Bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh viêm họng cấp là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Khi xuất hiện, bệnh kéo theo những triệu chứng khó chịu gây khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động. Vậy cụ thể bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị như thế nào? 

Bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh viêm họng cấp là gì?

Viêm họng là một bệnh lý mà khi đó một phần hoặc toàn bộ vùng niêm mạc họng và hầu đều bị viêm. Tương tự như những dạng bệnh về viêm nhiễm khác, bệnh viêm họng cũng được phân thành hai loại đó là thể cấp tính và mãn tính. Trong đó bệnh viêm họng cấp xuất hiện rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra một cách đột ngột khiến cơ thể mệt mỏi, kèm theo đó là một số triệu chứng khó chịu.

Viêm họng cấp tính là tình trạng vùng niêm mạc họng và hầu bị viêm nhiễm cấp tính. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và chuyển sang viêm họng mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời kéo dài thời gian chữa bệnh. Hơn thế, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu phát triển mạnh .

Bệnh viêm họng cấp xuất hiện do đâu?

Bệnh viêm họng cấp xuất hiện có thể là do người bệnh bị nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Tuy nhiên hầu hết những trường hợp mắc bệnh đều do cơ thể bị tác động bởi những loại vi khuẩn hoặc virus. Trong đó đa phần những trường hợp mắc bệnh là do virus gây ra.

Viêm họng cấp do virus

Bệnh viêm họng cấp xuất hiện thường do một số loại virus dưới đây gây nên:

  • Virus sởi.
  • Herpes simplex virus: Khi bị nhiễm, người bệnh có thể mắc phải một số vết loét ở miệng.
  • Các virus cúm: Những triệu chứng thường gặp do các loại virus cúm gây ra có thể là sốt cao, đau mỏi cơ toàn thân, đau đầu.
  • Epstein-Barr virus: Khi mắc bệnh, viêm amidan mủ và sưng hạch có thể xuất hiện đồng thời.
  • Adenovirus: Adenovirus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất trong số những tác nhân thuộc nhóm virus gây viêm họng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có dấu hiệu sưng hạch ở cổ, vùng họng đau nhưng không có triệu chứng đỏ.
  • Các loại virus khác: Virus hợp bào đường hô hấp, rhinovirus, coronavirus và các loại virus á cúm.

Viêm họng cấp do vi khuẩn

Các loại vi khuẩn dưới đây là nguyên nhân gây nên bệnh viêm họng cấp:

  • Bạch hầu (Corynebacterium diphtheria): Đây là nhóm vi khuẩn phổ biến trong quá khứ, chúng thường xuất hiện trẻ em. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng rất nguy hiểm. Bởi khi xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở. Sau vài ngày dẫn đến suy hô hấp ở trẻ. Một thời gian dài trước đó, bệnh bạch hầu đã bị đẩy lùi. Tuy nhiên, gần đây, bệnh có xu hướng tăng lên một cách đáng kể bởi người bệnh không được tiêm phòng vacxin đầy đủ.
  • Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Liên cầu khuẩn nhóm A thuộc nhóm vi khuẩn xuất hiện phổ biến nhất. Chúng không chỉ dẫn đến tình trạng viêm họng cấp mà còn gây viêm amidan mủ, hạch bạch huyết to và kéo theo sốt cao. Ngoài ra khi cơ thể bị liên cầu khuẩn nhóm A xâm nhập, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như thấp tim. Đồng thời gây ra các bệnh van tim do thấp trong tương lai.
  • Những nhóm vi khuẩn ít gặp khác: Lậu hầu, Chlamydia…

Viêm họng cấp xuất hiện do những nguyên nhân không phải nhiễm trùng

  • Ô nhiễm không khí
  • Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi
  • Những tác nhân hóa học: Uống rượu, bia, hút thuốc lá
  • Dị ứng
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm mũi, viêm xoang…
Bệnh viêm họng cấp xuất hiện do đâu?
Nguyên nhân gây viêm họng cấp có thể là do các loại vi khuẩn, virus hoặc do những nguyên nhân không phải nhiễm trùng

Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp

Ngoài những triệu chứng đặc trưng xuất hiện do các nguyên nhân gây bệnh, khi bị viêm họng cấp, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng chung sau:

  • Khô họng, rát và đau họng
  • Buồn nôn, khó nuốt
  • Nổi hạch
  • Phát ban
  • Triệu chứng cúm: Đau đầu, chán ăn, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau cơ toàn thân.

Những biện pháp chẩn đoán bệnh viêm họng cấp

Thông thường để chẩn đoán bệnh viêm họng cấp, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cơ năng và những dấu hiệu của người bệnh. Khi đó các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán được bệnh lý. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác mức độ phát triển bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn hay virus) các bác sĩ cần dựa vào một số xét nghiệm khác. Bởi việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh là vấn đề khó có thể lâm sàng. Hơn thế, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây viêm họng cấp để quyết định có nên chữa bệnh với thuốc kháng sinh hay không.

Đối với viêm họng cấp do liên cầu, các bác sĩ sẽ dựa vào tiêu chẩn Centor để tiến hành xem xét khả năng nhiễm khuẩn:

  • Tuổi dưới 15
  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Hạch cổ có dấu hiệu sưng to kèm đau
  • Không xuất hiện triệu chứng ho
  • Amidan sưng đau và có dấu hiệu xuất tiết.

Từ những tiêu chẩn trên, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định như sau:

  • Trong trường hợp có ít  hơn hoặc có bằng 1 dấu hiệu, người bệnh không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Nếu có từ 4 – 5 dấu hiệu, người bệnh cần được điều trị với những loại thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm
  • Nếu có từ 2 – 3 dấu hiệu, việc quyết định chữa bệnh với thuốc kháng sinh hay không cần dựa vào những kiểm tra tìm bằng chứng nhiễm khuẩn.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện nhằm xét định chính xác tình trạng của người bệnh. Đó là: Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm procalcitonin, xét nghiệm CRP…

Phác đồ điều trị bệnh viêm họng cấp

Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm họng cấp cho phù hợp.

Phác đồ điều trị bệnh viêm họng cấp
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm họng cấp cho phù hợp

Điều trị bệnh viêm họng cấp do virus

Đối với trường hợp mắc bệnh viêm họng cấp do virus, người bệnh sẽ được hỗ trợ và điều trị các triệu chứng là chủ yếu. Đồng thời vệ sinh răng miệng và không cần phải sử dụng những loại thuốc kháng sinh. Những loại thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này gồm:

  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như: Paracetamol, Ibuprofen
  • Một số loại thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: Các viên ngậm thảo dược, viên ngậm Tyrothricin.

Điều trị bệnh viêm họng cấp do vi khuẩn

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc có khả năng khắc phục những triệu chứng, người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh gồm: Kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin thế hệ 1,2 (cephalexin, cefuroxime..), Nhóm betalactam (ampicillin, amoxicillin).

Bệnh viêm họng cấp tính xảy ra ở người lớn chỉ gây khó chịu, làm cơ thể mệt mỏi và thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên đối với trẻ em, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề phức tạp khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhất là khi trẻ đang bị viêm họng cấp do vi khuẩn bạch hầu.

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Ho ra máu
  • Sốt cao kéo dài
  • Suy hô hấp với những biểu hiện sau: Cơ thể tím tái, có biểu hiện khó thở, thở gấp, co kéo các cơ hô hấp.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến cách sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau. Bên cạnh đó người bệnh tránh sử dụng thuốc quá số liều quy định. Bởi điều này có thể gây ngộ độc cho cả bệnh nhân là người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em, phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ cho con. Việc tiêm vacxin sẽ giúp trẻ tránh được những bệnh lý nguy hiểm.

Đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp

Đường lây truyền

Nếu bệnh viêm họng cấp xuất hiện là do vi khuẩn hoặc virus, bệnh có khả năng phát tán rộng rãi. Đồng thời lây lan từ người này sang người khác. Trong trường hợp ho hoặc hắt hơi, người bệnh sẽ bắn ra các giọt siêu nhỏ là nước bọt có chứa những tác nhân gây hại vào không khí. Khi đó, những người bình thường có thể bị nhiễm bệnh theo một số cách sau:

  • Hít phải những giọt chứa các tác nhân gây bệnh
  • Dùng chung đồ ăn, thức uống với những người đang bị bệnh
  • Tiếp xúc với dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh, sau đó chạm lên vùng mũi hoặc mặt của mình.
Đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp có khả năng phát tán và lây lan từ người này sang người khác nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus

Cách phòng ngừa

Người bệnh có thể phòng ngừa bệnh viêm họng cấp theo những cách sau đây:

  • Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, bạn cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng
  • Thường xuyên mang khẩu trang y tế để phòng ngừa bị lây nhiễm. Đồng thời tránh tiếp xúc quá gần với người bệnh
  • Tránh hút thuốc
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa lạnh kéo dài
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

Thông tin về vấn đề “Bệnh viêm họng cấp là gì? Chẩn đoán và phác đồ điều trị” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, những lời khuyên và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Viêm họng hạt khi mang thai xảy ra khi sản phụ không điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô...

Viêm họng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng giả mạc là một bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên bệnh lại có khả năng tác động và...

Viêm họng đau tai trái, phải là bị gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị

Viêm họng đau tai là tình trạng khá phổ biến, khởi phát do nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh chỉ...

Tìm hiểu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em và cách chữa trị

Viêm họng cấp ở trẻ em : Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em là tình trạng phổ biến. Các biểu hiện của nó thường chỉ kéo dài...

Đau họng kéo dài không khỏi

Đau họng kéo dài không khỏi và một số vấn đề cần hết sức lưu ý

Đau họng kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là dấu hiệu của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.