1 giờ sau bữa ăn.
  • Thời gian sử dụng: Kéo dài trong 10 ngày.
  • Amoxicillin dạng viên phóng thích kéo dài phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thứ phát, điển hình như nhiễm trùng do Streptococcus pyogenes.

Liều dùng thuốc Amoxicillin trong điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em từ 4 tuần tuổi đến 12 tuổi

Trẻ em từ 4 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi

  • Liều khuyến cáo: Uống 20 đến 30mg/ kg trọng lượng/ ngày. Chia thành 2 lần dùng, cách nhau 12 giờ.

Trẻ em từ 4 tháng tuổi đến 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Uống 20 đến 50mg/ kg trọng lượng/ ngày. Chia thành nhiều lần dùng, cách nhau từ 8 – 12 giờ.

Liều dùng thuốc Amoxicillin trong điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em trên 12 tuổi

Đối với viên phóng thích tức thời

  • Liều khuyến cáo: Uống 250 đến 500mg/ lần x 3 lần/ ngày. Hoặc uống 500 đến 875mg/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Từ 7 -10 ngày.

Đối với viên phóng thích kéo dài

  • Liều khuyến cáo: Uống 775mg/ lần/ ngày, uống thuốc trong vòng 1 giờ sau bữa ăn.
  • Thời gian sử dụng: Kéo dài trong 10 ngày.
  • Amoxicillin dạng viên phóng thích kéo dài phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng thứ phát, điển hình như nhiễm trùng do Streptococcus pyogenes.

Tác dụng phụ: Những tác dụng phụ dưới đây có thể phát sinh trong thời gian điều trị bệnh viêm họng với thuốc Amoxicillin:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau đầu
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiết dịch, ngứa âm đạo
  • Lưỡi sưng, nổi gai lưỡi, lưỡi màu đen.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Vàng da, da tái
  • Sốt, nổi mẩn ngứa, sưng hạch, đau khớp
  • Lở loét trên môi hoặc trong miệng
  • Suy nhược cơ nặng
  • Dị ứng da nghiêm trọng…
Amoxicillin
Amoxicillin được bác sĩ sử dụng để điều trị nhiều tình trạng nhiễm trùng khác nhau

Cephalexin

Cephalexin (Cefalexin) là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn. Sau khi được đưa vào cơ thể, loại thuốc này sẽ hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm hiệu quả.

Cephalexin không được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng hoặc các dạng nhiễm trùng khác do virus. Ngoài ra việc sử dụng các loại kháng sinh khác cũng làm giảm hiệu quả chữa bệnh của Cephalexin.

Ngoài bệnh viêm họng do vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, Cephalexin có thể được dùng trong dự phòng nhiễm trùng tim mạch nghiêm trọng (điển hình như viêm màng trong tim do vi khuẩn) và được chỉ định ở những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch trước khi phẫu thuật nha khoa.

Cách sử dụng

Đối với Cephalexin dạng viên nén hoặc viên nang, người bệnh nuốt trọn viên thuốc với nước lọc. Đối với Cephalexin dạng dung dịch, người bệnh cần dùng thuốc bằng đường miệng và lắc đều trước khi dùng.

Liều dùng thuốc Cephalexin cho người lớn mắc bệnh viêm họng do nhiễm Streptococcus

  • Liều khuyến cáo: Dùng 250mg/ lần mỗi 6 giờ hoặc dùng 500mg/ lần mỗi 12 giờ.
  • Liều duy trì: Từ 1 – 4 gram/ ngày, chia thuốc thành nhiều lần sử dụng.

Liều dùng thuốc Cephalexin cho trẻ em

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp của Cephalexin:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ợ nóng
  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Ngứa da hoặc ngứa âm đạo
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thương xúc động
  • Đau khớp
  • Đau đầu
  • Nhầm lẫn.
Cephalexin
Cephalexin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm hiệu quả

Ceftriaxone

Ceftriaxone là thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị các dạng nhiễm trùng xảy ra do vi khuẩn. Trong đó đó có bệnh viêm họng thể nặng. Thuốc Ceftriaxone sau khi được sử dụng sẽ giúp bệnh nhân ức chế hoạt động và sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Cách sử dụng

Thuốc Ceftriaxoned được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Vì thế loại thuốc này được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp theo yêu cầu và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng thuốc

Liều dùng thuốc Ceftriaxone được điều chỉnh dựa vào khả năng điều trị và tình trạng sức khỏe.

Thông thường liều dùng Ceftriaxone 1 – 2 gram sẽ được sử dụng để tiêm bắp hoặc tim tĩnh mạch mỗi ngày, có thể chia thuốc thành 2 lần sử dụng dựa vào mức độ nhiễm trùng.

Tổng liều Ceftriaxone dùng hàng ngày không nên vượt quá 4 gram.

Liều dùng Ceftriaxone thông thường đối với người lớn bị nhiễm khuẩn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 gram Ceftriaxone/ lần/ ngày. Dùng tiêm tĩnh mạch.
  • Thời gian dùng thuốc: 14 ngày.

Liều dùng Ceftriaxone thông thường đối với trẻ em bị nhiễm trùng

Đối với trẻ em dưới 1 tuần

  • Liều khuyến cáo: Dùng 50mg/ kg trọng lượng/ ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đối với trẻ em nặng dưới 2kg và trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 50mg/ kg trọng lượng/ ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đối với trẻ em nặng trên 2kg và trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 50 – 75mg/ kg trọng lượng/ ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu.

Đối với trẻ em bị nhiễm trùng nặng và có độ tuổi từ 1 tháng tuổi trở lên

  • Liều khuyến cáo: Dùng 50 – 75mg/ kg trọng lượng/ ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng, dùng cách nhau từ 12 đến 24 giờ.
  • Liều tối đa: 2 gram/ ngày.

Đối với trẻ em bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng và có độ tuổi từ 1 tháng tuổi trở lên

  • Liều khuyến cáo: Dùng 80 – 100mg/ kg trọng lượng/ ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng, dùng cách nhau từ 12 đến 24 giờ.
  • Liều tối đa: 4 gram/ ngày.

Tác dụng phụ 

Những tác dụng phụ có thể phát sinh khi chữa bệnh với Ceftriaxone:

  • Đổ mồ hôi
  • Khó chịu hoặc ngứa âm đạo
  • Sưng dưới lưỡi
  • Phản ứng thái quá
  • Đau đầu chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Kích ứng, đau hoặc có cục cứng nơi tiêm
  • Tiêu chảy
  • Co giật…
Ceftriaxone
Ceftriaxone điều trị viêm bằng cách ức chế hoạt động và sự tăng trưởng của vi khuẩn

2. Nhóm kháng sinh Macrolid

Ngoài kháng sinh nhóm Beta – lactam, bệnh nhân bị viêm họng cũng có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid trong điều trị bệnh viêm họng.

Những loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid được sử dụng phổ biến:

Clarithromycin

Clarithromycin được xác định là loại kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Loại thuốc này có tác dụng kìm khuẩn, diệt các chủng vi khuẩn nhạy cảm hoặc dùng liều cao để diệt các vi khuẩn mạnh hơn.

Thuốc Clarithromycin ức chế hoạt động tổng hợp protein ở những loại vi khuẩn nhạy cảm bằng cách tăng cường hoạt động và gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom.

Thông thường loại thuốc này được sử dụng để thay thế cho thuốc penicilin ở những trường hợp bị dị ứng nhưng có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm. Cụ thể như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm các mô mềm và viêm da.

Cách sử dụng

Thuốc Clarithromycin được sử dụng bằng đường miệng, có thể dùng với thức ăn hoặc không với thức ăn. Thời gian điều trị nhiễm khuẩn với Clarithromycin khác nhau ở mỗi người do cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và từng loại nhiễm khuẩn. Tuy nhiên thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày.

Liều dùng

Đối với người lớn

Liều dùng thuốc Clarithromycin cho người lớn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp

  • Liều khuyến cáo: Dùng từ 250 – 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Liều dùng thuốc Clarithromycin cho người bị suy thận nặng mắc chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Liều khuyến cáo: Dùng 250mg/ lần/ ngày.

Liều dùng thuốc Clarithromycin cho người lớn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng

  • Liều khuyến cáo: Dùng 250mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Đối với trẻ em

Liều dùng thuốc Clarithromycin cho trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp

  • Liều khuyến cáo: Dùng 7,5mg/ kg trọng lượng/ lần x 2 lần/ ngày
  • Liều tối đa: 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Liều dùng thuốc Clarithromycin cho trẻ em bị viêm phổi cộng đồng

  • Liều khuyến cáo: Dùng 15mg/ kg trọng lượng/ lần x 2 lần/ ngày, dùng cách nhau 12 tiếng.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ xảy ra trong thời gian chữa bệnh với Clarithromycin

Tác dụng phụ thường gặp

  • Rối loạn đường tiêu hóa
  • Phản ứng dị ứng
  • Viêm đại tràng màng giả
  • Nổi mề đay, ngứa ngáy, ban da, kích thích.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Triệu chứng ứ mật (đau bụng trên)
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Vàng da
  • Sốt phát ban
  • Tăng bạch cầu ưa eosin
  • Điếc khi dùng liều cao nhưng có thể hồi phục.
Clarithromycin
Thuốc Clarithromycin có tác dụng kìm khuẩn, diệt các chủng vi khuẩn nhạy cảm hoặc dùng liều cao để diệt các vi khuẩn mạnh hơn

Azithromycin

Azithromycin được xác định là một loại kháng sinh mới, loại thuốc này có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid, có tên gọi khác là azalid. Khi được đưa vào cơ thể, azithromycin có khả năng diệt vi khuẩn mạnh bằng cách tác động và gắn với ribosomd ở loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ức chế quá trình tổng hợp protein của chúng.

Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý Azithromycin kháng chéo với Erythromycin. Vì thế người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này.

Thuốc Azithromycin mang đến hiệu quả điều trị cao khi tiếp xúc với những loại vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus, Pneumococcus. Ngoài ra Azithromycin còn có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn nhạy cảm khác như Propionibacterium acnes, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus, Corynebacterium diphtheriae

Thuốc Azithromycin mang đến hiệu quả điều trị đối với vi khuẩn Gram âm như Parainfluenzae, Haemophilus influenzae và nhiều chủng vi khuẩn khác. Vì thế loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, điển hình như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang.

Cách dùng

Sử dụng thuốc Azithromycin bằng đường miệng, uống thuốc khoảng 2 giờ sau khi ăn hoặc 1 giờ trước bữa ăn.

Liều dùng thuốc Azithromycin đối với người lớn trong điều trị viêm họng

  • Liều khởi đầu: Uống 500mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Uống 250mg/ lần/ ngày, duy trì trong 4 ngày.

Liều dùng thuốc Azithromycin đối với người cao tuổi trong điều trị viêm họng

  • Liều khởi đầu: Uống 500mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Uống 250mg/ lần/ ngày, duy trì trong 4 ngày.

Liều dùng thuốc Azithromycin đối với trẻ em trong điều trị viêm họng

  • Liều khởi đầu: Uống 10mg/ kg trọng lượng/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Uống 5mg/ kg trọng lượng/ lần/ ngày, duy trì trong 4 ngày.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ của Azithromycin:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Đau bụng.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó tiêu
  • Ngủ gà
  • Ngứa ngáy
  • Phát ban
  • Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Phản ứng phản vệ
  • Phù mạch
  • Giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời
  • Men transaminase tăng cao.
Azithromycin
Thuốc Azithromycin được xác định là một loại kháng sinh mới, loại thuốc này có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid

Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm họng và đường hô hấp thuộc nhóm Macrolid. Loại thuốc này có tác dụng kìm khuẩn đối với vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương, Rickettsia, Mycoplasma, Spirochetes và Chlamydia.

Cách dùng 

Thuốc Erythromycin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc nên được uống vào lúc đói hoặc dùng thuốc với thức ăn nếu bị kích ứng tiêu hóa.

Liều dùng

Đối với người lớn

Liều dùng thuốc Erythromycin đối với người lớn bị nhiễm khuẩn nặng

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 – 2 gram/ ngày, chia thuốc thành 2 – 4 lần dùng.
  • Liều tối đa: Dùng 4 gram/ ngày.

Đối với trẻ em

Liều dùng thuốc Erythromycin thông thường đối với trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Dùng 30 – 50mg/ kg/ trọng lượng/ ngày.

Liều dùng thuốc Erythromycin đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn nặng

  • Liều khuyến cáo: Dùng 60 – 100mg/ kg/ trọng lượng/ ngày.

Liều dùng thuốc Erythromycin đối với trẻ em từ 2 – 8 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 gram/ ngày, chia thuốc thành 2 – 4 lần dùng.

Liều dùng thuốc Erythromycin đối với trẻ em dưới 2 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 500mg/ ngày, chia thuốc thành 2 – 4 lần dùng.

Tác dụng

Các tác dụng phụ có thể phát sinh khi dùng Erythromycin:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Ngoại ban.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Nổi mày đay.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Loạn nhịp tim
  • Phản ứng phản vệ
  • Ứ mật trong gan
  • Tăng bilirubin huyết thanh
  • Transaminase tăng
  • Điếc có hồi phục.
Erythromycin
Erythromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm họng và đường hô hấp thuộc nhóm Macrolid

Phân tích lợi và hại khi dùng kháng sinh trị viêm họng

Lợi ích

Cũng tương tự như các loại thuốc tây khác, lợi ích khi dùng kháng sinh chữa viêm họng mà chúng ta dễ nhận thấy đó là mang đến tác dụng mau chóng. Những loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong cổ họng. Các cơn đau họng, khàn tiếng và những triệu chứng bệnh khác cũng vì vậy mà giảm đi.

Thêm vào đó, cách sử dụng thuốc tây cũng đơn giản, gọn lẹ nên rất thuận tiện cho bệnh nhân. Người bệnh chỉ cần nhớ được đơn thuốc đã được dược sĩ hoặc bác sĩ chỉ định. Chính vì mang đến nhiều lợi ích dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân..

Tác hại

Mặc dù được biết đến là biện pháp thuận tiện và đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, kháng sinh lại có thể gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe của bệnh nhân.

Gây lãng phí, tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn:

Như đã được đề cập, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Mà viêm họng lại có thể xảy ra do nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Virus, liên cầu khuẩn, cảm thông thường, thời tiết thay đổi đột ngột, dị ứng, môi trường bị ô nhiễm…

Nếu chưa được thăm khám và chẩn đoán để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh mà dùng kháng sinh, nó sẽ gây lãng phí. Điều này không những không chữa được bệnh mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.Chúng sẽ có khả năng thích ứng hoặc có sự biến đổi gen trên nhiễm sắc thể để kiểm soát sự nhạy cảm với thuốc.

Hệ quả là nó không những không bị tiêu diệt mà còn có khả năng phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới. Lúc này, kháng sinh sẽ không còn tác dụng đối với chúng, ảnh hưởng xấu đến việc dùng thuốc để điều trị cho những bệnh lý sau này.

Trước khi chữa trị bằng kháng sinh, cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh
Trước khi chữa trị bằng kháng sinh, cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh

Kháng sinh không phải bao giờ cũng là sự lựa chọn đúng. Do đó để tránh gặp phải vấn đề này, trước khi chữa bệnh viêm họng bằng loại thuốc trên, cần phải đi khám và tiến hành xét nghiệm kỹ lưỡng. Trong trường hợp mắc bệnh do vi rút hoặc các nguyên nhân khác mà không phải là vi khuẩn, tuyệt đối không được điều trị bằng biện pháp này.

Tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ:

Tương tự như các loại thuốc tây khác, gây ra nhiều tác dụng phụ cũng là một tác hại khi dùng kháng sinh chữa viêm họng. Sử dụng không đúng cách, thuốc sẽ dễ gây ra các phản ứng dị ứng, mẫn cảm, các biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng… Thậm chí, một số trường hợp còn bị sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải những vấn đề trên, nhưng đối tượng dễ bị lạm dụng thuốc nhất chính là trẻ nhỏ. Đây cũng chính là đối tượng dễ mắc phải các tác dụng phụ nhất. Bởi các cơ quan trong cơ thể của bé có liên quan đến việc hấp thu, chuyển hóa, đào thải thuốc phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, nguy cơ gặp tai biến khi điều trị bằng kháng sinh sẽ cao hơn nhiều so với những người khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng khi dùng kháng sinh để điều trị cho con. Thêm vào đó, hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được xử lý sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Một vài lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm họng

Bên cạnh mặt lợi, dùng kháng sinh chữa viêm họng cũng có thể gây ra nhiều tác hại. Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn, khi chữa trị viêm họng, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Cần đi khám, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định để xác định rõ nguyên nhân gây viêm họng.
  • Không tự ý mua thuốc để uống, phải dùng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nó sẽ giúp làm sạch cổ họng, giảm bớt các vi khuẩn trong cổ họng.
  • Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dân gian từ trà gừng mật ong, tỏi… để làm giảm các triệu chứng. Nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Có thể dùng các loại thuốc giảm đau, vitamin C… nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và các thực phẩm có tác dụng kháng viêm.

Trên đây là các thông tin cần biết về mặt lợi và hại khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng và một vài lưu ý. Để điều trị đúng cách, an toàn, hiệu quả khi bị viêm họng, việc tham khảo các thông tin trên đây là điều nên làm.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Công dụng chữa viêm họng của trà xanh bạn nên biết

Khi cảm thấy bị đau, rát do niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, bạn có thể nhâm nhi một...

Bất ngờ với công dụng chữa viêm họng của cần tây

Khi bị viêm họng, chỉ cần vắt lấy nước cốt bằng cần tây uống hoặc súc miệng là có thể...

Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Cách trị nhanh

Bị đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp...

7 cách chữa viêm họng cho bà bầu cực an toàn, hiệu quả

Việc sử dụng thuốc điều trị viêm họng trong thời gian mang thai có thể gây ra tác dụng không...

Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?

Đau rát họng khó nuốt là triệu chứng xảy ra phổ biến do nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *