Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ nếu không áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý, vấn đề về sức khỏe mãn tính. Đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược vào ban ngày và tăng nguy cơ té ngã. Chính vì thế người bệnh nên tiến hành thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?
Tìm hiểu người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]

Dấu hiệu nhận biết rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ là tổng hợp những vấn đề, tình trạng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khả năng ngủ ngon và ngủ sâu giấc một cách thường xuyên. Bệnh lý này có thể xảy ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người cao tuổi.

Đối với người cao tuổi, bệnh rối loạn giấc ngủ có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lý, vấn đề về sức khỏe mãn tính. Đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược vào ban ngày và tăng nguy cơ té ngã.

Càng lớn tuổi, thói quen ngủ, ăn uống và sinh hoạt càng thay đổi. Từ đó khiến người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ. Ở nhóm đối tượng này. tình trạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi những biểu hiện sau:

  • Số giờ ngủ ít hơn
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ
  • Ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, người bệnh thường xuyên thức dậy vào lúc giữa đêm hoặc tỉnh giấc quá sớm vào mỗi buổi sáng và không thể ngủ lại được
  • Hay nằm mơ, giấc ngủ kém.

Người cao tuổi thường không ngủ nhiều và cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ chất lượng. Hầu hết người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ là do tác dụng phụ của những loại thuốc chữa bệnh mãn tính và điều kiện y tế.

Nếu bị rối loạn rối loạn giấc ngủ, người bệnh cần sớm tiến hành thăm khám và điều trị y tế. Việc áp dụng các phương pháp phù hợp sẽ giúp người bệnh nâng cao chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ do đâu?

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ do nhiều nguyên nhân, vấn đề và bệnh lý khác nhau. Ở một số trường hợp, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn, cần được điều trị y tế.

1. Rối loạn giấc ngủ nguyên phát

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là một dạng rối loạn giấc ngủ phát sinh do tâm lý bất ổn hoặc các nguyên nhân bệnh lý. Bệnh được phân thành hai loại chính, bao gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ gây khó ngủ: Rối loạn giấc ngủ gây khó ngủ (Dyssomnia sleep disorders) thể hiện cho tình trạng bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm. Tắc nghẽn khí quản do hội chứng ngưng thở khi ngủ được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
  • Rối loạn giấc ngủ giả: Rối loạn giấc ngủ giả (Parasomnia sleep disorders) thể hiện cho những hoạt động bất thường diễn ra trong thời gian ngủ. Cụ thể như người bệnh có cảm giác bị bóng đè, mộng du. Ngoài ra bệnh lý này cũng khiến bệnh nhân thường xuyên gặp ác mộng, nửa tỉnh nửa mơ, chuột rút chân về đêm, nói mớ, nghiến răng hoặc nhịp tim bất thường khi ngủ.
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát phát sinh do tâm lý bất ổn hoặc các nguyên nhân bệnh lý

Chứng rối loạn giấc ngủ nguyên phát đặc trưng bởi những triệu chứng sau:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Khó ngủ, trằn trọc không thể ngủ, mất ngủ mãn tính, ngủ không ngon giấc
  • Hội chứng chân không yên. Đây là tình trạng chân hoạt động, di chuyển trong khi ngủ
  • Rối loạn nhịp ngủ sinh học, người bệnh thường xuyên tỉnh giấc vào lúc nửa đêm
  • Rối loạn vận động tay chân định kỳ. Rối loạn này thể hiện cho tình trạng tay, chân hoặc cả hai cử động một cách không tự nguyện trong thời gian ngủ
  • Rối loạn hành vi như nói mớ, mộng du, nghiến răng khi ngủ.

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát nếu không được sớm kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh Alzheimer và mất trí nhớ ở người cao tuổi. Vì thế người bệnh cần được điều trị y tế ngay khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Các nghiên cứu đã kết luận rằng, người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ có thể do thói quen ít vận động, không tham gia vào các hoạt động thể chất và do nguyên nhân bệnh lý. Điển hình như:

  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh lý làm phát sinh những cơn đau mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Tình trạng thần kinh
  • Những bệnh lý về tim mạch
  • Các bệnh lý, vấn đề về đường tiêu hóa
  • Bệnh phổi, bệnh lý và nhiều vấn đề liên quan đến đường hô hấp khác
  • Chứng tiểu đêm
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang.

3. Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị

Người cao tuổi thường dùng nhiều thuốc điều trị các bệnh mãn tính, bổ sung khoáng chất, vitamin, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên việc uống thuốc với liều cao hoặc sử dụng thuốc dài ngày có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ.

Một số loại thuốc có khả năng gây chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi gồm:

  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc orticosteroid điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp
  • Thuốc lợi tiểu dùng cho những người tăng nhãn áp hoặc cao huyết áp
  • Thuốc kháng cholinergic sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Các thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn thụ thể H2 trong toa thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc levodopa được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc adrenergic dùng trong điều trị những triệu chứng hen suyễn, ngừng tim hoặc một số tình trạng đe dọa đến tính mạng khác.
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị

4. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân, yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường có thể làm tăng nguy cơ phát sinh chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở người cao tuổi, bao gồm:

  • Sử dụng rượu, caffeine, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác khiến người cao tuổi bị mất ngủ
  • Không gian phòng ngủ không thoải mái, không yên tĩnh, chật chội, nhiều ánh sáng, thiếu trong lành, có nhiệt độ không phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh)
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống thiếu khoa học. Cụ thể như ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, ăn gần giờ đi ngủ, ăn quá no hoặc ăn uống không đúng giờ.

Các biện pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Để chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở người cao tuổi, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra thể chất tình trạng sức khỏe và các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sao chép lại nhật ký giấc ngủ trong một đến hai tuần gần nhất để xác định chu kỳ giấc ngủ ở hiện tại.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do rối loạn giấc ngủ nguyên phát hoặc không thể xác định được nguyên nhân cụ thể,  bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số nghiên cứu hoặc xét nghiệm về giấc ngủ.

Một số kỹ thuật được sử dụng ở người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe:

  • Đo điện não: Đo điện não là xét nghiệm có khả năng đánh giá chất lượng giấc ngủ thông quan tình trạng và những hoạt động diễn ra bên trong não bộ. Từ đó phát hiện nguyên nhân cũng như các vấn đề, bệnh lý tiềm ẩn có liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Đa đa ký giấc ngủ: Đa đa ký giấc ngủ là một xét nghiệm nghiên cứu về giấc ngủ thông qua kết quả đánh giá chuyển động cơ thể, nồng độ oxy và sóng não. Từ đó giúp tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến bệnh rối loạn giấc ngủ phát sinh.

Ngoài ra một số nghiên cứu khác có thể được thực hiện nhằm xác định chính xác những yếu tố rủi ro và nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu về giấc ngủ sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm ngủ và vào ban đêm.

Trong khi thực hiện nghiên cứu, người bệnh có thể chìm vào giấc ngủ bình thường như ở nhà. Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cảm biến trên cơ thể bệnh nhân để theo dõi:

  • Hơi thở
  • Những chuyển động của cơ thể
  • Nhịp tim
  • Những âm thanh khác khi ngủ, tiếng ngáy
  • Hoạt động của não bộ
  • Nhịp tim.

Ngoài ra ở ngón tay sẽ được đặt một thiết bị giúp đo nồng độ oxy trong máu. Đồng thời các thông tin trong lúc ngủ sẽ được ghi lại trên biểu đồ. Dựa vào biểu đồ có thể chẩn đoán chính xác hơn bệnh rối loạn giấc ngủ.

Các biện pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Các biện pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Các phương pháp dùng trong chữa trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường để điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân áp dụng các phương pháp khắc phục không dùng thuốc.

Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng các loại thuốc điều trị để khắc phục bệnh lý và phòng ngừa phát sinh những rủi ro, vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

1. Kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi

Những người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ thường được chữa bệnh bằng các kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi. Những loại thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon và thuốc thường không được yêu cầu sử dụng. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng tương tác với một hoặc nhiều loại thuốc khác đang sử dụng.

Kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi có thể được áp dụng trong khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn kiểm soát những yếu tố kích thích, điều chỉnh thời gian ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Việc xây dựng và duy trì một số thói quen dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tốt chứng rối loạn giấc ngủ. Cụ thể:

  • Giường chỉ được sử dụng để ngủ. Không nằm trên giường và thực hiện một số công việc khác như đọc báo, đọc sách, xem phim, sử dụng điện thoại, laptop hoặc làm việc.
  • Cần cố định thời gian ngủ và thời gian thức dậy vào một khung giờ trong ngày. Duy trì thói quen này kể cả những ngày cuối tuần, ngày lễ và ngày nghỉ.
  • Tránh ngủ nhiều vào ban ngày. Người bệnh chỉ nên ngủ trưa từ 10 – 20 phút mỗi ngày.
  • Không gian phòng ngủ phải phù hợp với sở thích, rộng rãi, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu khi nằm, không quá nóng và không quá lạnh, sạch sẽ, tối, yên tĩnh.
  • Tránh tiếp xúc với đèn sáng từ laptop, điện thoại, máy tính bảng và một số thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn đầu óc, giải phóng căng thẳng trước khi đi ngủ bằng cách thiền định, nghe nhạc, đọc sách.

Trong trường hợp không thể chìm vào giấc ngủ sau 15 – 20 phút, hãy đứng dậy, ra khỏi giường, di chuyển đến một vị trí khác trong nhà hay phòng ngủ và thư giãn bằng cách ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ trong 10 phút. Sau đó quay lại giường.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng những người lớn tuổi bị rối loạn giấc ngủ nên lưu ý một số điều dưới đây để chất lượng giấc ngủ được cải thiện, giúp dễ ngủ và ngủ ngon. Cụ thể:

  • Tránh sử dụng rượu và caffeine.
  • Hạn chế uống nước, rượu bia, trà đặc, cà phê và một số chất lỏng khác trước khi đi ngủ.
  • Không lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá.
  • Thường xuyên tập luyện thể chất, tăng cường vận động. Tuy nhiên để tránh gây kích thích não bộ, bạn cần luyện tập trước giờ đi ngủ từ 3 – 4 tiếng.
  • Buổi tối cần được dùng khoảng 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ.
  • Dùng nước ấm để tắm giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp.

Đối với một số trường hợp, việc duy trì áp dụng kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện tốt tình trạng rối loạn. Tuy nhiên nếu biểu hiện của bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi
Kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi giúp điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

2. Cải thiện giấc ngủ, giúp dễ ngủ hơn bằng liệu pháp ngồi thiền

Ngồi thiền được chứng minh là phương pháp giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng, điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hữu hiệu ở người cao tuổi. Ngoài ra việc duy trì thói quen ngồi thiền còn mang đến nhiều lợi ích, giúp người cao tuổi phòng ngừa và cải thiện những vấn đề sau:

  • Thúc đẩy cảm giác buồn ngủ, dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn
  • Kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng giấc ngủ
  • Cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể
  • Tăng độ tập trung và cải thiện chứng suy giảm trí nhớ
  • Chống trầm cảm, giảm đau
  • Ổn định tâm trạng
  • Làm chậm quá trình lão hóa
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch…

3. Sử dụng thảo dược chữa chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Những người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên đê tăng cảm giác buồn ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc, khắc phục tình trạng ngủ chập chờn, tỉnh giấc lúc nửa đêm. Ngoài ra một số loại thảo dược thiên nhiên còn giúp bạn bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, nâng cao sức đề kháng và giải độc cơ thể.

  • Trà tim sen: Tim sen có vị đắng, tính mát, giúp giải độc, thanh tâm và an thần. Vì thế thảo dược thiên nhiên này thường được sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, trị chứng hồi hộp, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, khó ngủ… Mỗi lần hãm 3 gram tim sen với 200ml nước sôi. Gạn lấy phần nước và uống trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ.
  • Nụ hoa tam thất: Các hoạt chất hóa học trong nụ hoa tam thất có tác dụng ổn định thần kinh, an thần, giải phóng căng thẳng, mệt mỏi và tạo cảm giác buồn ngủ. Đồng thời giúp ổn định thần kinh, cải thiện các hoạt động của não bộ. Để pha trà hoa tam thất, người bệnh cần hãm từ 3  – 4 nụ hoa tam thất cùng 250ml nước sôi trong ly thủy tinh nhỏ. Sau 10 phút, gạn lấy phần nước và uống ấm.
  • Sữa tươi mật ong ấm: Việc uống một ly sữa tươi mật ong ấm vào mỗi buổi tối không chỉ bồi bổ năng lượng và dưỡng chất cho người cao tuổi mà còn giúp ngủ ngon và ngủ sâu hơn, kích thích não bộ tạo cảm giác buồn ngủ bằng cách sản sinh acid amin tryptophan và hỗ trợ điều chỉnh đồng hồ sinh học. Ngoài ra thành phần canxi, protein và vitamin có trong sữa tươi mật ong ấm còn có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương khớp, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hòa tan 10 – 15ml mật ong nguyên chất trong 300ml nữa tươi ấm, uống trước khi đi ngủ 30 phút.
Sử dụng thảo dược chữa chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Sử dụng thảo dược chữa chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

4. Sử dụng thuốc chữa rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Đối với những người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ do các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc chứa các thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân và thuốc giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên thuốc ngủ và các loại thuốc khác thường không được khuyến khích sử dụng và chỉ nên dùng trong một thời gian nhất định để phòng ngừa thay đổi thói quen giấc ngủ.

Một số loại thuốc thường được dùng để hỗ trợ giấc ngủ gồm:

  • Thuốc ngủ: Việc sử dụng thuốc ngủ sẽ giúp bạn cải thiện những triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn, thường ít hơn 3 tuần đối với Triazolam và trong 6 đến 8 tuần đối với Ambien hoặc Zolpidem để phòng ngừa phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Melatonin: Melatonin được xác định là một loại hormone tổng hợp, có khả năng khôi phục chu kỳ ngủ – thức và giúp người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 0.1 – 5 miligam là liều dùng phổ biến đối với thuốc bổ sung Melatonin. Uống thuốc trước khi đi ngủ và sử dụng liên tục trong vài tháng. Tuy nhiên Melatonin không có khả năng nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Các thuốc dùng trong điều trị rối loạn giấc ngủ thường được sử dụng ngắn hạn để giúp người bệnh ngủ sâu hơn và thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ. Nếu sử dụng dài ngày sẽ làm tăng nguy cơ té ngã, phụ thuộc thuốc và gây buồn ngủ vào ban ngày.

Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc ngủ dài ngày, người bệnh (đặc biệt là người lớn tuổi) sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ vào ban ngày.

5. Các phương pháp điều trị khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc ngủ và áp dụng kỹ thuật thay đổi nhận thức và hành vi, tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra ở người cao tuổi có thể được khắc phục bằng một số phương pháp điều trị khác dựa vào nguyên nhân, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Dùng thuốc chống trầm cảm giúp an thần và cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài.
  • Thuốc dopamine: Thuốc dopamine có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn vận động chân, tay định kỳ và chữa trị hội chứng chân không yên.
  • Bổ sung sắt: Bổ sung sắt giúp tăng cường tuần hoàn máu não, làm dịu thần kinh trung ương, giúp dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
  • Thuốc kháng histamin: Dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để tạo cảm giác buồn ngủ, giúp ngủ sâu và ngủ ngon giấc hơn.
  • Thiết bị áp lực đường thở dương liên tục: Thiết bị áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) được sử dụng để điều trị các bệnh lý suy hô hấp và chứng ngưng thở khi ngủ.
Dùng thuốc chống trầm cảm
Dùng thuốc chống trầm cảm giúp an thần và cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Bài viết là thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và một số phương pháp khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích và giúp người bệnh tìm ra các phương pháp cải thiện thích hợp. Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc và các phương pháp chuyên sâu khác. Tránh tự ý sử dụng thuốc ngủ vì sẽ gây nguy hiểm, phát sinh tác dụng phụ.

Tin bài nên đọc

5 thuốc an thần gây ngủ tốt nhất và lưu ý khi dùng

Thuốc an thần gây ngủ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho các đối tượng đang gặp rắc...

bấm huyệt chữa mất ngủ

Bấm huyệt chữa mất ngủ – Giải pháp đơn giản, hiệu quả

Bấm huyệt chữa mất ngủ là giải pháp quen thuộc trong y học cổ truyền. Không chỉ chăm sóc tốt...

Hoa hòe chữa mất ngủ hiệu quả – Nhưng dùng cần lưu ý

Không phải ngẫu nhiên mà cách chữa bệnh mất ngủ bằng hoa hòe lại được nhiều người biết đến và...

Thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon nên dùng loại nào?

Thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp bị mất ngủ ngắn...

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh do đâu? Cách khắc phục

Giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, sự phát triển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.