Top 7 loại thuốc trị viêm họng tốt và được tin dùng nhất hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị kê toa hoặc không kê toa như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… để chấm dứt tình trạng đau nhức do bệnh viêm họng gây ra.

Các loại thuốc điều trị viêm họng
Thuốc điều trị viêm họng thường bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và hạ sốt, thuốc kháng viêm không chứa steroid,…

7 Loại thuốc điều trị viêm họng hiệu quả tốt nhất

Ngoài các biện pháp điều trị từ tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dưới đây để giảm thiểu tình trạng đau nhức, sưng tấy khó chịu do bệnh viêm họng gây ra.

1. Thuốc kháng sinh

Thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn, tụ cầu và phế cầu khuẩn gây ra. Mục đích của thuốc là giúp tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, tránh trường hợp bệnh gây biến chứng về sau. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng dưới dạng thuốc chích hoặc viên, bao gồm các loại chính như:

Nhóm thuốc beta-lactamin

Nhóm thuốc beta-lactamin bao gồm amoxicillin kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh khác như ceftriaxone, axít clavulanic và cephalexin,…

Đối với bệnh viêm họng, để chữa trị bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu bạn sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc beta-lactamin như:

  • Penicillin

Penicillin là một trong những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn. Loại thuốc này thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm họng do sự tác động của liên cầu khuẩn hoặc một số loại vi khuẩn khác.

Penicillin gồm hai loại. Đó là Penicillin V dạng đường uống điều chế ở dạng viên nén, dạng tiêm dùng để tiêm tĩnh mạch và dạng bột tan.

Việc sử dụng Penicillin dài ngày hoặc dùng thuốc với liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, nổi mề đay, làm giảm tiểu cầu, sốt, sốc phản vệ…

  • Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng. Thuốc phù hợp với những trường hợp nhiễm khuẩn do sự tác động của một số loại vi khuẩn nhạy cảm. Điển hình như bệnh viêm họng, sốt thương hàn, viêm màng não, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm nội mạc, viêm tai giữa, viêm amidan…

Trong thời gian điều trị bệnh với thuốc kháng sinh Amoxicillin, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như vàng da ứ mật, viêm gan, giảm bạch cầu thoáng qua, viêm kết mạc, tiêu chảy, buồn và nôn ói, hoại tử da, nổi mề đay…

  • Cephalexin

Cephalexin là thuốc kháng sinh beta-lactamin được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của các loại vi khuẩn gây hại. Đồng thời giảm đau nhẹ, giảm ho và cải thiện cảm giác bỏng rát vùng cổ họng.

Tuy nhiên nếu sử dụng dài ngày, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.

  • Ceftriaxone

Ceftriaxone có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm viêm, chống khuẩn. Đồng thời giúp giảm ngứa và kiểm soát cơn ho.

Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc, có tiền sử dị ứng với penicillin, trẻ sơ sinh thiếu tháng, phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai, suy gan, suy thận.

Ceftriaxone
Ceftriaxone có tác dụng làm dịu nhanh cảm giác đau rát vùng cổ họng, giảm viêm, chống khuẩn

Nhóm thuốc macrolid

Kết hợp các loại kháng sinh chính như erythromycin, clarithromycin và azithromycin,…

  • Clarithromycin

Clarithromycin là thuốc kháng sinh macrolid được chỉ định điều trị cho những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm…

Trong thời gian điều trị, thuốc Clarithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn vị giác, viêm đại tràng giả mạc…

  • Azithromycin

Thuốc kháng sinh Azithromycin thường được sử dụng để điều trị những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Điển hình như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis không kèm theo biến chứng tại đường sinh dục, các vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn qua đường tình dục không do bệnh lậu.

Việc đưa thuốc Azithromycin vào quá trình điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, trướng bụng, buồn nôn, đau bụng…

  • Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị viêm họng, các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục.

Thuốc Erythromycin không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp viêm gan, mẫn cảm với nhóm thuốc macroide, người bị rối loạn porphyrin. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và đang mang thai.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng như phát ban, ngứa da, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, viêm gan, vàng da, rối loạn nhịp tim… có thể xảy ra khi dùng thuốc porphyrin dài ngày.

Erythromycin
Erythromycin thường được sử dụng để điều trị viêm họng, các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn mô mềm, nhiễm khuẩn đường hô hấp

2. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Bao gồm hai loại thuốc chính đó là aspirin và paracetamol. Chúng thường được dùng để giảm đau và hạ sốt do bệnh viêm họng gây ra. Đồng thời, thuốc còn giúp cải thiện triệu chứng khó nuốt.

Aspirin

Aspirin thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng đau rát từ nhẹ đến trung bình. Do đó thuốc Aspirin thường được sử dụng để điều trị những triệu chứng đi kèm do bệnh viêm họng gây ra. Cụ thể như đau rát cổ họng, đau cơ, sốt, đau đầu…

Đối với những trường hợp sử dụng liều thấp và điều trị ngắn ngày, thuốc Aspirin thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên đối với những trường hợp sử dụng liều cao hoặc điều trị dài ngày, thuốc có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng môi, mặt, lưỡi, họng, phát ban, đau dạ dày, đau đầu, buồn ngủ.

Paracetamol

Paracetamol là một hoạt chất có khả năng giảm đau và hạ sốt. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm họng và một số triệu chứng như đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau răng, đau lưng, cảm sốt, cải thiện cơn đau ở bệnh nhân bị viêm khớp nhẹ.

Việc sử dụng thuốc Paracetamol sẽ giúp giảm đau hiệu quả và mang đến cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong thời ngắn. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc với liều lượng vượt mức khuyến cáo.

3. Nhóm thuốc kháng viêm NSAID

Thuốc thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để giảm đau và giảm viêm. Diclofenac và ibuprofen là hai loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm NSAID được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc Diclofenac

Trong quá trình điều trị bệnh viêm họng, thuốc Diclofenac được sử dụng với mục đích giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong thời gian sử dụng thuốc Diclofenac: Mờ mắt, ù tai, phát ban, ngứa da, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, ợ nóng, khó chịu ở dạ dày, đau bụng, táo bón đầy hơi, tiêu chảy, ợ chua…

Thuốc Ibuprofen

Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng có kèm theo sốt và đau nhức nhẹ. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đau, giảm sưng và sốt.

Ù tai, nhìn mờ, phát ban da, ngứa da, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ợ nóng nhẹ, dạ dày khó chịu… là những tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc Ibuprofen.

Ibuprofen
Ibuprofen là một trong những loại thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm họng

4. Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid

Thường được sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng. Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm này đó là dexamthason, prednisolone và betamethasone,…

Thuốc Dexamthason

Dexamthason là một loại thuốc điều trị viêm họng thuộc nhóm thuốc corticosteroid (glucocorticoid). Thuốc có khả năng làm dịu tình trạng sưng tấy, phản ứng dị ứng và làm giảm bớt khả năng, phản ứng phòng vệ tự nhiên ở cơ thể.

Thuốc Dexamthason phù hợp với những người bị viêm họng, bệnh hô hấp, bệnh về đường ruột, dị ứng, rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn chức năng máu. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để kiểm soát tình trạng nôn mửa, buồn nôn gây ra bởi phương pháp hóa trị trong ung thư.

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện trong thời gian chữa bệnh viêm họng với thuốc gồm: Sưng phù, khó thở, tăng cân nhanh, vã nhiều mồ hôi, tâm trạng thay đổi, khó ngủ, vết thương lâu lành, đau dạ dày, buồn nôn, choáng váng, đau đầu, yếu cơ, da khô, nổi mụn…

Thuốc Betamethason

Betamethason được xác định là một  là một corticosteroid tổng hợp. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống thấp khớp. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính, viêm họng nặng, rối loạn chất tạo keo, bệnh nội tiết, cơ xương, hô hấp, mắt, dị ứng, ung thư, máu và nhiều bệnh lý khác có đáp ứng tốt với điều trị corticosteroid.

Chống chỉ định điều trị bằng thuốc Betamethason đối với những bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân, dị ứng với Betamethasone hoặc với những corticode.

Việc sử dụng Betamethason dài ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như mất ngủ, thay đổi nhân cách, suy giảm tâm lý trầm trọng, phản ứng tăng mẫn cảm hoặc sốc phản vệ, tăng áp lực nội sọ, co giật, trướng bụng, viêm loét thực quản, loét dạ dày với xuất huyết hoặc thủng, giảm khối lượng cơ, suy yếu cơ, rối loạn nước và điện giải…

Thuốc Prednisolone

Prednisolone là một corticosteroid. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm viêm, giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ. Chính vì thế ngoài bệnh viêm họng, thuốc Prednisolone còn được sử dụng để điều trị dị ứng, rối loạn máu, viêm khớp, vấn đề về đường hô hấp, viêm loét đại tràng, viêm giác mạc, bệnh vảy nến và một số tình trạng da khác.

Prednisolone thường không gây tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với liều cao, Prednisolone có thể gây ra một số tác dụng phụ, gồm: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ợ nóng, khó ngủ, tăng tiết mồ hôi, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, nhiễm trùng nấm men hoặc nấm miệng, tăng đường huyết, thay đổi tiết dịch âm đạo, sưng chân / mắt cá chân, dễ chảy máu, đau ngực, co giật, phản ứng dị ứng…

Prednisolone
Prednisolone có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, giảm phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ

5. Viên ngậm trị đau họng

Viên ngậm trị viêm họng có chứa nhiều thành phần khác nhau như chất gây tê cục bộ, chất chống viêm và kháng khuẩn, kháng sinh. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, chúng còn giúp kích thích điều tiết nước bọt làm ẩm và ấm niêm mạc họng, hạn chế tình trạng kích ứng.

Một số loại viêm ngậm điều trị bệnh viêm họng được sử dụng phổ biến:

Viên ngậm trị đau họng Strepsils

Viên ngậm trị đau họng Strepsils có tác dụng thông mát cổ họng, giảm đau, giảm ho, sát khuẩn và kháng khuẩn ở cổ họng.

Nhờ thành phần lành tính, viên ngậm trị đau họng Strepsils có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Người bệnh sử dụng 1 viên ngậm / lần / 2 – 3 giờ đồng hồ. Liều tối đa 12 viên/ngày.

Thuốc ngậm đau họng Lysopaine

Thuốc ngậm điều trị bệnh viêm họng, giảm đau họng Lysopaine được bào chế dưới dạng viên ngậm. Loại thuốc này có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh viêm họng, giảm ho, giảm đau rát, thông mát cổ họng và sát khuẩn.

Thuốc ngậm đau họng Lysopaine phù hợp với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, mang hiệu quả điều trị cao đối với những trường hợp bị viêm họng cấp tính. Tuy nhiên một số tác dụng phụ như ngứa ngoài da, tiêu chảy, đau bụng… có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc.

Viên ngậm Eugica

Viên ngậm Eugica có tác dụng làm ấm và làm dịu cổ họng, làm lành tổn thương, cải thiện tình trạng đau rát họng, ho, khàn tiếng, đồng thời giúp thông cổ họng và giúp hơi thở thơm mát.

Viên ngậm Eugica được bào chế từ các loại thảo dược lành tính như quế, khuynh diệp, gừng, tần, lá bạc hà nên thường không gây tác dụng phụ trong thời gian sử dụng.

Xem thêm: 8 Bài Thuốc Chữa Viêm Họng Bằng Dân Gian Cực Hay

6. Thuốc gây tê

Thuốc giúp làm tê họng giảm cảm giác đau nhức. Đồng thời, chúng có tác dụng kháng khuẩn giúp làm giảm thiểu số lượng vi khuẩn có trong niêm mạc họng. Tuy nhiên, thuốc gây tê không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây ra.

Thuốc gây tê
Thuốc hay tê được sử dụng để làm giảm cảm giác đau nhức do bệnh viêm họng gây ra

7. Thuốc xịt hoặc dung dịch súc miệng

Trong thành phần của những loại thuốc này có chứa chất kháng viêm, thuốc gây tê cục bộ và chất kháng khuẩn có tác dụng làm giảm đau và sưng. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn gây viêm họng khác, ngoại trừ khuẩn Strep.

Dung dịch Listerin

Thymol nồng độ 0,064T là thành phần chính của dung dịch Listerin. Việc đưa dung dịch Listerin vào quá trình điều trị bệnh viêm họng sẽ giúp người bệnh sát khuẩn và chống phù nề nhẹ ở niêm mạc.

Khi súc miệng với dung dịch Listerin, người bệnh cần ngậm dung dịch trong 30 giây. Súc miệng 2 lần mỗi ngày.

Dung dịch givalex

Dung dịch givalex có tác dụng chống phù nề và sát khuẩn, phù hợp với những bệnh nhân bị viêm họng, viêm răng.

Do thành phần của có chứa chất menton nên người bệnh cần pha loãng dung dịch givalex với nước ấm theo tỉ lệ 1:10 trước khi sử dụng để tăng hiệu quả điều trị. Lưu ý không sử dụng dung dịch givalex với nồng độ cao vì thành phần của dung dịch có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương.

Dung dịch T – B

Dung dịch T – B chứa các thành phần có lợi gồm tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà và axit boric nồng độ 0,3%. Chính vì thế dung dịch này có tác dụng hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng, sát khuẩn nhẹ, giúp giảm đau và giảm viêm.

Thuốc điều trị viêm họng là thuốc gì?
Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp thuốc gây phản ứng phụ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm họng

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng, cho dù là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn bệnh nhân cũng nên tuân theo những lưu ý sau đây:

  • Aspirin là nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid thường được dùng để điều trị viêm họng giúp hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Bởi thuốc có thể gây nên hội chứng Reye – một hội chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh lý não – gan, có thể đe dọa đến tính mạng của con trẻ.
  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không nên dùng nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid và thuốc NSAID để điều trị viêm họng.
  • Đối với thuốc kháng sinh, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng của bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây nhờn hoặc kháng thuốc, gây khó khăn khi trong quá trình chữa bệnh sau này.
  • Không được tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của nhân viên y tế. Đặc biệt là trong trường hợp triệu chứng bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm.

Biện pháp giúp thuốc phát huy tác dụng điều trị viêm họng cao

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các cách sau để tăng cường tác dụng chữa trị của thuốc.

  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất bạn nên biết cách cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
  • Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi trời trở lạnh.
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 8 ly nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể, đồng thời giúp giữ ẩm cho niêm mạc họng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, giúp loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh có trong vòm họng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu khoáng chất và vitamin. Bạn nên bổ sung nhiều vitamin A và C, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc vòm họng.
  • Tránh xa những thực phẩm chứa nhiều acid béo no, đặc biệt là những đồ ăn chế biến sẵn, chiên xào, nhiều muối hay cay nóng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ những đồ uống có chứa chất kích thích như caffein, rượu, bia, soda, đồ uống chứa nhiều đường tinh chế,… Bởi chúng gây mất nước khiến niêm mạc họng khô rát và bệnh ngày càng nặng trở nên tồi tệ.

Mặt khác, để bệnh mau chóng khỏi bạn cũng không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh như khăn tay, ca uống nước hoặc chén, bát và đồ dùng cá nhân khác. Ngoài ra, nên vệ sinh tay sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Thuốc điều trị viêm họng giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Các biến chứng của bệnh viêm họng bạn cần hết sức lưu ý

Viêm họng là bệnh đường hô hấp vô cùng phổ biến, mọi đối tượng đều có thể gặp nhưng tỉ...

Củ cải trắng có công dụng chữa viêm họng

Chia sẻ 4 cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng cực đơn giản

Cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức được nhiều thế hệ...

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ...

Viêm họng uống nước lạnh hay nước nóng sẽ tốt hơn?

Cảm giác khó chịu, khô rát và khó nuốt là điều mà bạn hay gặp phải khi bị viêm họng....

Viêm họng mãn tính có chữa được không? Bằng cách nào?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và rất dễ tái phát trở lại nếu không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *