Ù tai: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Trong 5 người cao tuổi thì có 1 người phải đối mặt với chứng ù tai. Con số này cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Đồng thời phản ánh nguyên nhân ù tai là do lão hóa. Nhưng cũng nhiều người bị ù tai khi còn trẻ tuổi. Căn bệnh này cần phải được khắc phục sớm nếu không sẽ gây mất thính giác vĩnh viễn.
Ù tai là gì ?
Ù tai được hiểu đơn giản là âm thanh mà người bệnh cảm nhận được xuất phát từ bên trong chứ không phải do sóng âm truyền từ bên ngoài. Âm thanh đó có thể ngắt quãng hoặc liên tục với mức độ to nhỏ khác nhau. Đặc biệt khi không gian yên tĩnh thì hiện tượng ù tai lại càng rõ rệt hơn. Thậm chí, người bệnh còn nghe tiếng ù tai như tiếng nhịp tim đang đập.
Chứng ù tai xuất hiện khá phổ biến, theo thống kê thì có tới 50 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh này. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động không tốt đến tâm lý.
Mặc dù chứng ù tai có thể gây mất thính lực nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Trên thực tế có một số người bị ù tai không gặp khó khăn khi nghe thậm chí còn nhạy cảm hơn với âm thanh. Tới mức họ phải tìm cách để ngăn cản âm thanh mà mình có thể nghe được.
Triệu chứng hay gặp khi bị ù tai
Khi bị ù tai người bệnh sẽ cảm nhận được tiếng ồn trong tai như tiếng ù, ầm ầm, huýt sáo… Những tiếng ồn này có thể ngắt quãng hoặc liên tục. Một số trường hợp chỉ có người bệnh mới cảm nhận được nhưng cũng có trường hợp bác sĩ có thể nghe được âm thanh này khi cho ống nghe vào tai.
Bạn hãy gặp ngay bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Có triệu chứng ù tai hoặc một triệu chứng liên quan đến bệnh ù tai: huyết áp cao, tuyến giáp hoặc động kém.
- Có tiếng ồn đi kèm với đau trong tai hoặc chảy dịch từ tai.
- Có tiếng ồn trong tai đi kèm với chóng mặt.
Nguyên nhân gây ù tai hay gặp
Tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến nhất gây ù tai. Có tới 90% người bị ù tai là do tiếng ồn. Âm thanh có thể làm cho khả năng nhạy cảm với âm thanh của tai mất đi. Những người làm nghề thợ mộc, chỉnh nhạc, công nhân xây dựng… là những người thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn nên có khả năng bị ù tai cao hơn những người khác.
Còn một loạt nguyên nhân gây ù tai khác mà chúng ta có thể gặp phải như:
- Ráy tai tích tụ quá nhiều, viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, làm giảm hoạt động của dây thần kinh này.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận âm thanh. Chẳng hạn như: aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…
- Quá trình lão hóa: tuổi tác cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của tai, làm khả năng cảm nhận âm thanh suy giảm.
- Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ có thể làm ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc sự điều khiển của não đến thính giác. Nếu vì nguyên nhân này thì hiện tượng ù tai có thể xảy ra ở một bên tai.
- Người bị các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, hẹp động mạch… làm ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu cũng tăng nguy cơ bị ù tai.
Ngoài những nguyên nhân được nêu ở trên thì còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh này. Việc xác định chính xác nguyên ngân gây ù tai sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng hơn.
ĐỌC NGAY: Nghẹt mũi ù tai có phải dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm không?
Điều trị bệnh ù tai
Để xác định đúng tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra tổng quát cùng các kiểm tra để nhận biết tình trạng bất thường của tai. Bạn hãy nhớ thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng vì ù tai có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Nếu nguyên nhân gây bệnh chưa rõ rang thì bác sĩ sẽ cho kiểm tra thính giác và thần kinh. Chẳng hạn như chụp CT, chụp MRI… để phát hiện bất thường ở trong tai.
Tùy theo tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị tương ứng.
# Ù tai do bệnh lý
Nếu chứng ù tai xuất phát từ một căn bệnh nào đó thì việc đầu tiên là phải điều trị căn bệnh đó. Nhưng nếu ù tai do tiếng ồn lớn thì bác sĩ sẽ yêu cầu hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn đó.
Một số chuyên gia cho rằng ù tai có thể do có vấn đề ở khớp thái dương hàm, tức là khu vực ngay trướ tai. Các bác sĩ nha khoa có thể làm giảm các triệu chứng u tai vì các dây thần kinh trong hàm có quan hệ khá chặt chẽ với nhau.
# Ù tai do quá nhiều ráy tai
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để làm sạch tai hoặc nhẹ nhàng dùng nước ấm để xả sạch. Nếu bị nhiễm trùng tai thì sẽ dùng thuốc nhỏ ta- có chứa hydrocortisone để giảm ngứa và kháng sinh để chống lại tình trạng nhiễm trùng.
# Trường hợp ù tai do khối u trong tai
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Biện pháp này đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại cùng chuyên môn của bác sĩ. Vậy nên nếu bệnh ở mức độ nặng thì nên đến gặp bác sĩ.
# Thuốc dùng để trị ù tai
Có nhiều loại thuốc được nghiên cứu và được chỉ định để trị bệnh ù tai. Tùy theo từng trường hợp mà được hướng dẫn cách dùng thuốc cụ thể:
- Dùng thuốc chống trầm cảm liều thấp như thuốc Valium, thuốc Elavil
- Thuốc điều trị loạn nhịp tim bất thường như Lidocaine có tác dụng giảm ù tai. Nhưng thuốc này thường được tiêm tĩnh mạch hoặc vào tai giữa mới có hiệu quả.
Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện trị liệu điều trị ù tai hoặc mang máy trợ thính để điều trị tình trạng bệnh.
Phòng ngừa bệnh ù tai
Trong nhiều trường hợp, bệnh ù tai là do tự nhiên không thể ngăn chặn được. Nhưng chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nếu thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng thiết bị bảo vệ tai khi tiếp xúc với âm thanh lớn.
- Giảm âm lượng của âm thanh để hạn chế tình trạng tai tiếp xúc với âm thanh lớn trong thời gian dài.
- Chăm sóc sức khỏe tim mạch: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách… là các bước giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Nhờ đó mà giảm được chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.
Bệnh ù tai hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh và áp dụng đúng phương pháp. Chính vì vậy khi có các triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được chủ quan để đến khi bệnh nặng mới tiến hành việc điều trị bệnh.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Hiện tượng ù tai sau sinh: Tuyệt đối không được chủ quan
- Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!