Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả nhanh & lưu ý

Trẻ bị viêm họng gây sốt cao là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đối với các phụ huynh có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe khi trẻ bệnh thì không quá lo lắng đến vấn đề này. Tuy nhiên, không hẳn mọi cách làm của bạn đều đúng và phù hợp với sức khỏe của con trẻ. Để biết chính xác việc nên làm để hạ sốt cho trẻ khi bị viêm họng, phụ huynh có thể tham khảo 10 mẹo vặt được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả

Trời chuyển mùa là thời gian và điều kiện thuận lợi cho một số mầm bệnh tấn công vào sức khỏe con người, đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, sốt, viêm amidan, ho,… Tình trạng này không chỉ gặp phải ở người lớn mà còn gặp phần đông ở trẻ nhỏ.

Một trong những bệnh lý thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ là sốt. Đây là hiện tượng thân nhiệt của con trẻ cao hơn nhiệt độ bình thường (37 độ C). Một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường hô hấp, lúc đó, các đại thực bào và bạch cầu sẽ bị kích thích và tự động tiết ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Điều này dẫn đến tình trạng tăng sản nhiệt cơ thể và gây ra cơn sốt.

Một số trường hợp khác, cơn sốt còn được bùng phát do trẻ bị viêm họng trong nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, trẻ thường hay đổ mồ hôi, có cảm giác khó chịu ở cổ họng gây khó nuốt hoặc nuốt bị đau, cơ thể thường xuyên mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng đâm ra bị sụt cân, trẻ suy dinh dưỡng.

trẻ bị sốt do viêm họng
Khi sốt do viêm họng, trẻ thường đau rát cổ họng, đổ nhiều cổ hôi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, hay ngủ li bì

Mách bạn 10 cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng an toàn và nhanh chóng

Để khắc phục tình trạng sốt do trẻ bị viêm họng, quý phụ huynh cần có những giải pháp hữu hiệu để làm giảm nhiệt độ cơ thể trẻ, đồng thời, cải thiện chứng đau rát cổ họng. Nếu chưa biết cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể tham khảo 10 mẹo vặt được chia sẻ dưới đây và có thể áp dụng ngay tại nhà.

1. Làm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm

Điều đầu tiên mà nhiều phụ huynh nên làm khi trẻ bị sốt là lau người trẻ bằng nước ấm (khoảng 60 độ). Việc làm cơ thể bằng nước ấm không chỉ giúp cơ thể của trẻ được thư giãn mà còn giúp loại bỏ các tác nhân dị nguyên bám trên da.

Những bộ phận trên cơ thể trẻ mà phụ huynh cần hết sức lưu ý trong quá trình làm sạch là cổ, hai nách, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân và những vị trí nhạy cảm của trẻ.

Lưu ý: Cha mẹ nên chú ý nhiệt độ của nước hoặc khăn ấm trước khi đưa lên cơ thể trẻ. Bởi làn da của trẻ còn khá nhạy cảm và chưa thực sự hoàn thiện. Việc lau người bằng nước quá nóng có thể gây bỏng da, ngược lại, nếu nước quá lạnh có thể khiến bệnh tình của trẻ càng trở nặng hơn. Bên cạnh đó, có thể hòa thêm một ít tinh dầu để tăng tác dụng hạ sốt cho trẻ.

cách hạ sốt cho trẻ do bị viêm họng
Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm mỗi ngày tối thiểu 1 lần để hạ sốt do bị viêm họng

2. Hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng cách chườm khăn ấm

Ngoài việc lau cơ thể trẻ bằng nước ấm, cha mẹ cũng có thể sử dụng khăn ấm đặt lên trán của trẻ để hạ sốt do bị viêm họng. Cách làm này giúp tăng khả năng lưu thông máu, làm giãn nở các lỗ chân lông, từ đó giúp cơ thể trẻ tản nhiệt và làm mát cơ thể.

Để nhiệt độ cơ thể trẻ hạ xương nhanh chóng và an toàn, phụ huynh có thể kết hợp cùng với giấm táo bằng cách: Cho một ít giấm táo vào trong lượng nước ấm theo tỷ lệ 1:2 rồi đem khăn ngâm trong khoảng vài phút, sau đó đắp lên lên vùng trán của trẻ.

Chườm khăn ấm cho trẻ
Chườm khăn ấm lên trán của trẻ – Biện pháp hạ sốt do viêm họng hữu hiệu

3. Luôn giữ ấm cổ họng cho trẻ

Giữ ấm cổ họng cho trẻ là việc làm mà mọi phụ huynh nên thực hiện để cải thiện bệnh viêm họng ở trẻ bằng cách sử dụng khẩu trang, khăn choàng cổ, trang phục kín đáo khi đi ra ngoài. Còn ở nhà, cha mẹ cũng có thể cho trẻ mặc đồ thoải mái nhưng vẫn đảm bảo cơ thể trẻ không bị lạnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày tối thiểu 2 lần và cần kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng. Điều này có thể giúp làm sạch khoang miệng và ngăn chặn sự tấn công của một số vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp và tai mũi họng.

Ngoài ra, cha mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức phù hợp. Tốt nhất là nên hạn chế tối đa việc sử dụng máy lạnh. Bởi nhiệt độ lạnh có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ gia tăng và tình trạng ngứa rát cổ họng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài
Luôn giữ ấm cơ thể của trẻ khi đi ra ngoài để phòng bệnh tình trở nặng

4. Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, rộng rãi

Khi trẻ bị sốt bị viêm họng, cha mẹ không nên cho trẻ mặc những trang phục quá chật hoặc mặc nhiều lớp áo. Theo quan niệm của dân gian, cho trẻ mặc nhiều lớp áo để toát mồ hôi, từ đó giúp hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là lời đồn, chưa được giới y học hiện đại chứng minh. Một số tài liệu khác cho biết, cơ thể trẻ toát nhiều mồ hôi do mặc nhiều lớp áo có thể dẫn đến nhiễm lạnh. Không những vậy, điều này còn gây ra không ít sự khó chịu ở trẻ.

Do đó, phụ huynh nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi và nên lựa chọn các sản phẩm hút mồ hôi tốt.

cách hạ sốt cho trẻ do bị viêm họng
Mặc cho trẻ những bộ trang phục thoải mái, rộng rãi, tránh sử dụng quần áo gò bó, khó thoát mồ hôi

5. Xoa bóp cơ thể trẻ bằng tinh dầu

Phụ huynh có thể sử dụng một số tinh dầu được chiết xuất từ các dược liệu từ thiên nhiên để hạ sốt cơ thể trẻ như: tinh dầu gừng, tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu cúc la mã,…

Cơ chế hoạt động chính của tinh dầu là nhờ có chất rubefacient mang tính nóng sẽ giúp gây ra hiện tượng tản nhiệt độ trong cơ thể, làm đổ mồ hôi, từ đó giúp hạ sốt.

Để sản phẩm phát huy tối đa công dụng vốn có, phụ huynh nên lựa chọn tinh dầu phù hợp với cơ thể của trẻ. Tuyệt đối không sử dụng loại tinh dầu mà trẻ bị dị ứng hoặc mẫn cảm. Ngoài ra, quý phụ huynh chỉ nên thoa một lượng vừa đủ, không nên thoa quá nhiều, bởi điều này có thể gây kích ứng da.

tinh dầu giúp hạ sốt
Xoa bóp cơ thể trẻ bằng tinh dầu bạc hà có tác dụng lưu thông máu, thư giãn cơ thể và giúp hạ nhiệt

6. Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt là một trong những giải pháp được khá nhiều phụ huynh lựa chọn với mục đích hạ sốt nhanh. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa thường kê cho trẻ đơn thuốc thuộc nhóm Paracetamol ở dạng gói, dung dịch lỏng hay thuốc đạn nhét hậu môn. Đây là nhóm thuốc ít gây ra tác dụng phụ và giúp hạ sốt nhanh sau 30 phút.

Một số trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C thì không nên sử dụng nhóm thuốc trên. Vì thuốc Tây y được giới chuyên đánh giá là không tốt cho sức khỏe con trẻ, nhiều trường hợp khác có thể ngăn chặn cơ hội nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên. Đặc biệt, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt, bởi thuốc này có chứa các thành phần có thể gây tổn thương não.

Chính vì vậy, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để biết chính xác nhóm thuốc và cách dùng phù hợp để không gây ra những tác dụng phụ không tốt cho trẻ.

cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

7. Cho trẻ uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước và gây khô họng. Để khắc phục tình trạng này cũng như giúp trẻ hạ sốt, phụ huynh nên cho trẻ uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn. Bởi uống nhiều nước cũng có tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.

Tốt nhất nên cho trẻ uống nước ấm để cổ họng được thông thoáng, làm giảm chất dịch cản trở việc thở. Không nên cho trẻ uống nước quá nóng hoặc nước quá lạnh. Vì nước quá nóng có thể gây bỏng lưỡi, miệng. Trong khi đó, nước quá lạnh khiến cho các dịch ở cổ họng kết tủa ngày một nhiều hơn.

Ngoài việc uống nước lọc thông thường, phụ huynh cũng nên bổ sung cho trẻ các loại nước ép hoặc sinh tố chứa nhiều vitamin C như: nước cam, nước quýt, nước ép bưởi,… hoặc dùng các loại sản phẩm ở dạng bột, viên nén. Những loại đồ uống này không chỉ có giúp bù nước mà còn có tác dụng bổ sung cho cơ thể một số dưỡng chất cần thiết.

cách hạ sốt cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước ấm mỗi ngày để hạ sốt cũng như cải thiện tình trạng đau rát cổ họng

8. Bổ sung viên uống hoặc các thực phẩm giàu vitamin C

Theo đánh giá của chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung vitamin C cho trẻ khi bị sốt là việc làm hết sức cần thiết. Bởi nguyên tắc hoạt động của dưỡng chất này là tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, đặc biệt hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng như: ho, cảm cúm, viêm họng, sốt,…

Có khá nhiều cách bổ sung thành phần vitamin C trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn một số thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này hoặc ép lấy nước cho trẻ dùng. Một số thực phẩm giàu vitamin C được các chuyên gia khuyến khích dùng cho trẻ như: cam, bưởi, quýt, dâu tây, kiwi, chuối, nho, rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh, cải thìa,…

hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch

9. Kết hợp bổ sung canxi và vitamin D hạ sốt cho trẻ bị viêm họng

Phần lớn phụ huynh biết đến vai trò của canxi trong việc cải thiện chức năng xương khớp nhưng ít người biết đến thành phần này có tác dụng chống sự nhiễm trùng. Chính vì vậy, trong việc cải thiện cơn sốt ở trẻ nhỏ, phụ huynh không nên quên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu hàm lượng canxi. Tốt hơn nên kết hợp cùng với vitamin D để trẻ giảm sốt nhanh hơn.

Một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D và canxi cao, rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ như: sữa, các chế phẩm từ sữa, hạt mè, rau bina, cải bó xôi, đậu Hà Lan, rong biển,…

cách hạ sốt cho trẻ
Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa hàm lượng canxi và vitamin D khá cao, rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ

10. Hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng các bài thuốc dân gian

Ngoài việc áp dụng mẹo vặt trên, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng cách dùng các loại thảo dược tự nhiên như: lá diếp cá, lá nhọ nồi, chanh,… Hãy tham khảo các bài thuốc cụ thể dưới đây:

# Dùng lá diếp cá hạ sốt cho trẻ bị viêm họng

Đối với lá diếp cá, cha mẹ có thể áp dụng theo nhiều cách được chia sẻ dưới đây:

Xay lá diếp cá lấy nước cho trẻ uống:

  • Đem một nắm lá diếp cá đã được làm sạch bằng nước cho vào máy xay sinh tố;
  • Thêm một ít muối tinh luyện và một lượng nước ấm rồi tiến hành xay nguyễn. Có thể thêm một ít đường để trẻ dễ uống;
  • Chắt lọc lấy phần nước và chia thành nhiều phần nhỏ rồi cho trẻ uống hết trong ngày.

Đun lá diếp cá cùng nước vo gạo:

  • Làm sạch một nắm lá diếp cá bằng nước sạch rồi cho vào nồi cùng với một lượng nước vo gạo lần 2;
  • Tiến hành đun cho đến khi lượng tinh chất có trong lá diếp cá ra hoàn toàn;
  • Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước cho trẻ uống.

Lưu ý: Khi cho trẻ uống hỗn hợp lá diếp cá và nước vo gạo, phân của trẻ khi đại tiện có thể chứa chất nhầy. Nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng bởi đây chỉ là chất nhầy do phần đờm và dịch nhầy ở cổ họng trẻ bị tống ra ngoài.

Nấu lá diếp cá cùng với nước cháo và đường phèn:

  • Đem một nắm lá diếp cá đã được làm sạch cho vào nồi;
  • Tiếp tục thêm một lượng nước cháo vừa đủ cùng với một ít đường phèn (độ ngọt có thể thay đổi theo sở thích của trẻ nhỏ);
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại;
  • Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước cho trẻ dùng. Nên cho trẻ dùng khi còn ấm.

# Hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng lá cây nhọ nồi (cây cỏ mực)

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá nhọ nồi ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ lá nhọ nồi đã được làm sạch vào trong máy xay sinh tố cùng với một ít muối tinh luyện. Có thể thêm một ít đường nếu trẻ thích ngọt;
  • Tiến hành xay nhuyễn rồi chắt lọc lấy phần nước để trẻ uống;
  • Cho trẻ uống thành từng ngụm nhỏ hoặc chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày;
  • Đối với phần bã, đem đắp lên trán hoặc vào gan bàn chân của trẻ để tăng công dụng;
  • Kiên trì áp dụng cho đến khi trẻ ngừng sốt hoàn toàn.

# Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng bằng chanh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 quả chanh tươi, nhiều nước rồi cắt thành từng lát mỏng;
  • Đắp từng lát chanh lên trán, khuỷu tay, khuỷu chân và dọc sống lưng của trẻ;
  • Giữ yên khoảng 10 – 15 phút rồi lau lại người trẻ bằng khăn ấm;
  • Áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần để hạ sốt cho trẻ khi bị viêm họng.

Lưu ý: Phụ huynh không nên đắp trực tiếp lên những vùng da có vết thương bị trầy xước, điều này sẽ khiến trẻ bị rát. Bên cạnh đó, không nên áp dụng cách làm này vào những ngày trời trở lạnh, bởi nếu đắp chanh lên sống lưng của trẻ có thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng
Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng không nên áp dụng vào màu đông hoặc những ngày trời trở lạnh

Một số lưu ý khi trẻ bị viêm họng kèm sốt cao

Bên cạnh việc áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng đã chia sẻ ở trên, quý phụ huynh cần quan tâm đến chế độ sinh dưỡng cũng như theo dõi chặt chẽ sức khỏe của con trẻ để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể hơn:

  • Cho trẻ em những thức ăn đã nấu chín và chế biến ở dạng lỏng như canh, súp, cháo,… Bên cạnh đó, nên cho trẻ em nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi để tăng khẩu vị cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết;
  • Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng, nhiều gia vị,… đặc biệt là những món ăn chiên, nướng. Những thức ăn này có thể cọ xát vào thành cổ và khiến tổn thương càng trở nên nặng hơn;
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc để gia giảm nhiệt độ của cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ uống một số loại nước nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng và giảm chứng đau rát cổ họng;
  • Luôn tạo cho trẻ không gian ở thoải mái, sạch sẽ bằng cách lau chùi, dọn dẹp mỗi ngày;
  • Trò chuyện với con trẻ để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi bởi cơn sốt và chứng đau họng. Phụ huynh có thể đưa trẻ đi dạo hoặc tham gia các hoạt động mà trẻ thích để làm phân tâm trạng thái mệt mỏi của trẻ;
  • Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ 4 giờ/ lần. Nếu phát hiện trẻ sốt cao trên 39 độ, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
một số lưu ý khi trẻ bị viêm họng kèm sốt cao
Cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao trên 39 độ kèm với chứng đau cổ họng không có dấu hiệu thuyên giảm

Trên đây là các mẹo vặt hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh và an toàn. Quý phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao hoặc tình trạng đau rát cổ họng không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được kiểm tra sức khỏe cũng như có giải pháp điều trị hiệu quả.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Mẹo chữa viêm họng tuyệt bằng hành tây bạn nên biết

Chữa viêm họng bằng hành tây là phương pháp đơn giản lại hiệu quả được rất nhiều người áp dụng....

Bật mí cách dùng đậu xanh chữa viêm họng ít ai ngờ

Đậu xanh một trong những loại ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ có...

Viêm họng có nên uống nước cam không? Tại sao?

Nước cam là một loại đồ uống chứa làm lượng vitamin C dồi dào nên được đánh giá là rất...

Điểm mặt 8 loại trà dành cho người bị đau họng

Uống trà thảo dược mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bạn đang bị đau họng....

Bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh viêm họng cấp là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp và không giới hạn độ tuổi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.