Viêm họng dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm họng dị ứng là tình trạng viêm ở niêm mạc họng do các yếu tố kích thích gây ra. Các yếu tố này bao gồm thức ăn, đồ uống hoặc tác động của môi trường như phấn hoa, ô nhiễm,…

Do các dấu hiệu của viêm họng dị ứng khá giống với viêm họng do cảm lạnh. Nên nếu người bệnh bị đau họng kéo dài kèm các dấu hiệu dị ứng thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm bởi các yếu tố gây dị ứng

Mối liên quan giữa dị ứng và viêm họng

Chứng viêm họng thông thường sẽ kết thúc sau vài ngày, nhưng viêm họng do dị ứng có thể biến chứng thành mạn tính. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị phát ban, đau khớp, đau cơ hoặc sưng các tuyến.

Chứng đau họng thông thường chỉ gây khó nuốt, đau hoặc vướng ở cổ họng trong khi viêm họng dị ứng sẽ làm tăng sản sinh chất nhầy ở cổ họng và gây ngứa cổ, hắt hơi, sổ mũi.

Nguyên nhân của viêm họng dị ứng

Nguyên nhân chính gây ra viêm họng dị ứng là do hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, dịch xoang tiết ra, bị tích tụ lại và chảy xuống thành họng theo đường mũi sau gây vướng họng, đau họng, ho, ngứa.

Đối với nhiều trường hợp dị ứng theo mùa, nhất là dị ứng phấn hoa thì các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện quanh năm. Và chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi các chất kích thích trong không khí tăng cao (nhất là mùa xuân). Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Khói thuốc lá.
  • Mạt bụi.
  • Nấm mốc.
  • Thức ăn.
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Lông thú cưng đặc biệt là chó hoặc mèo.

Triệu chứng viêm họng dị ứng

triệu chứng viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng có thể kèm theo khô cổ họng, đau khi nuốt, khó thở,…

Triệu chứng dị ứng nói chung bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mắt và ho. Nếu người bệnh bị đau họng kèm theo sốt và đau nhức cơ thể thì đó là dấu hiệu nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm.

Ngứa cổ họng là triệu chứng đầu tiên của viêm họng dị ứng. Cảm giác ngứa này là do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, dịch từ xoang mũi sẽ tích tụ rồi chảy xuống cổ họng gây đau, ngứa.

Ngoài ra, viêm họng dị ứng có thể kèm theo một số dấu hiệu khác, bao gồm:

  • Cổ họng khô
  • Đau khi nuốt
  • Hắt hơi hoặc nghẹt mũi
  • Ngứa và chảy nước mũi
  • Ho và thở khờ khè
  • Ngáy
  • Khó thở

Cách điều trị viêm họng dị ứng

Viêm họng dị ứng có thể khỏi sau khi người bệnh không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh cần đến bác sĩ để được tư vấn điều trị. Viêm họng dị ứng kéo dài có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ như hen suyễn, nhiễm trùng xoang…

Khắc phục viêm họng dị ứng ngay tại nhà

Đối với các triệu chứng viêm họng dị ứng nhẹ người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để thực hiện tại nhà như sau:

  • Uống nhiều nước: Đây luôn là một lời khuyên hữu ích đối với các trường hợp viêm họng. Họng khô làm cho cơn đau nghiêm trọng hơn, do đó hãy uống nhiều nước để giữ ẩm và làm loãng chất nhầy trong cổ họng.
  • Uống thức uống nóng: Ví dụ như trà thảo mộc hay súp nóng để mang lại sự thoải mái cho cổ họng. Tuy nhiên, hãy tránh xa cà phê hoặc thức uống kích thích khi người bệnh bị đau họng.
  • Nghỉ ngơi: Điều này sẽ giúp cho cơ thể của người bệnh hồi phục. Người bệnh có thể sẽ khá hơn sau một giấc ngủ sâu và tránh bớt căng thẳng.
  • Sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng: Điều này làm giảm nghẹt mũi và loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi. Liệu pháp đòi hỏi người bệnh phải đổ nước muối hoặc dung dịch có công thức đặc biệt vào khoang mũi. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nó có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn khác.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng dị ứng

Một số loại thuốc có thể hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng viêm họng dị ứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: để ngăn chặn các tác dụng của histamine đối với cơ thể. Người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn như Claritin và Zyrtec để giảm bớt các triệu chứng viêm họng dị ứng.
  • Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi: giúp giảm sưng màng nhầy bên trong đường mũi.
  • Thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau: giúp giảm đau hoặc hạ sốt.

Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ cũng có thể cân nhắc để thực hiện các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để biết chính xác những gì mà cơ thể người bệnh dị ứng. Điều này không chỉ giúp người bệnh tránh các tác nhân gây dị ứng mà còn có thể giúp xác định xem họ có hợp với liệu pháp miễn dịch hay không, chẳng hạn như tiêm ngừa dị ứng.

Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. ThuocDanToc.vn không đưa ra phương pháp điều trị hay chỉ dẫn y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Đau rát cổ họng: Nguyên nhân, cách điều trị & phòng ngừa

Đau rát cổ họng là triệu chứng của nhiều bệnh lý, vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Điển...

Thử ngay cách chữa viêm họng bằng lá tía tô tại nhà cực dễ làm

Chữa viêm họng bằng lá tía tô không những hiệu quả mà còn an toàn cho người lớn và trẻ...

Chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp vô cùng phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh mà nguyên...

bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Bạn đã biết gì về bệnh viêm họng liên cầu khuẩn?

Viêm họng liên cầu khuẩn (tên khác: viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn) là một căn bệnh thường gặp...

Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Sổ mũi đau họng là một triệu chứng thường gặp ở đường hô hấp trên. Triệu chứng này có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *