Viêm họng khi mang thai: Các mẹ cần biết rõ những điều này

Viêm họng là tình trạng vùng hầu họng (phía sau cổ họng) bị sưng, viêm, đỏ, gây khó chịu, đau mỗi khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng, thậm chí chỉ cần gắng thở cũng cảm thấy đau. Đây là căn bệnh đường hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng, phụ nữ đang mang thai không phải là ngoại lệ.

Viêm họng khi mang thai
Viêm họng là căn bệnh đường hô hấp phổ biến ở mọi đối tượng, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai bị viêm họng là do một số nguyên nhân sau:

1. Trào ngược axit dạ dày

Sự biến đổi về hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm hơn bình thường, tăng nguy cơ cơ bị trào ngược dạ dày (GERD). Khi axit dư thừa bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, thậm chí là lên họng, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát vùng thượng vị dạ dày, viêm họng.

Nếu thủ phạm gây viêm họng khi mang thai là do axit dạ dày trào ngược, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được chỉ định thuốc kháng axit như Tums để giảm đau tức thì hoặc các dược phẩm điều trị khác phù hợp.

2. Chất kích thích môi trường, chất ô nhiễm & hóa chất

Cổ họng có thể bị sưng, viêm nếu như phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng ở môi trường xung quanh như: phấn hóa, khói, bụi, hóa chất độc hại…

3. Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh đường hô hấp phổ biến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như bụi, phấn hoa, lông da động vật, bào tử nấm mốc… Triệu chứng thường gặp của người bị hen suyễn đó là khó thở. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hen suyễn gây kích ứng cổ họng, viêm họng.

4. Nhiễm virus

70% trường hợp bị viêm họng khi mang thai là do nhiễm virus. Các loại virus có thể gây viêm họng phổ biến là virus cảm cúm, cảm lạnh. Khi bị nhiễm trùng, phụ nữ mang thai có thể gặp phải triệu chứng như: hắt hơi, sốt cao, ho, sổ mũi… Viêm họng do nhiễm virus có thể tự khỏi sau 4-7 ngày. Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với những trường hợp nhiễm virus.

5. Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

Bên cạnh nguyên nhân nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm họng. Loại vi khuẩn gây viêm họng phổ biến là Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A. Đây là loại vi khuẩn rất dễ lây qua đường hô hấp nếu như bạn hít phải luồng hơi, chất dịch có trong nước bọt của người bệnh. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan nếu chia sẻ đồ ăn thức uống với người khác, chạm vào tay nắm cửa rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng…

nguyên nhân viêm họng ở phụ nữ mang thai
Streptococcus pyogenes – tác nhân gây viêm họng phổ biến.

6. Căng cơ họng

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nói nhiều hoặc thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi thì đây có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm họng.

Triệu chứng viêm họng khi mang thai

Một số triệu chứng gây viêm họng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai đó là:

  • Đau rát cổ họng
  • Sưng amidan
  • Đau đầu
  • Xuất hiện đốm trắng ở cổ họng hoặc amidan
  • Khó nuốt
  • Sưng quanh cổ họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Ăn không ngon
  • Ho

Không phải phụ nữ mang thai bị viêm họng nào cũng xuất hiện tất cả những biểu hiện được liệt kê bên trên. Riêng đối với trường hợp bị viêm họng do liên cầu khuẩn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như buồn nôn, khó thở, đau bụng…

Bị viêm họng khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Viêm họng là căn bệnh đường hô hấp thông thường, nó chỉ gây cảm giác khó chịu trong một vài ngày chứ không nguy hiểm cho cả mẹ lẫn sức khỏe của thai nhi.

Khi nào nên đi thăm khám bác sĩ?

Hầu hết những trường hợp bị viêm họng khi đang mang thai có thể được khắc phục bằng các biện pháp tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện sau đây, bạn nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia:

  • Cổ họng bị đau trong hơn 2 ngày liên tiếp (thường thì đau họng khi mang thai chỉ kéo dài một hoặc hai ngày rồi biến mất).
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Phân lỏng
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước
  • Sốt (đây là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng, tình trạng trên có thể rất có hại cho thai nhi nếu cơn sốt kéo dài)
  • Ớn lạnh
  • Phát ban lên da
  • Giảm vận động của thai nhi

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, rất có thể bạn bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi, do đó bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia càng sớm càng tốt.

Điều trị viêm họng khi mang thai

Viêm họng khi mang thai có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp điều trị để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu.

1. Dùng thuốc điều trị

Tôi nên dùng thuốc gì để điều trị viêm họng khi đang mang thai?

Phụ nữ đang mang thai có thể dùng một số loại thuốc điều trị viêm họng, miễn là dùng đúng loại và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia.

Nếu bị đau họng do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cần đặc biệt thận trọng khi dùng kháng sinh điều trị viêm họng ở đối tượng phụ nữ đang mang thai. Ngừng thuốc kháng sinh quá sớm hoặc không tuân thủ lịch trình cần thiết sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát, bệnh trở lại mạnh hơn nhiều so với lần đầu tiên. Không dùng kháng sinh cho đối tượng bị viêm họng do nhiễm virus.

thuốc trị viêm họng khi mang thai
Phụ nữ đang mang thai có thể dùng một số loại thuốc điều trị bệnh nhưng cần đặc biệt thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia.

Bạn cũng có thể được dùng thuốc ho, thuốc xịt họng hoặc si-rô ho để giảm viêm, đau rát cổ họng.

Một số loại thuốc Acetaminophen (hoạt chất chính trong Tylenol) có thể giúp giảm đau, hạ sốt an toàn cho đối tượng phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dùng đúng liều lượng. Quá liều thuốc trên có thể gây tổn hại cho gan.

Nếu bạn bị đau họng vì trào ngược axit, bác sĩ có thể chỉ định toa thuốc kháng axit. Những loại thuốc có chứa canxi cacbonat sẽ tốt hơn natri bicarbonate.

Không dùng thuốc không kê đơn để điều trị đau họng khi mang thai. Phụ nữ mang thai phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị bệnh nào.

Tôi nên tránh dùng thuốc nào khi mang thai?

Một số loại thuốc bạn cần tránh dùng điều trị bệnh viêm họng khi mang thai là:

2. Áp dụng biện pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên là giảm triệu chứng khó chịu do bệnh và an toàn hơn so với cách điều trị bằng thuốc tây. Các chuyên gia khuyên phụ nữ đang mang thai, nhất là người trong ba tháng đầu của thai kỳ cần hạn chế dùng thuốc vì đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển thai nhi. 

Một số biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tự nhiên là:

Đo nhiệt độ cơ thể: Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể để chắc chắn bạn không bị sốt vì sốt khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nghỉ ngơi: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch bị suy yếu hơn bình thường, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phải làm việc nhiều hơn để chống lại vi khuẩn và virus. Để giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, bạn cần chú trọng nghỉ ngơi.

điều trị viêm họng khi mang thai
Nghỉ ngơi khi bị viêm họng để củng cố hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối: Thực hiện 3 lần mỗi ngày giúp sát trùng và làm dịu cơn đau, nóng rát ở niêm mạc họng. Để súc miệng, thêm ½ muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều cho đến khi hòa tan. Nhấp một ngụm, nghiêng đầu ra sau và súc miệng để hỗn hợp chạm càng xa cổ họng càng tốt. Súc miệng khoảng một phút, sau đó nhổ nước muối.

Bạn cũng có thể thử súc miệng với một ít giấm táo hòa với nước. Do đặc tính kháng khuẩn, giấm táo có thể tiêu diệt bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong cổ họng. Một số người thấy rằng thêm một ít bột nghệ tự nhiên vào nước muối cũng giúp làm dịu cổ họng vì nghệ cũng là loại thực vật rất giàu chất chống viêm.

Không hút thuốc: Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc đều khiến cho tình trạng đau họng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không uống đồ lạnh: Đồ uống lạnh như coca, trà đá, soda, đều không tốt cho niêm mạc họng, cần đặc biệt lưu ý tránh xa.

Uống trà chanh: Trà chanh có thể giúp làm loãng chất nhầy khó chịu ở cổ họng, đồng thời bố sung vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng. Khi bị đau họng, phụ nữ mang thai nên pha cho mình cốc trà chanh để khắc phục triệu chứng khó chịu. Một số loại trà như trà xanh, trà hoa cúc, đinh hương, lá bạc hà tươi… cũng được các chuyên gia đánh giá là tốt cho người bị bệnh viêm họng.

Sử dụng thuốc trị viêm họng hoặc thuốc xịt họng: Viên ngậm trị đau họng và thuốc xịt họng thường an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, được dùng để giảm bớt cảm giác khó chịu. Một số loại kẹo ngậm, thuốc ngậm chứa tinh dầu bạc hà, các loại thuốc xịt có chất khử trùng cũng có tác dụng làm tê, cải thiện bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm họng khi đang mang thai

Nếu như đang bị viêm họng, bạn nên cố gắng áp dụng biện pháp phòng bệnh lây nhiễm sang cho những người thân xung quanh. Tương tự, nếu như trong gia đình có người bị nhiễm trùng cổ họng, cần đặc biệt thận trọng để tránh bị lây nhiễm.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không dùng chung vật dụng như khăn hoặc gối.
  • Uống đủ nước hằng ngày.
  • Vệ sinh sức khỏe răng miệng. Rửa sạch tay sau khi ăn, sau khi vệ sinh hoặc khi chạm tay vào nắm cửa, điện thoại, bàn phím máy tính, bắt tay với người khác…

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng ở phụ nữ đang mang thai. Các mẹ cần lưu ý để biết cách chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh và phòng tránh lây nhiễm. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Viêm họng cấp có tự khỏi không? Bệnh kéo dài bao lâu ?

Viêm họng là dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi triệu chứng sưng, viêm,...

Cách chữa bệnh viêm họng mãn tính bằng đông y

Các bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. Người...

Mẹo chữa viêm họng bằng cây lá bỏng bạn nên biết

Sử dụng cây lá bỏng điều trị viêm họng là một trong những mẹo dân gian lưu truyền từ lâu...

Cách chữa viêm họng bằng lá trầu không

Chữa viêm họng bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh sử dụng. Nhờ khả...

Bị đau họng nên ăn trái cây gì giảm nhanh triệu chứng?

Bị đau họng nên ăn trái cây gì giảm nhanh triệu chứng?

Đau họng nên ăn trái cây gì cho giảm nhanh các triệu chứng? Đây là thắc mắc của nhiều người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *