Ngâm chân trị mất ngủ – Ai nên áp dụng và lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngâm chân với nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là giải pháp giúp cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, dễ gặp ác mộng. Bên cạnh đó, cách làm này có giúp thư giãn cơ thể, tăng sự lưu thông máu và phục hồi sức khỏe. Do đó, ngâm chân là phương pháp được phần đông người bệnh biết đến và lựa chọn bởi khâu chuẩn bị khá đơn giản, các bước thực hiện không quá cầu kỳ nhưng không kém phần hiệu nghiệm.

Tác dụng của việc ngâm chân trong việc điều trị chứng mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể được khỏe mạnh, thoải mái và tràn đầy năng lượng mà còn làm cho làn da trở nên đẹp và đầy sức sống hơn.

ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân với nước ấm là phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ đơn giản nhưng không kém phần hiệu nghiệm

Trong một số tài liệu có ghi nhận, khi ngủ, quá trình tái sinh các tế bào sẽ diễn ra. Lớp tế bào cũ dần được loại bỏ và nhường chỗ cho tế bào mới hình thành. Do đó, da của bạn vào mỗi buổi sáng sớm cũng chính là sự đánh giá giấc ngủ có bạn có được tròn giấc trong đêm hôm qua.

Bên cạnh việc sử dụng một số sản phẩm chức năng hỗ trợ ngủ ngon hay điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, tình trạng mất ngủ dần được cải thiện bằng phương pháp ngâm chân với nước ấm mỗi ngày trước khi đi ngủ. Đây là một trong những liệu pháp chữa bệnh mất ngủ đơn giản, an toàn và không kém phần hiệu quả.

Việc ngâm chân với nước ấm giúp bàn chân và mạch máu ở đây được giãn nở bởi nhiệt. Khi đó, máu lưu thông tốt hơn, tuần hoàn đều từ đầu xuống dưới bàn chân, giúp làm giảm áp lực mạch máu. Bên cạnh đó, nước ấm còn làm huyết quản giãn ra, thúc đẩy tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, giúp mang lại cảm giác ngủ ngon.

Ngoài ra, có thể cho thêm vài đá cuội trong chậu nước ấm để gia tăng hiệu quả ngâm chân. Trong lúc đó, đá cuội mang nhiệt độ vừa đủ ấm từ nước nóng, khi lòng bàn chân chạm tới sẽ giúp thúc đẩy đả thông kinh mạch, ổn định tinh thần, cải thiện giấc ngủ và tốt cho các nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là tim thận.

ngâm chân trị mất ngủ
Thêm một vài đá cuội vào trong chậu nước ấm giúp gia tăng công dụng điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc

Tham khảo thêm: Top 9 Thuốc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tốt nhất hiện nay

Chia sẻ một số cách ngâm chân giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Việc điều trị bệnh mất ngủ bằng việc ngâm chân cùng với nước ấm đạt được kết quả cao, bạn nên sử dụng một số loại dược liệu để tăng công dụng cũng như thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Nếu không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể cách làm thông thường là ngâm chân cùng với nước muối ấm.

Dưới đây là 5 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mỗi buổi tối trước khi ngủ:

1. Dùng nước muối ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ

Như vừa mới đề cập, những đối tượng bận rộn, ít thời gian có thể thực hiện liệu pháp ngâm chân bằng nước muối để trị mất ngủ. Cách làm này vừa đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả không kém.

Trong Đông y, muối có vị mặn, tính hàn, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải độc, tả hỏa và thanh tâm. Việc ngâm chân với nước muối sẽ giúp loại bỏ các tác nhân bị nguyên bám trên da, đồng thời điều hòa tuần hoàn máu, làm dịu tình trạng âu lo, căng thẳng và chất lượng giấc ngủ.

ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân với nước muối ấm có tác dụng làm giãn các mạch máu ở chi dưới, giảm áp lực lên não bộ, từ đó mang lại một giấc ngủ ngon

Để có được một chậu nước muối ấm ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Cho vào thau lớn 2 – 3 lít sôi;
  • Tiếp tục cho 2 – 3 thìa muối hạt và một lượng nước mát vừa đủ sao cho nước đạt được độ ấm;
  • Quẫy nhẹ tay để muối tan hết rồi dùng nước để ngâm chân;
  • Tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại thêm một lần nước mát. Sau đó dùng khăn bông khô để lau sạch.

2. Nấu nước lá ngải cứu để ngâm chân trị mất ngủ

Không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc, lá ngải cứu còn được dân gian ví như vị thần dược với công dụng nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khử hàn, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm và an thần.

Ngâm chân với nước lá ngải cứu sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc hay áp lực từ cuộc sống, mang lại một cảm giác dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu ngải cứu để thay thế cho lá tươi. Với mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu sẽ mang lại một cảm giác thư thái, dễ chịu và giúp người bệnh dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Ngoài công dụng cải thiện giấc ngủ, liệu pháp ngâm chân bằng nước lá ngải cứu còn có tác dụng trị các bệnh ngoài da xuất hiện ở bàn chân, làm giảm chứng đau nhức xương khớp, tay chân tê mỏi,…

ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân với nước lá ngải cứu vừa giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vừa có tác dụng làm giảm chứng đau nhức xương khớp, bệnh ngoài da xuất hiện ở chi dưới

Trước khi đi ngủ chừng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể ngồi ngâm chân lá ngải cứu để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Liệu pháp này thực hiện tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Đem một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn bám quanh lá, sau đó vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước và tiến hành đun sôi khoảng 5 – 10 phút;
  • Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước mát sao cho nhiệt độ đủ ấm để ngâm chân;
  • Tiến hành ngâm chân khoảng 15 – 20 phút. Để gia tăng công dụng, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng dưới bàn chân, điều này sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, khu phong và đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn.

Tham khảo thêm: 5+ loại thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược được ưa chuộng

3. Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ từ vỏ quế

Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, vỏ quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ. Loại dược liệu này có tác dụng khu phong, hành khí, chỉ thống, thông kinh, hoạt huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh cho phong hàn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng giảm đau nhức, an thần và đặc biệt, giúp ức chế hệ thần kinh trung ương.

Do đó, các đối tượng bị mất ngủ ngắn hạn hay mất ngủ kinh niên không nên bỏ qua liệu pháp ngâm chân với vỏ quế trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu, không bị đánh thức bởi các tác động nhỏ, giảm hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.

ngâm chân trị mất ngủ
Hoạt chất cinnamaldehyde trong vỏ quế có tác dụng an thần và ức chế khu thần kinh, từ đó giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Bạn cần chuẩn bị 100gr vỏ quế khô rồi tiến hành nấu nước và ngâm chân theo các bước sau:

  • Đem toàn bộ vỏ quế đã được chuẩn bị đun cùng với 3 lít nước;
  • Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong vỏ quế tan hoàn toàn trong nước thì tắt bếp;
  • Đổ nước ra chậu lớn và pha thêm một lượng nước mát;
  • Tiến hành ngâm chân từ 15 – 20 phút rồi dùng khăn bông để lau khô nước.

Nếu không có vỏ quế khô, có thể sử dụng lá quế để thay thế đều được.

4. Giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc nhờ liệu pháp ngâm chân cùng với gừng

Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho hay, gừng tươi còn được gọi là sinh khương. Loại dược liệu này có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giải biểu, tán phong hàn, hành khí và giải độc. Việc ngâm chân với nước gừng có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, ổn định thần kinh, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt nhọc, uể oải.

Hơn nữa, tinh dầu gừng có mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thư thái, lạc quan, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Các chuyên gia còn cho biết, việc ngâm chân với nước gừng tươi rất thích hợp cho người trung niên, người cao tuổi bị mất ngủ do bệnh cao huyết áp.

ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân với nước gừng giúp mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái, giảm căng thẳng, từ đó giúp bạn dễ đi sâu vào giấc ngủ

Các bước chuẩn bị và ngâm chân từ nước gừng:

  • Rửa sạch 2 củ gừng tươi để loại bỏ lớp đất cát và vi khuẩn. Sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đập dập;
  • Cho toàn bộ gừng đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 2 lít nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi chừng 7 – 10 phút. Thêm 2 thìa cà phê muối để tăng tính sát khuẩn;
  • Đổ hết phần nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh và ngâm chân chừng 15 – 20 phút.

5. Ngâm chân với nước sả – Cải thiện giấc ngủ, thư giãn cơ thể

Sả là loại nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn nhằm mục đích tăng hương vị, chống lạnh bụng và tiêu chảy. Bên cạnh đó, sả còn được dân gian ứng dụng lâm sàng trong một số bài thuốc, cụ thể hơn là sử dụng phần tinh dầu. Lượng tinh dầu sả có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ.

Bên cạnh đó, việc ngâm chân với nước sả rất thích hợp cho các trường hợp bị trúng phong hàn khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó ngủ và sợ lạnh. Một số tài liệu nghiên cứu khoa học khác còn cho biết, mùi hương của tinh dầu sả có tác dụng làm dịu chứng rối loạn thần kinh như chóng mặt, tay chân run rẩy, căng thẳng, bệnh động kinh,…

ngâm chân trị mất ngủ
Thành phần tinh dầu của sả có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, mệt nhọc, cải thiện chứng rối loạn thần kinh, đặc biệt giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Để có được một chậu nước sả ngâm chân, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Mang 4 – 5 cây sả còn tươi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và lớp phấn mịn, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã được sơ chế vào trong nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi chừng 10 phút thì tắt bếp;
  • Đổ toàn bộ nước ra chậu, hòa thêm một ít nước mát và ngâm chân khoảng 20 phút thì ngưng.

Ngoài những nguyên liệu đã được liệt kê, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược khác để nấu nước ngâm chân như: lá lốt, hồng hoa, vỏ bưởi, trần bì, lá trầu không, thiên niên kiện,… Những loại dược liệu này đều chứa một số thành phần hoạt chất giúp giảm tỏa sự căng thẳng, mệt nhọc, từ đó mang lại một giấc ngủ ngon.

Ngâm chân trị mất ngủ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ người bệnh giảm căng thẳng, ngủ ngon an giấc hơn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời trong trường hợp mất ngủ nhẹ, thoáng qua. Trường hợp bị mất ngủ mãn tính, mất ngủ dài ngày, người bệnh cần tìm tới phương pháp điều trị toàn diện, hiệu quả lâu dài. 

Tham khảo thêm: Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề 

Những đối tượng không nên ngâm chân với nước ấm trị mất ngủ

Nhìn chung, liệu pháp ngâm chân với nước ấm trị mất ngủ được đánh giá là tương đối an toàn, không hạn chế người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong suốt quá trình điều trị, những đối tượng dưới đây không nên áp dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bao gồm:

  • Các đối tượng chân bị viêm loét, có vết thương hở, chảy máu không nên ngâm chân. Bởi việc ngâm chân có thể khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí tạo điều kiện cho một số vi khuẩn gây hại phát triển;
  • Phụ nữ đang mang thai không nên ngâm chân trong nước ấm. Bởi nước nóng có khả năng máu ở chân bị dồn và khó bơm lên não. Khi đó, có thể gây tức ngực, khó thở, chóng mặt, thậm chí có thể khiến tình trạng sưng phù càng trở nặng hơn. Nếu có nhu cầu, tốt nhất bà bầu chỉ nên sử dụng nước ấm để ngâm rửa chân trước khi đi ngủ;
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Trẻ nhỏ;
  • Người có đường huyết không ổn định, hay bị đau đầu, buồn nôn, nôn, ho;
  • Người có vấn đề về tim mạch, huyết áp thấp, hay bị chóng mặt;
  • Người già mắc bệnh xương khớp, khớp xơ cứng, tắc nghẽn động mạch,…;
  • Người có sức khỏe yếu, thể chất kém, mắc chứng đổ mồ hôi trộm;
  • Người mất cân bằng âm dương, người mẫn cảm, dễ nổi nóng, da khô;
  • Người có huyết áp thấp;
  • Đối tượng mắc phải một số bệnh cấp tính như huyết áp không ổn định, nhức đầu, chóng mặt, hen suyễn, ho,…;
  • Người quá đói, bụng cồn cào;
những đối tượng không nên ngâm chân bằng nước ấm trị mất ngủ
Phụ nữ đang trong giai đoạn thai sản không nên áp dụng liệu pháp trị mất ngủ bằng nước ấm

Ngoài ra, còn khá nhiều đối tượng khác không được liệt kê đầy đủ tại đây. Nhóm đối tượng trên nếu có nhu cầu cải thiện giấc ngủ bằng liệu pháp ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ, tốt nhất cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để phòng tránh một số trường hợp xấu có thể xảy ra.

Một số lưu ý khác khi ngâm chân trị mất ngủ

Để gia tăng công dụng cũng như phòng ngừa một số trường xấu có thể xảy ra, trước và trong quá trình áp dụng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trong suốt quá trình ngâm chân nên để cơ thể thư giãn, đầu óc được nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể đọc vài trang sách hay nghe một đoạn nhạc khi ngâm chân để sao nhã cảm giác mệt mỏi;
  • Trước khi tiến hành ngâm chân, cần kiểm tra nhiệt độ nước sao cho đủ ấm, chừng 38 – 48 độ C. Không nên ngâm chân trong chậu nước quá lạnh hoặc quá nóng. Việc ngâm chân quá nóng có thể gây bỏng da, trong khi đó, nhiệt độ nước quá thấp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn máu và gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe;
  • Theo lời khuyên của chuyên gia, thời gian ngâm chân thường dao động từ 15 – 20 phút. Ngâm chân quá lâu có thể khiến chân bị ngấm nước, từ đó làm ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến bộ não, tim mạch, thậm chí có thể khiến da bị kích ứng;
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần để cảm nhận sự thay đổi trước và sau khi áp dụng;
  • Thời gian thích hợp để ngâm chân là sau khi ăn no khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ chừng 1 – 2 giờ đồng hồ;
  • Nếu có thể, nên sử dụng chậu gỗ để ngâm chân thay vì dùng chậu inox hay chậu nhựa. Bởi vì, chậu gỗ có khả năng giữ nhiệt tốt hơn;
  • Nên ngâm ngập toàn bộ bàn chân vào trong nước nhưng không được qua mắt cá nhân. Bạn nên điều chỉnh lượng nước sao cho cách mắt cá chân khoảng 2cm;
  • Để gia tăng công dụng, có thể kết hợp với việc xoa bóp bấm huyệt nhẹ nhàng toàn bộ bàn chân. Điều này có thể giúp tăng sự lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn.
một số lưu ý khi ngâm chân trị mất ngủ
Kết hợp với việc massage nhẹ nhàng trong quá trình ngâm chân để gia tăng công dụng trị bệnh mất ngủ

Tóm lại, ngâm chân trị mất ngủ là phương pháp được thực hiện khá đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng không kém phần hiệu nghiệm. Bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, bởi đây cũng chính là yếu tố giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh mất ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và cách chữa trị

Hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường xảy ra do ảnh hưởng của quá trình lão...

Mất ngủ sau sinh – Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ

Mất ngủ sau sinh không chỉ khiến sức khỏe tổng thể của người phụ nữ suy giảm mà còn làm...

BS Lệ Quyên chia sẻ quá trình điều trị thành công chứng mất ngủ cho NSƯT Hương Dung

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên nổi tiếng trong điều trị chứng mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Với...

5 cách ngủ sớm hiệu quả cho người hay thức khuya

Giấc ngủ là một hoạt động sinh lý quan trọng chiếm 1/3 trên tổng thời gian trong ngày. Nhưng hiện...

mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là gì? Giải pháp khắc phục?

Tình trạng mất ngủ kinh niên có sức tàn phá ghê gớm với cả sức khỏe tinh thần và thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *