Mất ngủ mãn tính là gì? Giải pháp điều trị tốt nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mất ngủ mãn tính thể hiện cho tình trạng bệnh nhân ngủ không sâu giấc hoặc khó ngủ trên ba lần một tuần và kéo dài dai dẳng từ 3 tháng trở lên. Nếu không thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp, bệnh lý này có thể khiến các hoạt động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh suy giảm. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và phát sinh ra nhiều bệnh mãn tính khác.

XEM THÊM: VTV2 giới thiệu bài thuốc Nam bí truyền điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]
Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính thể hiện cho tình trạng bệnh nhân ngủ không sâu giấc hoặc khó ngủ trên ba lần một tuần, liên tục từ 3 tháng trở lên

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ là bệnh lý thể hiện cho tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến. Đặc trưng của bệnh gồm các triệu chứng: Khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ đủ giấc, ngủ không sâu giấc. Mất ngủ được phân thành hai thể gồm thể cấp tính và thể mãn tính.

Nguyên nhân khiến mất ngủ cấp tính hình thành và tiến triển là do bệnh nhân bị stress, căng thẳng, buồn rầu, lo âu, chịu nhiều áp lực công việc liên tục trong vài ngày hoặc kéo dài. Thể cấp tính thường không nghiêm trọng, không phát sinh rủi ro và có xu hướng được cải thiện sau khi những nguyên nhân gây bệnh được giải quyết.

Mất ngủ cấp tính chuyển sang thể mãn tính khi tình trạng khó ngủ hay ngủ không sâu giấc trên ba lần một tuần và kéo dài dai dẳng từ 3 tháng trở lên. Ở một số trường hợp, mất ngủ mãn tính cần được điều trị y tế để phòng ngừa phát sinh biến chứng và những rủi ro không mong muốn.

Theo y học, bệnh mất ngủ mãn tính được phân thành hai dạng, bao gồm:

  • Mất ngủ mãn tính thứ phát: Mất ngủ mãn tính thứ phát là bệnh lý phát sinh do một số bệnh lý, thủ thuật điều trị y tế hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra các chấn thương, rối loạn tâm lý, áp dụng lối sống thiếu khoa học cũng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý này.
  • Mất ngủ mãn tính liên phát: Mất ngủ mãn tính liên phát là một dạng mất ngủ xảy ra do những hóa chất bên trong não gặp vấn đề và thay đổi, không liên quan đến điều kiện y tế, bệnh lý hoặc thuốc điều trị. Hiện tại nguyên nhân cụ thể khiến bệnh lý này hình thành và tiến triển vẫn chưa được xác định cụ thể.

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính

Bệnh mất ngủ có thể phát sinh từ những tác động của điều kiện y tế và tâm thần nhất định. Ngoài ra việc thay đổi một số yếu tố sinh học ở não và thói quen ngủ không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ở hầu hết các trường hợp, bệnh lý này có thể liên quan đến điều kiện y tế và những nguyên nhân sau:

1. Mất ngủ kéo dài do nguyên nhân y tế

Một số điều kiện y tế nhẹ hoặc nghiêm trọng có khả năng tác động và khiến bệnh nhân mắc chứng mất ngủ mãn tính. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh mất ngủ phát sinh từ các tình trạng y tế. Các triệu chứng của tình trạng y tế khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu, cáu gắt, không thể ngủ được.

Các điều kiện y tế và bệnh lý phổ biến dẫn đến chứng mất ngủ gồm:

  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Viêm khớp
  • Bệnh hen suyễn
  • Những vấn đề, bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, đau dạ dày…
  • Bệnh cường giáp và một số vấn đề về nội tiết khác
  • Đau nhức cơ thể mãn tính
  • Những bệnh lý, vấn đề về thần kinh như bệnh parkinson
  • Thoái hóa đa khớp hoặc đau nhức lưng dưới.

Ngoài ra mất ngủ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc một số bệnh thần kinh. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh tim, huyết áp cao, dị ứng, bệnh tuyến giáp, hen suyễn có thể khiến tình trạng mất ngủ phát sinh.

Bệnh mất ngủ mãn tính có thể là triệu chứng của một hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra sức khỏe, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó áp dụng phác đồ chữa bệnh thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Mất ngủ kéo dài do nguyên nhân y tế
Mất ngủ kéo dài do nguyên nhân bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, đau nhức xương khớp

2. Trầm cảm gây mất ngủ

Những rối loạn về tâm lý có thể khiến nồng độ hormone, tâm trạng và sinh lý trong cơ thể thay đổi. Đây đều là những yếu tố có khả năng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ không đủ giấc và phát sinh bệnh mất ngủ mãn tính.

Theo các chuyên gia và bác sĩ, tình trạng mất ngủ lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những bệnh nhân có tiền sử hay đang điều trị bệnh trầm cảm.

Trầm cảm liên kết với mất ngủ được đánh giá là một tình trạng y tế nghiêm trọng. Do đó, đối với trường hợp này, bệnh nhân cần xác định chính xác các triệu chứng của chứng mất ngủ và bệnh trầm cảm để có các phương pháp điều trị thích hợp.

3. Dùng chất kích thích dẫn đến mất ngủ

Tình trạng mất ngủ mãn tính có thể phát sinh khi người bệnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích sau:

  • Caffeine: Dù là một chất kích thích nhưng Caffeine có thể mang đến nhiều lợi ích nếu sử dụng chất này với liều lượng phù hợp.Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều lần trong ngày, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng mất ngủ và phát sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Kết quả của một số nghiên cứu đã kết luận rằng, việc sử dụng 4 ly thức uống có chứa Caffeine mỗi ngày sẽ khiến người dùng bị mất ngủ kinh niên.
  • Rượu: Rượu được xác định là một chất kích thích có khả năng an thần nhẹ. Ngay sau khi uống rượu, người bệnh có thể ngủ thiếp đi. Tuy nhiên bạn có thể thức giấc vào lúc giữa đêm và gặp nhiều khó khăn trong việc ngủ lại. Những người thường xuyên sử dụng rượu hoặc nghiện rượu sẽ khiến não bộ bị kích thích, đồng thời gây mất ngủ kéo dài.
  • Nicotine: Việc thường xuyên sử dụng Nicotine có thể khiến bạn bị mất ngủ kéo dài. Nicotine có trong thuốc lá. Nếu nghiện hút thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng, thần kinh trung ương của bạn sẽ bị kích thích và dẫn đến mất ngủ.

4. Mất ngủ là tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng mất ngủ mãn tính có thể là tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc chống lo âu, trầm cảm
  • Các thuốc dùng trong điều trị bệnh cảm lạnh
  • Thuốc chống dị ứng có thành phần là hoạt chất Pseudoephedrine
  • Thuốc kháng Histamine
  • Thuốc lợi tiểu
  • Các thuốc dùng trong hóa trị, xạ trị, thuốc điều trị ung thư
  • Thuốc nhuận tràng kích thích…
Bệnh mất ngủ mãn tính có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc điều trị
Bệnh mất ngủ mãn tính có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc điều trị

5. Mất ngủ kéo dài do lối sống không phù hợp

Việc duy trì một lối sống thiếu khoa học, thói quen ngủ không lành mạnh có thể kích hoạt bệnh mất ngủ mãn tính. Cụ thể:

  • Thường xuyên làm việc tại nhà vào buổi tối: Thường xuyên làm việc tại nhà vào buổi tối có thể khiến tâm trạng, đầu óc của bệnh nhân căng thẳng, khó thư giãn khi đi ngủ. Từ đó gây khó ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra màn hình máy tính có thể phát ra ánh sáng khiến não bộ cảm thấy tỉnh táo, bị rối loạn, không xác định được thời gian ngủ phù hợp.
  • Thói quen ngủ bù: Những người duy trì thói quen ngủ bù vào ban ngày hoặc ngủ bù vào những ngày cuối tuần đều có thể bị rối loạn đồng hồ sinh học. Từ đó khiến bệnh nhân khó có thể ngủ vào ban đêm.
  • Thói quen ngủ trưa: Ở một số trường hợp, tình trạng mất ngủ mãn tính có thể phát sinh và tiến triển từ thói quen ngủ trưa, kể cả khi thời gian ngủ trưa ngắn. Một số người có thể cảm nhận được lợi ích từ thói quen ngủ trưa. Tuy nhiên việc duy trì thói quen ngủ trưa có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của những người khác.
  • Làm việc theo ca: Những giờ làm việc, sinh hoạt phi truyền thống có thể khiến bệnh nhân ngủ vào nhiều thời điểm khác nhau. Tương tự như thói quen ngủ bù, làm việc theo ca và ngủ vào những thời điểm khác nhau có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học. Đồng thời làm phát sinh tình trạng mất ngủ kéo dài.
  • Ăn gần giờ đi ngủ: Những người có thói quen ăn gần giờ đi ngủ, ăn đêm sẽ khiến giấc ngủ vào ban đêm rối loạn và bị gián đoạn. Ngoài ra việc duy trì thói quen thói quen ăn gần giờ đi ngủ, ăn đêm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, mất ngủ và khiến cơ thể mất ổn định.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều điều kiện y tế và nguyên nhân làm phát sinh tình trạng mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, tình trạng mất ngủ của bệnh nhân kéo dài trong nhiều năm mà không xác định được nguyên nhân.

Điều quan trọng trong điều trị mất ngủ là bệnh nhân nên đến bệnh viện, thăm khám, áp dụng các biện pháp chẩn đoán và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ mãn tính

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh mất ngủ mãn tính có thể phát sinh ở cả ban đêm và ban ngày. Những dấu hiệu này có khả năng tác động và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và đời sống của người bệnh.

Mất ngủ kéo dài thường đi kèm với các triệu chứng và dấu hiệu sau:

  • Ngủ không sâu giấc, gặp nhiều khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ
  • Thường xuyên thức giấc vào lúc giữa đêm nhưng không thể ngủ lại
  • Người bệnh thức dậy quá sớm vào mỗi buổi sáng ngay cả khi ngủ trễ, thời gian ngủ chỉ kéo dài trong vài giờ
  • Tâm trạng và suy nghĩ thường xuyên thay đổi
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược ngay cả khi ngủ đủ vào ban đêm
  • Mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ mãn tính
Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ mãn tính gồm khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc…

Giải pháp điều trị tốt nhất cho người bị mất ngủ mãn tính

Tình trạng mất ngủ mãn tính được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đi kèm và nguyên nhân gây bệnh.

Mất ngủ kéo dài thời được điều trị bằng những phương pháp sau:

1. Biện pháp cải thiện chứng mất ngủ kéo dài tại nhà

Một số biện pháp đơn giản tại nhà có khả năng phòng ngừa và cải thiện tốt chứng mất ngủ kéo dài. Cụ thể:

  • Hạn chế ngủ trưa hoặc duy trì thói quen ngủ bù vào các ngày cuối tuần.
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, thức uống chứa caffeine và các chất kích thích. Đặc biệt không sử dụng những sản phẩm này trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động và rèn luyện thể chất bằng một số bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, ngồi thiền, bơi lội, luyện tập thể hình…
  • Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Đặc biệt không nên ăn quá gần với giờ đi ngủ.
  • Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Áp dụng cho cả những ngày nghỉ và những ngày cuối tuần.
  • Trước khi đi ngủ, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính… Đồng thời không nên quá tập trung xem một cuốn sách hoặc một bộ phim hay.
  • Mang mặt nạ che mắt khi ngủ hoặc giữ cho phòng ngủ luôn tối.
  • Nhiệt độ trong phòng ngủ không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nệm, giường, chăn gối để loại trừ các tác nhân gây hại, đảm bảo vệ sinh cho giấc ngủ.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh để công việc, đời sống tạo áp lực dẫn đến căng thẳng, buồn rầu, lo lắng, stress kéo dài. Người bệnh có thể áp dụng một số cách kiểm soát căng thẳng và đảm bảo giấc ngủ diễn ra đúng giờ như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ các hoạt động cùng gia đình hoặc bạn bè…
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kiểm soát căng thẳng giúp cải thiện chứng mất ngủ

2. Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ mãn tính

Ở hầu hết các trường hợp, tình trạng mất ngủ mãn tính không được bác sĩ  chuyên khoa đề nghị chữa trị bằng thuốc. Bởi việc thường xuyên sử dụng thuốc có thể tạo cảm giác buồn ngủ nghiêm trọng vào ban ngày, tăng nguy cơ mộng du, mất ngủ vào ban đêm, đãng trí, phát sinh những vấn đề liên quan đến sự thăng bằng, dễ té ngã.

Thuốc ngủ chỉ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng ở những trường hợp mất ngủ nghiêm trọng.Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc ngủ không kê toa, thuốc có tác dụng an thần nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể như:

  • Diphenhydramine
  • Melatonin
  • Doxylamine succinate
  • Chiết xuất từ rễ cây Valerian hoặc hoa cúc.

Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh mất ngủ không được kiểm soát, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc chữa bệnh mất ngủ sau:

  • Temazepam
  • Suvorexant
  • Ramelteon
  • Zaleplon
  • Doxepin
  • Eszopiclone
  • Zolpidem

Lưu ý an toàn:

  • Những người bị mất ngủ kéo dài chỉ nên dùng thuốc khi có đơn thuốc chứa chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, không lạm dụng, không tăng hoặc giảm liều dùng thuốc khi bác sĩ chưa cho phép. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.
  • Nếu các triệu chứng phát sinh từ bệnh mất ngủ không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để đề ra các biện pháp điều trị thích hợp hơn.

3. Kiểm soát chứng mất ngủ kéo dài bằng trị liệu hành vi nhận thức

Kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc áp dụng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức có thể mang đến nhiều lợi ích và đạt hiệu quả cao trong việc khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.

Kiểm soát chứng mất ngủ kéo dài bằng trị liệu hành vi nhận thức
Kiểm soát chứng mất ngủ kéo dài bằng trị liệu hành vi nhận thức

Trị liệu hành vi nhận thức là phương pháp có khả năng kiểm soát, cải thiện tốt hành vi, giúp thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Dưới đây là những phương pháp trị liệu phổ biến, gồm:

  • Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp hạn chế giấc ngủ là liệu pháp giúp người bệnh hạn chế thời gian ngủ không cần thiết, điển hình như các giấc ngủ trưa. Liệu pháp này được thực hiện với mục đích khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào ban đêm và dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ.
  • Kỹ thuật đánh giá nhận thức: Kỹ thuật đánh giá nhận thức yêu cầu bệnh nhân nhớ và ghi lại những lo lắng trước khi đi ngủ. Hoạt động này sẽ giúp bệnh nhân an tâm, hạn chế căng thẳng, lo lắng và phòng ngừa những rủi ro trước khi đi ngủ.
  • Liệu pháp kiểm soát kích thích: Liệu pháp kiểm soát kích thích giúp bệnh nhân thay đổi một số hành vi có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giường chỉ nên dành để thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục và ngủ. Người bệnh không nên xem tivi, đọc sách, làm việc hoặc sử dụng điện thoại trên giường. Trong trường hợp khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ được, hãy ra khỏi giường, đi lại và hoạt động nhẹ nhàng trong vài phút, di chuyển đến một khu vực khác trong nhà, uống ít nước và thư giãn nhẹ trước khi quay lại phòng ngủ.
  • Liệu pháp nghịch lý: Trong liệu pháp nghịch lý, bệnh nhân không nên căng thẳng, quá mong muốn ngủ hoặc cố gắng tạo áp lực để ngủ. Bởi việc loại bỏ những căng thẳng, không tạo áp lực để ngủ sẽ giúp não bộ thư giãn. Đồng thời phòng ngừa tình trạng mất ngủ.
  • Áp dụng kỹ thuật thư giãn: Một số bài tập, kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền định hoặc thực hiện các bài tập yoga có thể hạn chế tình trạng căng cơ, kiểm soát nhịp thở và cải thiện chứng mất ngủ kéo dài.

4. Điều trị các bệnh lý liên quan đến chứng mất ngủ

Trong trường hợp bệnh mất ngủ kéo dài dai dẳng do các điều kiện y tế hoặc bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, đau nhức cơ thể mãn tính, viêm đau khớp… người bệnh nên đến cơ sở y tế, trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa về các phương pháp điều trị chứng mất ngủ và các triệu chứng đi kèm.

LƯU Ý: Nếu các cách chữa tại nhà, trị liệu tâm lý hành vi chỉ phù hợp với tình trạng mất ngủ nhẹ, thuốc ngủ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ thì thuốc Y học cổ truyền có ưu thế mang lại hiệu quả điều trị cao từ gốc, ngủ ngon tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ. Vì vậy, ngày nay đa số người bệnh lựa chọn thuốc Y học cổ truyền nguồn gốc thảo dược để điều trị mất ngủ mãn tính. Dưới đây là thông tin quan trọng về bài thuốc Y học cổ truyền chữa mất ngủ được đông đảo người bệnh tin dùng và ngủ ngon giấc tự nhiên.

5. CHẤM DỨT mất ngủ mãn tính, kinh niên NGỦ NGON GIẤC TỰ NHIÊN với bài thuốc Nam 38 vị ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG

Bài thuốc ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG được nghiên cứu và ứng dụng ĐỘC QUYỀN bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc thông qua đề tài khoa học “Ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị mất ngủ” được đội ngũ bác sĩ đầu ngành thực hiện. Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang hiệu quả và phù hợp trong điều trị mất ngủ mãn tính nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội sau:

Được nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng và bài bản

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang kế thừa và phát triển từ bí mật bài thuốc và cây thuốc ngủ của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục phương thuốc cổ truyền. Đồng thời, kiến thức Y học hiện đại, nguyên tắc Y học cổ truyền, y pháp Hải Thượng Lãn Ông được vận dụng bài bản. Bài thuốc được chứng minh hiệu quả trên thực tế điều trị trên bệnh nhân trong nhiều năm.

Công trình nghiên cứu kết quả điều trị được thực hiện bỏi Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc trên hàng ngàn bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy trên 95% bệnh nhân ngủ ngon giấc tự nhiên sau 1-3 tháng sử dụng thuốc.

ĐỊnh tâm An thần thang được nghiên cứu và hoàn thiện bài bản

Điều trị mất ngủ theo cơ chế 3 VÒNG, tác động ĐA CHIỀU mang lại giấc ngủ TỰ NHIÊN

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang mang lại cơ chế điều trị 3 VÒNG chuyên sâu: TẤN CÔNG căn nguyên gây mất ngủ – BẢO HỘ tim mạch, an thần, dưỡng não – ỔN ĐỊNH giấc ngủ sinh học, ngủ ngon và sâu giấc tự nhiên, thoải mái và thư thái tinh thần sau khi tỉnh giấc. Bài thuốc mang lại tác động ĐA CHIỀU với 3 nhóm thuốc chính là:

  • NHÓM THUỐC TRỪ TÀ (Thuốc điều trị): Tác dụng điều trị căn nguyên gây mất ngủ, dưỡng tâm, an thần, bảo hộ tim mạch, làm lành các tổn thương thần kinh, khu phong, từ tà, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu loạn hệ thần kinh cản trở giấc ngủ, ổn định giấc ngủ sinh học giúp người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên.
  • NHÓM THUỐC PHỤC CHÍNH (Thuốc bổ): Tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, dưỡng não, kiện tỳ giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, tăng cường thể trạng cơ thể, bồi bổ hệ thần kinh, phục hồi chính khí, chống tái phát bệnh.
Công thức thuốc Định tâm An thần thang
Người bệnh đạt được hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng thuốc

Bên cạnh đó, đối với người bệnh mất ngủ do thận yếu, tỳ vị suy yếu rối loạn chuyển hóa, ăn không ngon miệng, bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc cân nhắc kê đơn các nhóm BỔ TỲ HOÀN & BỔ THẬN HOÀN. Các nhóm thuốc bổ trợ giúp khắc phục chính xác căn nguyên gây mất ngủ, tăng cường sức khỏe, người bệnh ăn ngon miệng ngủ ngon giấc trong trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất.

Phối chế 38 vị thuốc Nam an toàn, không tác dụng phụ, không gây nghiện thuốc, nhờn thuốc

Bài thuốc Định tâm An thần thang kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam theo nguyên tắc Y học cổ truyền. Một số chủ dược có trong bài thuốc gồm: Củ bình vôi, dạ giao đằng, phục thần, toan táo nhân, lạc tiên, long nhãn, liên nhục, đại táo, nữ lang… cùng nhiều vị thuốc là các bây thuốc ngủ bí truyền của người Tày bản địa.

Toàn bộ nguồn dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO được kiểm định kỹ lưỡng trước khi ứng dụng. Trong đó, 80% dược liệu được cung ứng bởi Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Trực thuộc Thuốc dân tộc, 20% số dược liệu còn lại là các cây thuốc ngủ bí dược của người bản địa được khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên có dược tính dồi dào.

XEM NGAY: Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Bảng thành phần Định tâm An thần thang hội tụ hơn 30 thảo dược quý

Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT với người bệnh về mức độ an toàn, không tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, nghiện thuốc trong từng thang thuốc. Thực tế điều trị, Trung tâm chưa có ghi nhận về tác dụng phụ từ phản hồi người bệnh. Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang và công tác điều trị mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh mất ngủ.

Bạn đọc xem phóng sự VTV2: https://vtv.vn/video/vi-suc-khoe-nguoi-viet-mat-ngu-va-cach-chua-tri-hieu-qua-tu-dong-y-428842.htm Hoặc theo dõi qua Video sau:

Bác Hoàng Thị Đức (63 tuổi – Hà Nội) bị mất ngủ mãn tính 10 năm đã ngủ ngon giấc sau 2 tháng sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang:

Ngoài ra, còn rất nhiều người bệnh phản hồi về hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang sau khi sử dụng. Bạn đọc có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được kê đơn DUY NHẤT bởi các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh liên hệ với đơn vị để được tư vấn trực tiếp các điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa mất ngủ mãn tính

Việc duy trì những thói quen ngủ lành mạnh và khoa học có thể giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh mất ngủ mãn tính. Những biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gồm:

  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan. Không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều hoặc suy nghĩ tiêu cực vì không thể ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Cố gắng xây dựng thói quen đi ngủ vào một khung giờ cố định ở mỗi tối và cố gắng thức dậy vào cùng một thời điểm trong mỗi buổi sáng. Bạn cần tránh ngủ vào ban ngày, không ngủ trưa để tăng sự mệt mỏi cho cơ thể. Đồng thời tạo ra cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.
  • Không sử dụng rượu bia, thức uống có chứa caffeine, nicotine vào cuối ngày để phòng ngừa tình trạng kích thích não bộ, giúp giấc ngủ diễn ra tốt hơn.
  • Trước khi đi ngủ, bạn nên thư giãn đầu óc bằng cách đọc sách, tắm với nước ấm, nghe nhạc hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà bạn cảm thấy thoải mái, đầu óc được thư giãn.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày bằng các bài tập đơn giản giúp cải thiện giấc ngủ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện thể dục và tăng cường vận động vào buổi tối, gần giờ đi ngủ. Bởi những hoạt động này có thể kích thích não bộ và cơ thể dẫn đến khó ngủ. Tốt nhất bạn nên luyện tập thể dục thể thao vào khung giờ cách giờ đi ngủ ít nhất 4 tiếng đồng hồ.
  • Không xem đồng hồ hoặc có thể dừng đồng hồ. Bạn chỉ nên dùng đồng hồ để báo thức.
  • Trong trường hợp bạn không cảm thấy buồn ngủ và không thể ngủ, hãy dành từ 3 – 10 phút ra khỏi giường, di chuyển để thực hiện điều gì đó không quá kích thích hoặc đọc sách. Những hoạt động này sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Giường ngủ cần phải rộng rãi, thoải mái, nhiệt độ phòng ngủ không quá cao, không quá thấp, phòng ngủ yên tĩnh, tối.
Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh, tối
Giường rộng rãi, thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh, tối, nhiệt độ ổn định giúp dễ đi vào giấc ngủ

Bệnh mất ngủ mãn tính có thể được kiểm soát và điều trị bằng cách kết hợp nhiều liệu pháp như dùng thuốc, thay đổi lối sống và thói quen ngủ… Ngoài ra việc duy trì thói quen ngủ hợp lý và áp dụng lối sống khoa học còn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ, cải thiện các rối loạn.

Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh mất ngủ không thể kiểm soát, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chữa trị với các phương pháp thích hợp hơn.

LIÊN HỆ NGAY – BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bài viết liên quan:

Tin bài nên đọc

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê ThươngLê Thương says: Trả lời

    Tôi chả biết nguyên nhân bị gì mà mất ngủ trầm trọng nửa năm nay rồi, uống trà tim sen, cây lạc tiên, chè vằng thậm chí là thuốc ngủ nữa mà mất ngủ cứ mất ngủ.

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Lê Thương!
      Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do các bệnh lý hoặc do ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt và ăn uống. Với tình trạng của bạn hiện không rõ nguyên nhân nên việc bạn sử dụng các thảo dược trên chưa thực sự mang lại hiệu quả tốt nhất. Để được tư vấn cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp. Mời bạn đến trực tiếp Trung tâm hoặc liên hệ qua hotline 024 7109 6699.
      Chúc bạn sức khỏe!

    2. Mai VânMai Vân says:

      Nếu mất ngủ do dùng chất kích thích như bia, rượu, cà phê thì chắc không mất ngủ lâu như thế. Thường hôm nào uống mới mất ngủ còn không uống thì ngủ ngon chứ đây bạn ấy mất ngủ cả nửa năm rồi thì chắc là do bệnh lý nào đó. Tốt nhất đi khám đi chứ ở nhà uống lung tung cũng không trị được đâu

    3. F.HuyềnF.Huyền says:

      Tôi mất ngủ hơn năm rồi, đi khám ở nhiều bệnh viện, có nơi bảo căng thẳng thần kinh, có nơi bảo rối loạn động hồ sinh học… Cũng thuốc thang này nọ nhưng mà không hết mất ngủ,có nhiều đêm tôi phải uống thuốc ngủ mới có thể ngủ được, thực không rõ làm sao mới có thể ngủ được

    4. Linh AnLinh An says:

      Bạn đến thuốc dân tộc khám rồi mua thuốc định tâm an thần thang về uống đi, thuốc này chữa mất ngủ rất hiệu quả mà không có phụ thuộc vào thuốc. Mình cũng khó ngủ, ngủ không sâu hơn 2 năm, sau khi dùng nhiều thuốc không ngủ được mình đến thuốc dân tộc khám bác sĩ nguyễn thị nhuần và uống thuốc định tâm an thần thang này là dễ ngủ cực, ngủ ngon và ngủ sâu lắm, không phụ thuộc vào thuốc. Thuốc này thực sự rất là tốt cho giấc ngủ https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-tri-mat-ngu-dinh-tam-an-than-thang-lieu-phap-vang-cho-giac-ngu-ngon.html

    5. Ngô Thị MiênNgô Thị Miên says:

      Bạn ngủ ngon được lâu chưa, sợ như mấy loại thuốc ngủ trước tôi uống, cứ uống vào ngủ ngon được một thời gian sau thuốc hết tác dụng lại mất ngủ như thường

    6. Ly LyLy Ly says:

      Thuốc ngủ và thuốc đặc trị mất ngủ nó khác nhau đó. Thuốc ngủ là chỉ hỗ trợ tạm thời thôi, kiểu có tác dụng tức thời còn nếu muốn điều trị mất ngủ thì cần tốn nhiều thời gian hơn và dùng thuốc đặc trị như định tâm an thần thang mới ngủ được ngon, người khỏe hơn mà không gặp tình trạng phụ thuộc vào thuốc

  2. Trần Quang KhánhTrần Quang Khánh says: Trả lời

    Bị mất ngủ kinh niên 5 năm thì liệu dùng thuốc định tâm an thần thang có trị được không? Xin tư vấn

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Quang Khánh!
      Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang có tác dụng trị mất ngủ ở nhiều mức độ khác nhau. Bài thuốc giúp loại bỏ các yếu tố nhiễu loạn thần kinh, căn nguyên gây giấc ngủ, an thần, dưỡng tâm, bảo hộ tim mạch giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Đồng thời, thuốc bồi bổ cơ thể, dưỡng huyết, hoạt huyết, dưỡng não, tăng cường thể trạng từ đó mang tới giấc ngủ ngon, trọn vẹn.
      Mời bạn đến trực tiếp tại Trung tâm hoặc liên hệ qua hotline 024 7109 6699 để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
      Thông tin đến bạn!

    2. Cao VănCao Văn says:

      Tôi cũng mất ngủ từ lâu, chắc phải hơn 5 năm rồi đấy. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc điều trị, kể cả thuốc tây, thuốc nam và cả thuốc ngoại bên Mỹ gửi nhưng tình trạng giấc ngủ của tôi cứ chập chờn, không thể nào ngủ ngon được. Sau chuyển sang uống thuốc đông y định tâm an thần thang thì ngủ ngon hẳn, người khỏe ra và khôn có bị mệt, giờ 11h lên giường là ngủ được đến 5h sáng tỉnh chứ trước 10h lên giường chứ thao thức mãi 2-3h sáng mới ngủ, có hôm chỉ ngủ được 1,2 tiếng thôi. Cũng uống nhiều loại rồi và cũng như mọi người đánh giá thì thuốc rất tốt đó https://drbacsi.com/bai-thuoc-dinh-tam-an-than-thang-tri-mat-ngu-co-tot-khong/

    3. Đỗ Hiền HồĐỗ Hiền Hồ says:

      Em thấy thuốc định tâm an thần thang có hại nhóm thuốc là trừ tà và phục chính, vậy khi điều trị thì nên uống loại nào sẽ có tác dụng tốt nhất đấy ạ

    4. Minh TốngMinh Tống says:

      Thực ra mấy cái này là mấy cái khái niệm về đông y nên mình không có hiểu lắm, cụ thể ra bác sĩ sẽ giải thích kỹ, bác sĩ kê cho mình 3 loại trong đó có loại mất ngủ dành cho người bị suy nhược cơ thể uống

    5. Cao ViễnCao Viễn says:

      Mìh cũg mất ngủ, bs Lan ở thuốc dân tộc kê cho mình định tâm an thần mất ngủ lo âu, định tâm an thần đặc trị và quy tỳ. Mìh uống kết hợp như vậy thì ngủ ngon

    6. Lê Tùng ÂnLê Tùng Ân says:

      Chắc em cũng phải đến khám xem tình trạng như thế nào chứ giấc ngủ chập chờn, người thì mệt mỏi, khó chịu không tập trung được vào việc gì hết, cũng mong rằng thuốc này nó hợp với em

  3. Cao VânCao Vân says: Trả lời

    Nghe nói tập yoga là ngủ ngon lắm phải không? Dạo này tôi mất ngủ, ngủ chập chờn cũng đang muốn tập yoga xem sao

    1. Đỗ Hiền NamĐỗ Hiền Nam says:

      Em và mẹ em từ ngày tập yoga, kết hợp buổi tối ngâm chân thảo dược, uống thêm trà tâm sen là ngủ ngon nhiều rồi chứ trước là hai mẹ con thường xuyên ngủ không ngon giấc đâu ạ

    2. Lê bìnhLê bình says:

      Phải tập khoảng bao lâu mới ngủ ngon được nhỉ? Tôi bị mất ngủ cả 3 năm này rồi, ăn uống và uống nhiều loại trà nhưng cũng chả ngủ ngon được

    3. Thiên ÁiThiên Ái says:

      Mất ngủ 3 năm thuộc dạng kinh niên rồi phải điều trị chứ tập yoga cũng là liệu pháp bổ trợ thêm thôi. Nếu tập mà hết mất ngủ thì chắc trên đời này không có thuốc trị mất ngủ

    4. Lâm HuyềnLâm Huyền says:

      Mình cũng mất ngủ từ lâu rồi, ngoài việc tập yoga mình còn mua thuốc chứa Melatonin uống, suy nghĩ tích cực lên, uống trà hoa cúc nên dạo này cũng ngủ được tí rồi. Nói chung là cần phải kết hợp nhiều phương pháp

  4. Đoàn NgânĐoàn Ngân says: Trả lời

    Sử dụng thuốc trị mất ngủ kê toa nhiều có ảnh hưởng gì không nhỉ. Em uống đến nay 3 toa rồi, có uống mới ngủ được chứ không uống là chịu.

    1. Ái NtÁi Nt says:

      Uống nhiều ảnh hưởng về gan thận và đặc biệt là thần kinh về sau lắm. Vì đa số thuốc ngủ đều tác động đến hệ thần kinh trung ương mà, rồi phụ thuộc vào thuốc

    2. Lê Tâm_8675Lê Tâm_8675 says:

      Em nghe nhiều chị nói dùng thuốc ngủ nhiều suy giảm trí nhớ nên cũng sợ quá không dám uống nhiều. Uống được 1 toa thôi chứ sau uồng trà hoa cúc, tâm sen… chứ không dám dùng thuốc nhiều, dù sao thảo mộc vẫn lành tính và an toàn hơn, chậm chậm một chút nhưng chắc ăn hơn

    3. Đào Bá PhátĐào Bá Phát says:

      Đó là do bác bị mất ngủ chưa nặng chứ mất ngủ nặng như t chỉ có thuốc mới có tác dụng chứ uống mỗi trà thảo mộc thôi thì thua. T cug uống một thời gian thuốc kê theo toa rồi mà ngủ vẫn không ngon giấc, ngừng uống là không ngủ được, uống nhiều thì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này

    4. Cao DũngCao Dũng says:

      Bác dùng thuốc đông y trị mất ngủ đi cho lành tính. Thuốc định tâm an thần thang là từ 100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP-WHO nên an toàn lắm, dùng trị mất ngủ từ gốc mà lại bồi bổ cơ thể khỏe mạnh, không ảnh hưởng gì đến về sau cả

    5. Mai Vân_976Mai Vân_976 says:

      Thuốc đông y từ thảo dược nên tin tưởng lắm, trước tôi uống thuốc tân dược vào cứ buồn nôn, đau đầu chứ từ ngày dùng thuốc định tâm an thần thang này ngủ ngon mà hoàn toàn không có những biểu hiện đó, cảm thấy thuốc rất êm

  5. Lê LàiLê Lài says: Trả lời

    Định tâm an thần thang có dùng được cho mẹ sau sinh không, em sinh xong bị stress nên ngủ không được tí nào cả

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Lê Lài!
      Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang dùng được cho mọi đối tượng, kể cả mẹ sau sinh nhé! Thành phần của thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé ạ! Mọi thông tin bạn cần giải đáp xin vui lòng liên hệ (024)7109 6699 để được tư vấn!
      Trân trọng!

    2. Cao HườngCao Hường says:

      Em cũng vừa sinh bé Kun 6 tháng mà không tài nào chợp mắt được, cứ nhắm mắt là suy nghĩ lung tung trằn trọc mãi đến mãi 3-4h sáng mới ngủ được tí thì con quấy lại dậy. Cũng may chồng tìm hiểu biết về bài thuốc định tâm an thần thang này nên chở em đến thuốc dân tộc khám và mua về uống giờ đã ngủ ngon rồi. Lúc rảnh em có tìm hiểu về thuốc thì thuốc này được nhiều mẹ tin tưởng lắm đó https://www.tapchidongy.org/mat-ngu-sau-sinh-va-lieu-phap-thao-duoc-giup-me-ngu-ngon-con-khoe-manh.html

    3. Lê Thị TâmLê Thị Tâm says:

      Chị uống thuốc định tâm an thần thang này khoảng bao lâu mới có thể ngủ ngon lại được, thời gian uống thuốc có lâu quá không vậy

    4. Cao HườngCao Hường says:

      Em cũng mới mất ngủ nên bác sĩ nói tình trạng nhẹ, bác kê cho thuốc định tâm an thần thang. Em uống 2 tháng, có người nặng hơn thì sẽ uống 3 hoặc 4 tháng

    5. Trương ThuTrương Thu says:

      Nhẹ 2 tháng là phải, em mất ngủ kinh niên tận 3 năm nên đơn thuốc định tâm an thần thang của em 3 tháng. Uống đúng đủ liệu trình xong 3 tháng đó là ngủ ngon, ngủ sâu đến giờ là 2 năm rồi

  6. Minh TốngMinh Tống says: Trả lời

    Tôi đang quan tâm đến thuốc định tâm an thần thang, cho tôi hỏi thêm thông tin là thuốc này có cần phải sắc không, công việc của tôi không thuận tiện để đun sắc thuốc lắm

    1. LiênLiên says:

      Thuốc có dạng thang và dạng cao. Cao thì chắc chắn không phải đun hay sắc, còn thuốc thang thì bạn có thể lấy về trực tiếp sắc hoặc báo trung tâm sắc cho, mất cho tý phí là được

  7. Đỗ MãiĐỗ Mãi says: Trả lời

    Tôi mất ngủ do stress công việc thì phải điều trị như nào nhỉ, chứ không thể bỏ công việc để giảm stress rồi

    1. HằngHằng says:

      Không bỏ được việc thì bạn làm ít lại, nếu thấy stress quá thì ngừng đi nghe nhạc hay làm gì đó thư giãn rồi vào làm tiếp. Tối về cầm điện thoại ít thôi, ngâm chân thảo dược, uống ly sữa ấm trước khi đi ngủ là dễ ngủ hơn thôi

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cách dùng tim sen trị mất ngủ đơn giản tại nhà

Tim sen vốn là loại thảo dược được dân gian chế biến thành một số loại trà giúp ngủ ngon....

Định tâm An thần thang – bài thuốc giúp NSƯT Hương Dung thoát khỏi chứng mất ngủ kinh niên

“Cũng may gặp thầy, gặp thuốc mà tôi đã điều trị thành công chứng mất ngủ kinh niên đeo bám...

BS Lệ Quyên chia sẻ quá trình điều trị thành công chứng mất ngủ cho NSƯT Hương Dung

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên nổi tiếng trong điều trị chứng mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Với...

Mất Ngủ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Mất ngủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, người già, người lao động bằng trí...

Thuốc ngủ là gì? Cơ chế tác dụng và các loại phổ biến

Mất ngủ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không đủ tỉnh táo, tập trung để...