6 Cách chữa ho, viêm họng bằng cây rau tần theo dân gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rau tần dày lá (húng chanh) có chứa các tinh dầu của hợp chất phenol, salixylat engenol và một số thành phần khác. Những thành phần này đều có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, tiêu đờm. Chính nhờ những thành phần trên, ông bà ta đã áp dụng chữa ho, viêm họng bằng rau tần cực kỳ hiệu quả.

Cách chữa ho, viêm họng bằng cây rau tần
Cây rau tần được ông bà ta sử dụng để chữa bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả, lại còn lành tính

Cây rau tần – Thần dược trị ho, viêm họng

Rau tần lá dày là một loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) với danh pháp khoa học là Plectranthus amboinicus. Đây là một loại rau thơm mùi, có lông mịn rất nhỏ, lá dày, cứng, giòn, mọng nước, mọc đối xứng. Mép lá có các khía răng cưa hình tròn. Hai mặt lá đều có màu xanh lục nhạt, nhiều gân nhỏ trên toàn bộ lá. Trong dân gian, rau tần dày lá còn được gọi là lá húng chanh, dương tử tô, rau thơm lùn. Và đây cũng chính là một trong những loại cây được dân gian sử dụng để trị bệnh ho, bệnh viêm họng cho cả người lớn và trẻ em.

Theo sự ghi nhận trong giới y học cổ truyền, lá tần dày mang trong mình vị cay, hơi chua, thơm mùi chanh, tính ấm. Loại lá này có tác dụng giải cảm, tiêu độc, thông cổ họng, trừ đàm, lợi phế, kháng khuẩn, tiêu viêm. Song song, trong nền y học hiện đại, rau tần dày lá có chứa các tinh dầu rất có lợi cho vòm họng và các bệnh lý về đường hô hấp như: colein, salicylat, carvacrol, phenolic, thymol,… Những thành phần hoạt chất này được xem như là một loại thuốc kháng sinh chống lại sự xâm nhập của một số tác nhân gây hại cho vòm họng.

Chính nhờ những bản chất trên, cây tần dày lá không thể không góp mặt trong danh sách các loại thảo dược trong dân gian cải thiện các triệu chứng của bệnh ho, bệnh viêm họng.

Rau tần dày lá trị ho, viêm họng
Rau tần dày lá là thành phần nguyên liệu quen thuộc có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người

Ngoài công dụng chữa bệnh ho, bệnh viêm họng, rau tần dày lá còn được biết đến với công dụng chữa cảm cúm, sốt cao, sốt cao nhưng không ra tiết ra mồ hôi, chảy máu cam, nôn ra máu, trị vết thương của côn trùng đốt, trị đau vai gáy và một số bệnh lý khác về đường hô hấp như: viêm phế quản, hen, khàn tiếng,…

Xem thêm: 10 Cách Trị Viêm Họng Tại Nhà bằng Mẹo Tự Nhiên, Đơn Giản

Những bài thuốc chữa ho, viêm họng bằng rau tần dày lá

Dưới đây là một số bài thuốc từ rau tần dày lá chữa các chứng ho, viêm họng. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà:

Bài thuốc số 1: Dùng nước ép rau tần dày để trị ho, viêm họng

  • Đem 10 gram rau tần dày lá rửa sạch nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ vào trong cối để giã cho nát;
  • Chắt lấy phần nước cốt để dùng. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm một ít đường để sử dụng;
  • Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên thêm một ít đường vào phần lá tần dày đã giã nát rồi đem chưng cách thủy cho trẻ dùng để cải thiện tình trạng ho khan, ho thông thường hay các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Dùng nước ép rau tần dày để trị ho, viêm họng
Dùng nước ép từ rau tần dày lá thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách rõ rệt

Bài thuốc số 2: Chữa viêm họng, ho thông thường, khàn tiếng bằng rau tần dày lá

Bài thuốc gồm có các nguyên liệu sau:

  • Rau tần dày lá 8 gram
  • Lá kinh giới 8 gram
  • Lá tía tô 8 gram
  • Lá hẹ xanh 8 gram
  • Củ gừng tươi 8 gram

Cách thực hiện:

  • Đem toàn bộ những thảo dược đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước lạnh hoặc nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ vào nồi sắc cùng với 500ml nước lọc, sắc cô đặc còn lại khoảng 100 ml để dùng;
  • Chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để sử dụng vào mỗi buổi sáng, trưa và tối;
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày nếu mong muốn đạt kết quả tốt.

Thử ngay: 4 Cách chữa viêm họng bằng lá tía tô tại nhà cực dễ làm

Bài thuốc số 3: Chưng rau tần dày lá và đường phèn trị ho do nhiệt, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, tắt tiếng

Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Lá rau tần còn tươi 20 gram
  • Đường phèn 20 gram

Cách thực hiện:

  • Đem lá tần dày rửa sạch nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo;
  • Cắt lá tần dày thành các sợi nhỏ dài rồi cho vào trong một chén sứ sạch;
  • Tiếp tục cho một lượng đường phèn đã được chuẩn bị. Nếu bạn sử dụng đường phèn ở dạng khối, bạn nên đập nhỏ để đường tan chảy nhanh hơn trong lúc nấu;
  • Đem hỗn hợp chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước để sử dụng hoặc có thể sử dụng cả phần cái bằng cách ngậm rồi nuốt trôi từ từ;
  • Kết quả sẽ thấy rõ chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng.
Rau tần dày lá chưng đường phèn trị ho, viêm họng
Rau tần dày lá chưng đường phèn trị ho, viêm họng được nhiều người áp dụng và điều trị thành công

Bài thuốc số 4: Dùng rau tần dày lá chữa viêm họng, tắt tiếng kèm với các triệu chứng nôn ói, ăn khó tiêu, trướng bụng

  • Hái lấy 1 – 2 lá tần dày rồi đem rửa nhiều lần với nước để loại bỏ hoàn toàn phần bụi bẩn và một số vi khuẩn gây hại cho hệ đường ruột;
  • Cho vào miệng rồi nhai cho nát và nuốt trôi từ từ;
  • Mỗi ngày thực hiện vài lần để cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng, tắt tiếng, nôn ói,…

Bài thuốc số 5: Trị chứng ho lâu ngày không khỏi bằng rau tần lá dày và lòng đỏ trứng

Những nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Rau tần lá dày 20 – 40 gram
  • Quả trứng gà tươi 1 – 2 quả

Cách thực hiện:

  • Rau tần dày lá cần được làm sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất;
  • Thái toàn bộ những phần lá đã được làm sạch rồi cho vào một chén sứ;
  • Tách quả trứng gà làm đôi và chỉ sử dụng phần lòng đỏ trứng gà;
  • Trộn đều hai hỗn hợp trên rồi đem chưng cách thủy khoảng 5 – 10 phút;
  • Sử dụng khi hỗn hợp nguội dần;
  • Người lớn sử dụng 2 lần mỗi ngày vào tầm trưa và tối. Còn trẻ em nên chia thành nhiều phần nhỏ để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc số 6: Dùng rau tần dày lá trị ho do cảm sốt

Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 1 nắm rau tần dày lá
  • 1 nắm lá tía tô
  • 1 nắm cam thảo đất
  • 2 lát gừng

Cách thực hiện:

  • Đem lá tần dày và lá tía tô rửa sạch nhiều lần với nước rồi thái thành các sợi nhỏ;
  • Cho cam thảo và gừng tươi vào trong nồi nước để đun sôi;
  • Tắt bếp rồi cho hỗn hợp lá vào hãm khoảng 5 phút;
  • Chắt lọc lấy phần nước để uống khi còn ấm;
  • Sử dụng mỗi ngày 1 lần để cải thiện các triệu chứng ho.

Những điểm cần lưu ý khi chữa ho, viêm họng bằng rau tần dày lá

Trong và trước khi trị bệnh viêm họng, ho bằng rau tần dày lá, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trị bệnh ho, viêm họng bằng cây tần dày lá là phương pháp trị bệnh trong phạm vi dân gian và chỉ có tác dụng nhanh chóng nếu người bệnh sử dụng kiên trì đều đặn mỗi ngày;
  • Không sử dụng các bài thuốc từ rau tần dày lá cho các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong loại thảo dược này;
  • Bạn cần cẩn thận khi sử dụng rau tần dày lá. Bởi vì, những sợi lông tơ nhỏ li ti có thể gây kích ứng da, gây ngứa;
  • Thận trọng khi trị ho, viêm họng bằng phương pháp này cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các thực phẩm được chuyên gia khuyên không được sử dụng trong suốt thời gian mắc bệnh.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng trị viêm họng, ho bằng rau tần lá dày
Không dùng rau tần dày lá với người dễ mẫn cảm với thành phần dược liệu có trong lá

Tóm lại, chữa bệnh ho, viêm họng bằng rau tần dày lá là một phương pháp trị bệnh được ông bà ta truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng không bị lạc hậu. Hiện nay có khá nhiều người áp dụng và điều trị thành công. Bên cạnh việc điều trị bệnh ho, viêm họng bằng phương pháp này, người bệnh cũng nên tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải. Từ đó, có những biện pháp cải thiện bệnh lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dùng giá đỗ chữa viêm họng là phương pháp an toàn, dễ thực hiện

Giá đỗ chữa viêm họng có hiệu quả không?

Chữa viêm họng từ giá đỗ có tác dụng làm giảm được các biểu hiện của bệnh viêm họng như...

9 loại tinh dầu trị đau họng được nhiều người áp dụng

Các tinh chất từ cây xạ hương, oải hương, tỏi... là những loại tinh dầu trị đau họng vẫn hay...

Điều trị viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc tây có tốt không?

Bệnh viêm họng hạt là một trong những căn bệnh dễ mắc, nhưng lại khó trong việc điều trị. Người...

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách...

Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm họng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Thị Trang ĐàiLê Thị Trang Đài says: Trả lời

    Bs cho e hỏi con e bị ho e đã cho uống cỏ mực nhưng cho e cỏ mực ít quá nên e định chiều đổi chưng cách thủy tần dày lá cho con e uong nhưng cần cách thời gian bao lâu mới uống được ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *