Thuốc ngủ là gì? Cơ chế tác dụng và các loại phổ biến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mất ngủ, thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không đủ tỉnh táo, tập trung để ghi nhớ và làm việc. Khi đó, cơ thể dần trở nên mệt mỏi, suy nhược vì ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, thậm chí quên cả việc ngủ. Trong những trường hợp này, sử dụng thuốc ngủ là một trong những giải pháp nhanh nhất để giải quyết vấn đề này. Vậy thuốc gây ngủ loại nào là tốt và khi dùng cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ những vấn đề này.

Thuốc ngủ là gì? Khi nào nên sử dụng?

Thuốc ngủ là loại sản phẩm hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ nhiều ngày liền, giúp người dùng chìm vào giấc ngủ sâu. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng trấn an thần kinh, ổn định tâm lý, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chóng tình trạng uể oải khi thức dậy.

thuốc ngủ
Thuốc ngủ là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp an thần, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác buồn ngủ

Thuốc ngủ hoạt động dựa trên cơ chế tác động lên khu thần kinh trung ương và não bộ, kích thích não bộ giải phóng hormone gây ngủ. Khi đó, chúng giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, thư giãn đầu óc, điều hòa thần kinh và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Một số loại thuốc ngủ thường gây ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ, thậm chí có thể gây ngủ xuyên đêm.

Những đối tượng dưới đây có thể sử dụng thuốc ngủ để gia tăng chất lượng giấc ngủ như:

  • Các đối tượng có vấn đề về thần kinh, người hay mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ;
  • Người bị rối loạn đồng hồ sinh học, thời gian ăn, ngủ, nghỉ bất thường;
  • Người mất ngủ kinh niên;
  • Người khó chìm sâu vào giấc ngủ;
  • Người ngủ dậy hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau nhức cơ thể;
  • Người hay âu lo, trầm cảm hay bị kích động…

Tham khảo thêm: Thuốc ngủ giá bao nhiêu/vỉ? Có nên dùng loại giá rẻ?

Tổng hợp 10 loại thuốc ngủ thông dụng và liều dùng cụ thể

Thuốc ngủ là giải pháp hiệu quả cho những đối tượng mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các sản phẩm gây ngủ với các thành phần, thương hiệu, mẫu mã hay nhãn mác khác nhau. Chính vì sự đa dạng ấy đã gây ra không ít sự hoang mang cho người sử dụng.

Hiểu được vấn đề đó, chúng toi sẽ giúp bạn đọc “sàng lọc” một số thuốc ngủ phổ biến được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn để sử dụng khi cần thiết:

1. Thuốc gây ngủ Diazepam

Diazepam là thuốc hướng tâm thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin. Loại thuốc này được chỉ định điều trị cho các trường hợp mất ngủ, thiếu ngủ, cơ thể căng thẳng, kích động và lo âu. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được sử dụng với công dụng an thần, gây ngủ. Đây là một trong những thuốc gây ngủ khá phổ biến hiện nay và được phần đông người sử dụng.

Diazepam gắn với các thụ thể đặc hiệu ở khu thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Hơn nữa, thụ thể benzodiazepin ở khu thần kinh có liên hệ chặt chẽ về chức năng thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA. Khi đó, diazepam làm gia tăng tác dụng ức chế của hệ dẫn truyền GABA.

thuốc ngủ
Thuốc gây ngủ Diazepam có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác buồn ngủ

– Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng thuốc Diazepam được nhà sản xuất đề nghị như sau:

  • Người lớn: Nên bắt đầu liều thấp từ 2 – 5mg/ lần và dùng 2 – 3 lần/ ngày. Đối với các trường hợp lo âu nặng có kèm theo mất ngủ nên dùng 2 – 10mg/ ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ;
  • Người già, người yếu: Không dùng quá 2mg/ lần.

Thuốc Diazepam được các chuyên gia khuyến cáo không được dùng quá 15 – 20 ngày để tránh nghiện thuốc.

– Lưu ý khi dùng: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú dưới 6 tháng không nên sử dụng thuốc ngủ Diazepam. Không dùng thuốc này cho người điều trị bệnh loạn thần kinh. Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thuốc với người suy giảm chức năng gan, thận, bệnh phổi mãn tính, xơ cứng động mạch hoặc tổn thương thực thể não,…

– Mức giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 450.000 đồng/ hộp x 5 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc gây ngủ mạnh – Seduxen 5mg

Thuốc Seduxen sản phẩm do công ty Gedeon Richter Pic của Hungary sản xuất và phân phối nội địa và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Đây là một loại thuốc gây ngủ mạnh, được bào chế dưới dạng viên nén con nhộng.

Loại thuốc này phù hợp với những đối tượng mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày liền gây ra nhiều triệu chứng gây bất lợi cho sức khỏe như: cơ thể mệt mỏi, hệ thần kinh bất ổn định, mắt quầng thâm đen, não bộ kém tỉnh táo,…

Trong mỗi viên nén Seduxen chủ yếu chứa thành phần hoạt chất Diazepam – đây là một trong những thành phần hoạt chất được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mất ngủ và có tác dụng an thần.

thuốc ngủ
Seduxen là thuốc gây ngủ mạnh, thích hợp sử dụng cho các trường hợp mất ngủ kinh niên, mất ngủ do hệ thần kinh bất ổn

– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Seduxen được nhà sản xuất khuyến cáo dùng với nước lọc và nên dùng trực tiếp, không được nghiền nát hay ngậm dưới lưỡi. Liều dùng của thuốc được đề nghị tùy vào đối tượng cụ thể để đảm bảo thuốc phát huy tốt đa công dụng. Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn: Dùng 1 – 3 viên/ ngày (tương ứng với 5 – 15mg);
  • Người già: Dùng ½ – 1,5 viên/ ngày (tương ứng với 2,5 – 7,5mg).

– Lưu ý khi dùng: Không dùng quá 15mg thuốc Seduxen mỗi ngày và nên dùng từ 15 – 30 phút trước khi đi ngủ. Đặc biệt, không dùng thuốc quá 4 tuần.

– Mức giá tham khảo: 350.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Tham khảo thêm: Thực phẩm trị mất ngủ – 20 loại bạn nên ăn để dễ ngủ

3. Thuốc ngủ Haloperidol 1.5mg

Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon. Loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp mất ngủ cấp – mãn tính hoặc mắc phải bệnh liên quan đến tâm thần. Bên cạnh đó, thuốc Haloperidol còn hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi, giãn thần kinh, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và mang lại cơn buồn ngủ nhanh chóng.

Thuốc Haloperidol được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Traphaco – một trong những công ty chuyên sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

thuốc ngủ
Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon

– Hướng dẫn sử dụng: Nên dùng thuốc Haloperidol theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. Đa phần, thuốc Haloperidol được đề nghị sử dụng từ 0,5 – 2mg/ lần và dùng 1 – 3 lần/ ngày.

– Lưu ý khi dùng: Không sử dụng thuốc Haloperidol cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

– Mức giá tham khảo: 95.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 25 viên nén.

4. Thuốc gây ngủ mạnh Lexomil 6mg

Lexomil là một trong những dòng sản phẩm gây ngủ mạnh có nguồn gốc từ nước Úc. Loại thuốc này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thuốc ngủ ba khía, thuốc ngủ bốn khía,… những tên gọi này thường bắt nguồn từ hình dạng của thuốc.

Thành phần tá dược chính có trong mỗi viên thuốc ngủ Lexomil là hoạt chất bromazepam với hàm lượng mạnh là 6mg và kèm theo các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Thành phần hoạt chất bromazepam khi được đưa vào cơ thể sẽ đi theo huyết tương tới khu thần kinh và tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh ở đây. Từ đó, người dùng sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, thần kinh dần ổn dụng và dễ tìm vào giấc ngủ.

thuốc ngủ
Lexomil là một trong những loại thuốc gây ngủ mạnh phổ biến nhất nhì hiện nay

– Hướng dẫn sử dụng: Đối với người trưởng thành, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng thuốc Lexomil với liều từ 4,5 – 6mg (tương đương với 1 viên nén chia làm 2 – 3 lần uống) và nên dùng thuốc sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Đối với trẻ em nên sử dụng thuốc bằng ½ liều dùng của người lớn. Người cao tuổi bị mất ngủ cũng chỉ nên dùng ở liều tương tự.

– Lưu ý khi dùng: Sau 3 – 6 tuần sử dụng, tùy theo từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ có thể giảm liều hoặc chỉ định ngừng dùng. Bên cạnh đó, thuốc Lexomil chống chỉ định sử dụng với trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Mức giá tham khảo: 1.000.000 đồng/ hộp 30 viên nén.

5. Rotunda – Thuốc an thần gây buồn ngủ

Rotunda là một dược chất có tác dụng an thần gây ngủ ở liều thấp, chỉ định sử dụng cho các trường hợp âu lo, căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Loại dược phẩm này được chiết xuất từ cây Stephania Rotunda Menispermaceae – một loại thảo dược quý hiếm ở các vùng núi cao Trung Á và Châu Á.

Ngoài tác dụng an thần, gây ngủ, thuốc Rotunda có tác dụng ổn định nhịp tim, giãn cơ trơn, hạ huyết áp, đau cơ xương khớp, sốt cao gây co giật, từ đó làm giảm các cơn đau co thắt ở tử cung và đường ruột.

thuốc ngủ
Thuốc Rotunda có tác dụng an thần, gây ngủ và giảm đau

– Hướng dẫn sử dụng: Liều dùng trung bình của thuốc Rotunda từ 2 – 3 lần mỗi ngày và dùng mỗi lần 1 viên. Đối với trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nên dùng thuốc cùng với nước sôi để nguội và dùng thuốc sau bữa ăn. Không được uống thuốc khi bụng đói hoặc uống kèm với đồ chua.

– Mức giá tham khảo: 150.000 đồng/ hộp 10 x 10 viên nén.

Tham khảo thêm: 14 cách để dễ ngủ hơn – Ngon hơn – Sâu hơn mỗi ngày

6. Melatonin – Thực phẩm chức năng hỗ trợ gây buồn ngủ

Viên uống Melatonin là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ gây ngủ và an thần. Thành phần tá dược chính có trong mỗi viên uống Melatonin là hoạt chất melatonin – đây là một loại hormone tự nhiên được tiết ra từ bộ não có tác dụng điều hòa các hormone khác, đồng thời, giúp ổn định đồng hồ sinh học.

Ngoài công dụng an thần, viên uống Melatonin còn có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh việc uể oải sau mỗi lần thức dậy, đồng thời, giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ tự nhiên.

thuốc ngủ
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mất ngủ Melatonin được điều chế chủ yếu từ các thảo dược thiên nhiên

– Hướng dẫn sử dụng: Viên uống Melatonin được sản xuất ở dạng viên nén nên có thể sử dụng để ngậm hoặc uống trước khi ngủ khoảng 30 phút để cải thiện giấc ngủ.

– Lưu ý khi dùng: Chỉ sử dụng thuốc Melatonin trong khoảng thời gian ngắn (dưới 90 ngày). Hơn nữa, phụ nữ có ý định mang thai, đang mang thai và trẻ em không nên sử dụng loại thuốc này để gây ngủ.

– Mức giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/ hộp 90 viên.

7. Thuốc ngủ Gardenal

Thuốc gây ngủ Gardenal là một thuốc kê đơn, được bào chế ở dạng viên nén với mỗi viên nén có chứa thành phần hoạt chất Phenobarbital 10mg. Đây là một loại thành phần hoạt chất giúp cơ thể ngăn chặn các triệu chứng liên quan đến động kinh, co giật và rối loạn giấc ngủ. Do đó, các đối tượng có vấn đề về thần kinh hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị.

– Hướng dẫn sử dụng: Để gây ngủ, nên uống 1 viên thuốc Gardenal vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc vào chế ở dạng viên nén nên chỉ được khuyến cáo dùng bằng đường uống, không được dùng để nhai hoặc ngậm tan dưới lưỡi.

– Lưu ý khi dùng: Trong thời gian điều trị bằng thuốc Gardenal, không được ngừng thuốc đột ngột. Việc dùng thuốc đột ngột có thể gây động kinh. Bên cạnh đó, các đối tượng có vấn đề về gan, thận, người già, người có tiền sử nghiện rượu, ma túy, người bị trầm cảm,… cần tham khảo ý kiến sử dụng của bác sĩ.

– Mức giá tham khảo: 22.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

thuốc ngủ
Gardenal – Thuốc gây ngủ chứa thành phần hoạt chất Phenobarbital

8. Thuốc gây ngủ Phamzopic

Phamzopic là thuốc gây ngủ thuốc nhóm thuốc hướng tâm thần có xuất xứ từ nước Canada. Loại thuốc này được chỉ định điều trị chứng rối loạn giấc ngủ và rối loạn thần kinh gây mất ngủ hoặc các trường hợp dễ thức giấc và khó trở lại giấc ngủ.

Mỗi viên thuốc Phamzopic chủ yếu chứa thành phần hoạt chất zopiclon. Hoạt chất này có tác dụng điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, giúp mang lại một giấc ngủ dài và khỏe mạnh, đồng thời, giúp gia tăng năng lượng khi thức giấc giấc, tăng độ tập trung khi làm việc.

– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Phamzopic có thể dùng lúc đói và no, nên dùng thuốc trước khi đi ngủ với liều lượng sau:

  • Người lớn: Dùng 1 viên thuốc mỗi ngày;
  • Người già, người có sức khỏe yếu, suy gan, suy hô hấp mãn tính: Dùng ½ viên/ ngày.

– Lưu ý khi dùng: Thuốc Phamzopic chỉ được khuyến cáo sử dụng dưới 10 ngày và không nên sử dụng trong khoảng thời gian dài. Khi ngừng thuốc phải dừng liều từ từ, không được dừng đột ngột. Bên cạnh đó, không sử dụng thuốc Phamzopic cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, người hoạt động trong những công việc cần sự tỉnh táo.

– Mức giá tham khảo: 287.000 đồng/ hộp 100 viên.

thuốc ngủ
Phamzopic là thuốc gây ngủ thuốc nhóm thuốc hướng tâm thần có xuất xứ từ nước Canada

9. Thuốc ngủ bằng thảo dược – Stilux – 60

StIlux – 60 là phương thuốc an thần có tác dụng gây ngủ được sản xuất từ sự kết hợp giữ vị thuốc cổ truyền và công nghệ hiện đại. Loại thuốc này chủ yếu chiết xuất từ cây bình vôi với hàm lượng 60mg và một số thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên như: lactose, tinh bột, microcrystalline cellulose, magnesi stearat, sodium starch glycolat,…

Ngoài công dụng an thần, giữ ổn định hệ thần kinh, thuốc Stilux – 60 còn có tác dụng chống suy nhược cơ thể bằng cách giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, giảm đau nhức xương khớp,…

Thuốc gây ngủ Stilux – 60 là một sản phẩm được nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Công ty Dược phẩm Traphaco. Sản phẩm đã được phân phối rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước.

– Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng thuốc Stilux – 60 được các chuyên gia đề nghị như sau:

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 – 2 viên và dùng mỗi ngày 2 lần. Trường hợp bệnh nặng, có thể sử dụng tối đa 8 viên/ ngày;
  • Trẻ em: Dùng ½ – 1 viên/ ngày.

– Mức giá tham khảo: 110.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

thuốc ngủ
Thuốc Stilux – 60 có tác dụng an thần, gây ngủ và giảm đau có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên

Tham khảo thêm: Uống nước gì để dễ ngủ, ngủ ngon mỗi đêm?

10. Viên uống gây ngủ nhẹ Bonisleep

Bonisleep là thực phẩm chức năng có xuất xứ từ nước Canada dùng để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giúp gây ngủ nhẹ. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng an thần, hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh, lo âu, căng thẳng, giúp ổn định thần kinh, thư giãn tế bào thần kinh, từ đó giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Viên uống Bonisleep được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên nên người dùng hoàn toàn an tâm khi sử dụng trong khoảng thời gian dài. Một số thành phần cụ thể như: Lactium, L- Arginine, Magie Oxide, Pteria Margaritifera Ext, Vitamine B6, Melatonine, Ashwagandha, Rhodiola rosea, Valerian root, Passion Flower Ext,…

– Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 4 viên Bonisleep trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Nên uống cùng với cốc nước ấm và không nên dùng để ngậm hoặc nhai nát.

– Mức giá tham khảo: 425.000 đồng/ hộp 30 viên nang.

thuốc ngủ
Viên uống hỗ trợ gây ngủ nhẹ Bonisleep

Dùng thuốc ngủ cần ghi nhớ những vấn đề gì?

Sử dụng thuốc gây ngủ cần có những kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ bằng cách dùng đúng thuốc, đúng cách và đủ liều lượng. Bởi việc dùng thuốc gây ngủ chỉ là giải pháp tạm thời, do đó, người dùng cần kết hợp với những biện pháp khác để gia tăng công dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể hơn:

1. Dùng thuốc ngủ nhiều có gây hại không?

Thuốc ngủ là giải pháp giúp làm giảm nhanh các triệu chứng mất ngủ, thiếu ngủ, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và làm giảm tình trạng mệt mỏi. Nhưng chúng lại được xem như là “con dao hai lưỡi”, dù thuốc ngủ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhưng chúng cũng có khả năng để lại những tác hại khó lường. Nói theo cách khác, thuốc ngủ chỉ là giải pháp tạm thời chứ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng mất ngủ hay chứng rối loạn giấc ngủ.

Tùy vào những loại thuốc gây ngủ, mỗi loại sẽ có một số tác hại khác nhau. Đó có thể là những tác hại sau:

  • Gây chóng mặt, choáng váng, đau nửa đầu sau khi sử dụng;
  • Gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nhức đầu sau khi thức giấc;
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…;
  • Ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, gây khó khăn trong việc nhớ mọi việc;
  • Sử dụng thuốc ngủ trong khoảng thời gian dài có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mộng du, suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời,…

Mặt khác, đa phần thuốc ngủ chỉ được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian ngắn (thường dưới 3 ngày). Những trường hợp khác, tùy vào từng thể trạng hay bệnh lý cụ thể mà có thể gia tăng liều dùng. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc ngủ, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để từ đó có những hướng dùng thuốc hiệu quả.

tác hại của việc dùng nhiều thuốc ngủ
Dù thuốc ngủ có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng cũng có khả năng để lại những hệ lụy khó lường nếu bị lạm dụng hoặc dùng không đúng cách

2. Tác dụng phụ của thuốc ngủ

Hầu như tất cả loại thuốc đều gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn nếu sử dụng không đúng cách, vượt liều lượng, thuốc gây ngủ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Một số tác dụng phụ điển hình như: buồn nôn, nôn, lơ mơ, thậm chí có thể gây nghiện nếu sử dụng quá thường xuyên.

Hơn nữa, tác dụng này có thể gây nguy hiểm cho người già, người cao tuổi bởi chúng dễ gây mất thăng bằng, dễ té ngã. Các đối tượng điều khiển phương tiện hay vận hành máy móc dùng nhiều có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc, khi ngưng thuốc sẽ có cảm giác mệt mỏi và thiếu sự tập trung.

Tham khảo thêm: Ngâm chân trị mất ngủ – Ai nên áp dụng và lưu ý

3. Những lưu ý khác khi dùng thuốc ngủ

Ngoài vấn đề đã được đề cập, trước và trong quá trình sử dụng thuốc ngủ, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Kiểm tra bao bì, nhãn mác, tem chống giả (nếu có) và hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc thuốc đã có dấu hiệu hư hỏng;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em hay người có công việc cần sự tập trung cao cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng;
  • Không uống thuốc ngủ khi chưa đi ngủ vì thuốc có thể làm giảm khả năng nhận thức và gia tăng nguy cơ rơi vào các tình huống nguy hiểm khác. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên hoàn tất mọi công việc buổi tối và chuẩn bị đi ngủ rồi mới uống thuốc;
  • Tuyệt đối không dùng thuốc ngủ đồng thời với đồ uống có cồn như rượu, bia,… Việc sử dụng đồng thời có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây tương tác thuốc, điều này có thể làm giảm công dụng gây ngủ của thuốc;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc an thần, thuốc gây ngủ khác nhau hay các loại thuốc dùng hằng ngày khác. Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ có khả năng cao gây tương tác thuốc. Tốt nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để phòng một số rủi ro có thể xảy ra;
  • Khi đã sử dụng thuốc ngủ, không nên lái xe, vận hành máy móc, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc ngủ bất kỳ;
  • Tìm mua thuốc tại các cửa hàng thuốc Tây hay các trang thương mại điện tử uy tín để đảm việc mua thuốc chính hãng, thuốc chất lượng, đồng thời phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
một số lưu ý khi dùng thuốc ngủ
Nên tìm mua thuốc ngủ tại các cửa hàng thuốc Tây y hoặc các trang thương mại uy tín để mua thuốc chính hãng, phòng chống mua thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Trên đây là 10 loại thuốc ngủ thông dụng và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc biết thêm công dụng và các loại thuốc ngủ hiện nay. Để biết thêm những thông tin khác của sản phẩm cũng như liều dùng cụ thể, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê HằngLê Hằng says: Trả lời

    Thuốc seduxen là dạng thuốc mạnh uống vào sợ ngủ li bì quá, ai uống rồi review với ạ

    1. Trần DuyênTrần Duyên says:

      Mình uống rồi, nói chung là dạng thuốc mạnh đấy, cơ địa yếu yếu đừng nên uống loại này, kiếm mấy loại thuốc vừa và nhẹ mà uống. Nếu ai có uống thì cũng không nên lạm dụng, nếu mà lạm dụng thuốc thì cực kỳ không có tốt cho sức khỏe đâu

    2. Nghi HồNghi Hồ says:

      Tôi chả biết cơ địa mình yếu hay mạnh mà uống thuốc này cũng thấy ngủ ngon hơn, không thấy ngủ li bì gì cả

    3. Trần Bảo ThyTrần Bảo Thy says:

      Người bi bệnh huyết áp có dùng thuốc này được không nhỉ?

    4. Mai Đặng_987Mai Đặng_987 says:

      Bị mấy bệnh nền huyết áp này nọ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chứ sợ ảnh hưởng này nọ lắm đấy, vì những thuốc này toàn là thuốc liều nặng thôi

  2. Cao ChiếnCao Chiến says: Trả lời

    Tôi mất ngủ kinh niên, tôi có uống một số loại thuốc trong bài nhưng nếu không có thuốc là tôi không thể nào có thể ngủ ngon được, Không biết thuốc định tâm an thần thang hiệu quả trị mất ngủ như thế nào, có gặp tình trạng phụ thuộc vào thuốc hay không vậy

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Cao Chiến!
      Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang với 100% thảo dược thiên nhiên giúp đẩy lùi tà khí và các yếu tố gây nhiễu loạn thần trí ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chính khí được bảo hộ, tim mạch được bảo vệ, chữa lành các tổn thương và kích thích thần kinh. Nhờ vậy, người bệnh không còn lo âu, trằn trọc mà dễ dàng đi vào giấc ngủ.
      Để được tư vấn cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, bạn vui lòng để lại SĐT hoặc liên hệ qua hotline/zalo 0983845445
      Chúc bạn sức khỏe!

    2. Mai MaiMai Mai says:

      Mình dùng 1 liệu trình thuốc định tâm an thần thang này bao gồm định tâm định tâm an thần mất ngủ lo âu, định tâm an thần đặc trị và quy tỳ là dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu được hơn năm rồi. Bản thân mình đánh gía thuốc này trị mất ngủ khá tốt. Tham khảo thêm review để hiểu thêm

    3. Hoàng Lê VyHoàng Lê Vy says:

      Thuốc này có bán online không, tôi muốn mua thì cần phải đặt mua như thế nào vậy, chỉ thấy có địa chỉ bán chứ không thấy có địa chỉ bán online

    4. Ngọc HiểnNgọc Hiển says:

      Kg phải ai mất ngủ cũng uống đơn thuốc như thế đâu b mà là tùy theo tình hình mất ngủ như nào, mức độ ra sao bs sẽ kê các loại phù hợp. Thuốc kê đơn nên cần đến khám mới mua đc chứ kg đặt thuốc như tpcn đâu mà có link là chỉ việc cọn sản phẩm. Bạn gọi vào số này mà tư vấn 0983845445

    5. Định Văn LêĐịnh Văn Lê says:

      Thế cho mình xin địa chỉ đến mua thuốc với ạ, mình mất ngủ kinh niên, thuốc thang gì cũng chịu rồi

    6. Trần Mai TiếnTrần Mai Tiến says:

      Bác có ở tphcm không, nếu có thì đến 145 hoa lan, p.2, quận phú nhuận để bác sĩ khám rồi mua thuốc định tâm an thần thang về mà uống, sđt 028 7109 6699

  3. Lê ChiLê Chi says: Trả lời

    Mẹ em 57 tuổi, khó ngủ lắm, tối nào đi ngủ mắt cũng trơ trơ ra không thấy buồn ngủ tí nào, cũng uống cây lạc tiên, trà hoa cúc rồi mà không thấy buồn ngủ. Thấy bảo thuốc rotuda gây buồn ngủ, cũng tính mua về uống mà không biết hiệu quả có như lời quảng cáo không, tầm tuổi của mẹ em chắc uống không sao đâu nhỉ

    1. Hoàng NguyênHoàng Nguyên says:

      Muốn biết hiệu quả ra sao mua 1 vỉ về uống là biết thôi mà. Mất ngủ thì thuốc gì cũng phải thử, bản thân tôi uống thuốc này thấy cũng gây buồn ngủ đấy

    2. Độ Văn LêĐộ Văn Lê says:

      Tôi uống vào 2 mắt líu ríu buồn ngủ lắm nhưng ngủ chập chờn kiểu không sâu, hay thức giấc giữa khuya rồi không ngủ lại được, sáng ra cũng phờ phạc và mệt mỏi lắm

    3. Trần Bình TrangTrần Bình Trang says:

      Dùng thuốc này k.hợp với xông hơi tinh dầu, ngâm chân thảo dược và uốg thêm trà thảo mộc thì hquả tốt hơn là uống mỗi thuốc đấy bác

    4. Tuấn KAKATuấn KAKA says:

      Thuốc này mua ở đâu, ở tiệm thuốc tây có bán không hay chỉ vào bệnh viện mới mua được nhỉ?

  4. Trần Lê ĐoànTrần Lê Đoàn says: Trả lời

    Mình có uống một vài loại thuốc mất ngủ ở trong bài này, khi uống thấy hay buồn nôn, đau nửa đầu. Mình đang định uống định tâm an thần thang. Không biết thuốc định tâm an thần thang khi uống có gây biểu hiện đó không, có an toàn không

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Lê Đoàn!
      Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP-WHO, hoàn toàn không chứa các chất hóa học như các loại thuốc mất ngủ tân dược. Vì vậy, sử dụng thuốc Định Tâm An Thần Thang rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Nếu còn bất kì điều gì cần tư vấn bạn liên hệ SĐT (024)7109 6699 để được giải đáp.
      Thân ái!

    2. Cao Lê NhânCao Lê Nhân says:

      Những loại thuốc cấp tốc với thành phần hóa dược thì dễ ngủ sau khi uống nhưng mà lại nhiều tác dụng phụ, dễ gây đau đầu mệt mỏi. Với bệnh ngủ nên uống những loại thuốc với thành phần từ thảo dược, tác dụng chậm một chút, lành tính, không gây mệt mỏi khó chịu gì

    3. minh thiệnminh thiện says:

      tôi uống thuốc định tâm an thần thang này rồi , uống vào ngủ ngon dần dần , sức khỏe tốt lên . ngoài ra k có tình trạng đau đầu , buồn nôn như mấy loại thuốc cấp tốc đâu

    4. Hoàng HoaHoàng Hoa says:

      Cho hỏi bố tôi bị tiểu đường thì dùng thuốc định tâm an thần thang có ảnh hưởng gì không?

    5. Đỗ SaoĐỗ Sao says:

      Thuốc này thì người bị bệnh tiểu đường vẫn uống tốt vì thuốc không có ảnh hưởng gì đến đường. nếu có uống thuốc tiểu đường thì uống cách thuốc này nửa tiếng đến 1 tiếng là được

  5. Đồng_9655Đồng_9655 says: Trả lời

    Ai uống thuốc ngủ nhiều rơi vào tình trạng mộng du, suy giảm trí nhớ chưa. Nghe bài viết tác dụng phụ thuốc ngủ mà sợ quá

    1. Lê ThiênLê Thiên says:

      Mộng du thì t chưa gặp chứ t mất ngủ kinh niên, đã dùng nhiều loại thuốc ngủ jờ suy jảm trí nhớ lắm, làm trc quên sau như não cá vàng

    2. Trần Tùng AnTrần Tùng An says:

      Tốt nhất bị mất ngủ dùng mất loại thuốc thảo dược như định tâm an thần thang cho an toàn chứ thuốc ngủ lắm hóa chất tác động vào thần kinh trung ương kiểu gì cũng suy giảm trí nhớ về sau

    3. Minh TúMinh Tú says:

      Chuẩn đấy, thời gian trước tôi cũng hay dùng thuốc ngủ lắm nhưng sợ ảnh hưởng về sau nên tôi giảm dần. Sau được bà cô ở cơ quan giới thiệu cho thuốc định tâm an thần thang mua về uống 1 liệu trình là chữa hết mất ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu từ đấy. Thuốc này quả thật chữa mất ngủ hay và hiệu quả đây

    4. Hoàng HoaHoàng Hoa says:

      Từ khi dứt thuốc định tâm an thần thang đấy bạn ngủ ngon được bao lâu rồi, sợ như thuốc ngủ kê toa ở viện ngủ ngon được thời gian sau hết tác dụng lại mất ngủ như thường

    5. Minh TúMinh Tú says:

      Từ khi uống hết thuốc định tâm an thần thang này là hơn 2 năm rồi đấy, 2 năm qua tôi vẫn ngủ ngon, ngủ sâu và dễ ngủ

    6. HươngHương says:

      Thuốc nào cũng vậy, khi uống thuốc các chị em cũng nên giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái nhé, càng suy nghĩ nhiều thì lại càng gây nên tình trạng khó ngủ

  6. trần văn đoàntrần văn đoàn says: Trả lời

    viên uống gây ngủ nhẹ bonisleep là uống mỗi ngày hả các bác ? em mất ngủ mà sợ uống mấy loại mạnh ảnh hưởng nên chỉ dám chọn loại nhẹ nhẹ như này thôi

    1. Lê MộngLê Mộng says:

      Vâng vì nó nhẹ nên em uống cũng như uống, chả xi nhê gì cả. Thuốc này uống mỗi ngày đấy anh

    2. Cao Lê Huyền NươngCao Lê Huyền Nương says:

      Thế chắc chị mất ngủ dạng kinh niên nên viên này không xi nhê chứ em mất ngủ do stress, căng thẳng thần kinh dùng thuốc đấy vào cảm giác buồn ngủ lắm

    3. Thái HằngThái Hằng says:

      Tôi uống lúc đầu thì cũng thấy buồn ngủ đấy nhưng tác dụng chỉ được 1-2 tuần đầu, sau khó ngủ, trằn trọc cứ tiếp diễn như thường, không có thuốc không ngủ được ngon

  7. Lê HuỳnhLê Huỳnh says: Trả lời

    Thuốc định tâm an thần thang đấy giá cả như thế nào, ai mua rồi xin cái giá để biết với

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hoa hòe chữa mất ngủ hiệu quả – Nhưng dùng cần lưu ý

Không phải ngẫu nhiên mà cách chữa bệnh mất ngủ bằng hoa hòe lại được nhiều người biết đến và áp dụng điều trị rộng rãi hiện nay. Bởi trong...

Định tâm An thần thang – bài thuốc giúp NSƯT Hương Dung thoát khỏi chứng mất ngủ kinh niên

“Cũng may gặp thầy, gặp thuốc mà tôi đã điều trị thành công chứng mất ngủ kinh niên đeo bám...

14 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả – Ngủ nhanh, sâu

Một số cách trị mất ngủ tại nhà đơn giả có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp...

Các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả nhất

Để khắc phục tình trạng mất ngủ kinh niên, thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh...

Kinh Nghiệm Chữa Khỏi Rối Loạn Giấc Ngủ, Mất Ngủ Ở Người Trẻ

Kinh nghiệm KHỎI mất ngủ, HẾT đau bao tử nhờ bài thuốc Định tâm An thần thang

Tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến...

Rối loạn giấc ngủ: Cách trị và thông tin cần biết

Rối loạn giấc ngủ là bệnh lý thuộc tâm thần học xảy ra phổ biến. Bệnh lý này có thể...