3 Cách trị mất ngủ bằng lá đinh lăng áp dụng 2-3 lần là khỏi
Tình trạng mất ngủ dần được cải thiện nếu bạn biết đến bài thuốc từ lá đinh lăng. Đây là một trong những mẹo vặt của dân gian được phần đông người bệnh biết đến bởi sự lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác công dụng của lá đinh lăng và những bài thuốc chữa bệnh liên quan.
Tìm hiểu công dụng của lá đinh lăng trong việc trị bệnh mất ngủ
Đinh lăng là một trong những loại cây quen thuộc và được trồng khá nhiều ở nước ta. Cây đinh lăng ngoài việc sử dụng làm gia vị trong một số món ăn còn được biết đến với những công dụng trị một số bệnh lý thông thường, trong đó có bệnh mất ngủ.
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm tình trạng ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc, thức dậy về đêm nhưng khó có thể ngủ lại. Hiện nay, chứng mất ngủ có khả năng gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người già, người lao động nặng nhọc, người làm việc bằng đầu óc.
Qua một số nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thành phần hoạt chất trong lá đinh lăng có công dụng trị bệnh mất ngủ. Cụ thể hơn:
- Trong cây đinh lăng có chứa nhiều hàm lượng khoáng chất, vitamin và acid amin thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng cystein, methionine và lysine và có đến phân nửa thành phần gần giống với sâm Triều Tiên;
- Cao đinh lăng có tác dụng kích hoạt nhẹ bộ não, giúp vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm tăng biên độ điện thế não, gây phấn chấn nhẹ, tăng độ phản xạ có điều khiển và tăng khả năng tiếp nhận của các tế thần kinh. Khi đó, bộ não được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ;
- Dịch chiết của rễ đinh lăng có tác dụng ức chế men MAO, gây kích thích sinh học, duy trì dẫn truyền xung động thần kinh. Lúc đó, cơ thể có cảm giác phấn chấn nhẹ, thoải mái và không bị mệt nhọc;
- Các dưỡng chất có trong lá đinh lăng giúp kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các vấn đề về thần kinh, trầm cảm, mất ngủ,…
Bên cạnh đó, một số tài liệu khác còn cho biết, mùi thơm của lá đinh lăng còn giúp an thần, ổn định thần kinh, từ đó mang lại cảm giác dễ chịu và giúp ngủ ngon hơn. Chính vì những lý lẽ trên cho thấy, lá đinh lăng là vị thần dược vừa có tác dụng bảo vệ sức khỏe tổng quát vừa giúp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả.
Mách bạn 3 cách dùng lá đinh lăng trị mất ngủ hiệu quả và đơn giản
Có rất nhiều cách dùng lá đinh lăng để trị bệnh mất ngủ như làm gối ngủ, sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Tùy thuộc vào từng cơ địa và tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn những cách làm phù hợp. Hãy tham khảo những cách dùng lá đinh lăng trị bệnh mất ngủ được chia sẻ dưới đây:
1. Làm gối ngủ bằng lá đinh lăng khô để trị mất ngủ
Dùng lá đinh lăng để làm gối ngủ là phương pháp điều trị bệnh rất an toàn và phù hợp cho mọi lứa tuổi kể cả những người không sử dụng được nước uống. Mùi thơm của lá đinh lăng mang lại cảm giác dễ chịu, giúp giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, từ đó giúp người bệnh đi sâu vào giấc ngủ.
Các bước làm gối từ lá đinh lăng để trị mất ngủ không quá khó khăn, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 nắm lá đinh lăng non
Cách thực hiện:
- Làm sạch toàn bộ lá đinh lăng vừa được thu hái về để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và một số vi khuẩn bám quang lá;
- Sau đó vớt ra để ráo rồi đem phơi khô trong bóng râm và tránh phơi quá lâu khiến lá bị giòn. Không nên phơi dược liệu dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, điều này có thể làm hao hụt đi hương vị tự nhiên;
- Cho tất cả lá đinh lăng khô vào trong chảo và tiến hành sao vàng rồi đem hút ẩm để giữ được nhiệt độ phù hợp;
- Tiếp đến, trộn lá đinh lăng đã sơ chế cùng với bông gòn để làm ruột gối. Sau đó, cho toàn bộ phần ruột này vào trong vỏ gối và khâu kín lại.
- Sử dụng gối này để kê dưới đầu để ngủ. Mùi thơm từ lá đinh lăng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, giúp xóa tan căng thẳng, mệt mỏi và mang lại cảm giác ngủ ngon.
Lưu ý: Chỉ trộn lá đinh lăng với liều lượng vừa đủ để tránh gây ra mùi hắc khó chịu.
2. Những bài thuốc trị mất ngủ từ lá đinh lăng
Uống nước sắc từ lá đinh lăng trị bệnh mất ngủ là một trong những phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Việc dùng nước sắc giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, tác động tích cực đến sức đề kháng của cơ thể, đồng thời giúp an thần, ổn định thần kinh và làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và áp lực.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bản thân để lựa chọn bài thuốc phù hợp. Dưới đây là 2 bài thuốc điển hình:
Bài thuốc trị mất ngủ do bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
Bài thuốc cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Lá đinh lăng khô, tam diệp, lá vông, rau má và cỏ mực: mỗi vị 20gr
- Cây trinh nữ: 16gr
- Hoàng bá, bạch linh và hoàng liên: mỗi vị 10gr
Cách thực hiện:
- Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho tất cả vào trong nồi cùng với 700ml nước rồi bắc lên bếp để đun sôi trên ngọn lửa nhỏ;
- Khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp;
- Lọc lấy phần nước và bỏ phần bã, sau đó chia thành 2 phần nhỏ để dùng hết trong ngày;
- Áp dụng mỗi ngày một thang thuốc và kiên trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Bài thuốc trị mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên)
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá đinh lăng khô: 24gr
- Lá vông và tam diệp: mỗi vị 20gr
- Liên nhục: 15gr
- Tim sen: 12gr
Cách thực hiện:
- Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn;
- Cho tất cả vị thuốc vào trong nồi cùng với 700 – 750ml nước;
- Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp;
- Gạn lấy phần nước rồi chia nhỏ thành nhiều phần để uống hết trong ngày;
- Lộ trình sử dụng thuốc kéo dài trong 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày. Lặp lại chu kỳ như vậy và áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
3. Chế biến lá đinh lăng trong một số món ăn giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng khô để làm gối hay dùng dạng tươi để sắc lấy nước uống, các đối tượng bị mất ngủ cũng có thể sử dụng loại nguyên liệu này để chế biến thành một số món ăn giàu chất dinh dưỡng. Những món ăn được chế biến từ lá đinh lăng đều mang mùi thơm dễ chịu vừa tạo độ bắc mắt và không kém phần ngon miệng.
Dưới đây là một số món ăn chữa bệnh mất ngủ từ lá đinh lăng, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay gian bếp của gia đình:
Trứng gà rán lá đinh lăng
Trứng gà rán là một trong những món ăn khá quen thuộc và được phần đông mọi đối tượng ưa thích. Vị ngọt của trứng kết hợp với mùi thơm của lá đinh lăng sẽ tạo nên mùi vị khác lạ cho những đối tượng chưa nếm thử. Bên cạnh đó, ngoài việc được biết đến là món ăn giàu chất dinh dưỡng, trứng gà rán lá đinh lăng còn là món thuốc giúp cải thiện chứng mất ngủ.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị, bao gồm:
- 1 nắm lá đinh lăng tươi
- 4 quả trứng gà tươi
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ lá đinh lăng vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, tốt hơn nếu ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng;
- Vớt ra để ráo rồi cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Đập hết 4 quả trứng ra tô, tiếp đến cho tất cả lá đinh lăng được sơ chế và một ít gia vị vừa đủ ăn rồi tiến hành đánh tan;
- Bắc lên bếp một cái chảo, cho một lượng dầu vừa đủ. Khi dầu sôi, cho hỗn hợp trứng vào chảo rồi tiến hành rán chín đều hai mặt là được;
- Tắt bếp và trình bày món ăn ra dĩa. Có thể chuẩn bị thêm một vài chén cơm trắng ngón cùng với một ít nước mắm hay nước tương để chấm nếu thấy nhạt.
Canh lá đinh lăng tôm bằm
Một món ăn khác vừa có công dụng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc là món canh lá đinh lăng tôm bằm. Đây là một món ăn mang vị ngọt của thịt tôm kết hợp với mùi thơm dịu của lá đinh lăng tạo thành một hỗn hợp mới lạ.
Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 – 2 nắm lá đinh lăng tươi
- 300gr tôm tươi
- Hành lá
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Lá đinh lăng cần được làm sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo và cắt thành từng đoạn nhỏ;
- Còn tôm, cần được rửa sạch rồi bóc bỏ lớp vỏ. Đem băm nhuyễn rồi ướp cùng với một ít gia vị;
- Bắc lên bếp một cái xoong nhỏ. Khi xoong nóng, cho một ít dầu ăn và lượng tôm băm đã ướp gia vị, đảo đều tay cho chín đều;
- Tiếp đến, cho một lượng nước vừa đủ rồi đậy nắp chờ nước sôi. Khi nước đã sôi, cho toàn bộ lá đinh lăng tươi vào và đun thêm 3 – 5 phút cho chín đều;
- Nêm nếm một ít gia vị vừa đủ ăn và thêm một ít hành lá cắt đoạn để gia tăng mùi vị;
- Trình bày món ăn ra to và dùng kèm với cơm trắng ngón. Lưu ý, nên dùng hết trong ngày, không nên dùng thức ăn đã để qua đêm.
Xem thêm: 7 Món ăn bài thuốc chữa mất ngủ vừa tốt lại ngon miệng
Chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng cần lưu ý những gì?
Tuy chữa bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng trong quá trình áp dụng người bệnh cũng cần ghi chú thêm một số vấn đề để phòng tránh một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá đinh lăng không được sử dụng để trị bệnh mất ngủ;
- Không sử dụng lá đinh lăng trị mất ngủ cho trẻ nhỏ, người đang bị rối loạn tiêu hóa;
- Thu hái và sử dụng lá đinh lăng của những cây trên 3 năm tuổi, bởi đây là thời điểm mà thảo dược mang bản chất dược tính cao nhất. Bên cạnh đó, nên tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch, dược liệu không bị phun thuốc trừ sâu;
- Không nên uống quá nhiều lá đinh lăng sắc, bởi trong loại lá cây này có chứa thành phần hoạt chất saponin có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim tăng cao;
- Thành phần hoạt chất ancaloit trong lá đinh lăng có thể gây ra triệu chứng chóng mặt nếu sử dụng quá nhiều;
- Các đối tượng có vấn đề về gan cần sử dụng ở liều lượng vừa đủ, không nên uống quá nhiều. Bởi việc uống quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng da bị xanh xao;
- Trị mất ngủ bằng cây đinh lăng chỉ là phương pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị triệt để. Điều này đồng nghĩa với việc, phương pháp này chỉ phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn, những trường hợp mãn tính cần tìm gặp bác sĩ để có những hướng điều trị tích cực;
- Hiệu quả chữa bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng thường khá chậm so với thuốc đặc trị. Vì thế, người bệnh cần kiên trì điều trị áp dụng đều đặn mỗi ngày và liên tục trong nhiều ngày liền. Khi đó, các dưỡng chất có trong dược liệu mới thấm sâu vào trong lớp mô và loại bỏ các tác nhân gây hại;
- Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh mất ngủ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là những yếu tố hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh lý.
Trên đây là những thông tin về công dụng của lá đinh lăng trong việc điều trị bệnh mất ngủ và một số bài thuốc hay. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm một phương pháp chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn trị mất ngủ bằng mật ong ngay tại nhà
- Hoa hòe chữa mất ngủ hiệu quả và những lưu ý khi dùng
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Bs Cho mình hỏi bà bầu 5 tháng bị mất ngủ triền miên có sử dụng được lá đinh lăng không?
Mình bị mất ngủ 5 tháng 24/24 có sử sụng lá đinh lăng dc hk ạ