Mất Ngủ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả Tốt
Mất ngủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, người già, người lao động bằng trí óc là các đối tượng dễ mắc phải. Nếu tình trạng mất ngủ bị kéo dài trong nhiều ngày liền sẽ gây ra nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Sớm biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn cải thiện tối đa chứng mất ngủ, đồng thời, phòng ngừa một số bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ là gì?
Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống của mỗi người. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn xoá tan căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời nạp lại năng lượng cho một ngày mới. Theo chuyên gia, người bình thường nên ngủ trung bình từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ cần đảm bảo đủ sâu giấc và cảm thấy thoải mái sau khi thức dậy.
Hiện nay tỷ lệ người bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc đang không ngừng gia tăng. Tình trạng này không chỉ gặp ở người già, người lớn tuổi mà còn gặp ở những người trẻ tuổi với những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Chứng mất ngủ có thể trở thành nỗi ám ảnh khá lớn nếu bị kéo giãn trong nhiều ngày liền.
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, bao gồm cả việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy sớm hoặc khó có thể quay trở lại giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ có thể gây ra không ít sự mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và chất lượng của đời sống.
Bệnh mất ngủ có thể phân thành 2 dạng chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Cụ thể hơn:
- Mất ngủ cấp tính: Hay còn gọi là mất ngủ ngắn hạn. Đây là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng;
- Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên): Là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất 1 tháng.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tỷ lệ nữ giới mất ngủ thường cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân lớn nhất là do phụ nữ thường có tâm lý nhảy cảm hơn và dễ rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác có thể là do sự biến đổi của cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi mạnh mẽ như chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn sinh nở, tiền mãn kinh,…
Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ
Trong một số bài khảo sát gần đây cho thấy, nguyên nhân gây mất ngủ có thể kể đến các “thủ phạm” sau:
1. Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng mất ngủ là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Việc ăn hay uống quá nhiều về đêm, sử dụng nhiều chất kích thích, uống cà phê, hút thuốc lá là những tác nhân khiến bạn mất ngủ. Bên cạnh đó, thói quen ngủ kém cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Đặc biệt, một số thiết bị công nghệ như tivi, máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử là những tác nhân có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ của bạn.
2. Do đặc thù công việc
Lịch làm thường xuyên bị thay đổi, thường có lịch trình hoạt động ở những nước khác múi giờ hay công việc chủ yếu làm đêm là những tác nhân làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, những yếu tố này cũng có thể đảo lộn nhịp sống sinh học của bạn.
3. Do tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Bởi giấc ngủ thường trở nên ít đi khi về già và dễ bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn hay sự thay đổi môi trường. Với độ tuổi càng cao thì sức khỏe càng bị giảm sút theo thời gian do sự mệt mỏi xuất hiện sớm hơn vào buổi sáng so với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, người già vẫn cần nhiều thời gian để ngủ.
4. Do cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý
Một số bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mất ngủ như: đau dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm xoang, rối loạn tâm thần, bệnh sỏi thận, đái tháo đường, thận yếu khiến đi tiểu nhiều về đêm,… Đa phần căn bệnh này đều mang lại sự khó chịu phiền toái, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí đánh thức giữa đêm và khó có thể ngủ sâu giấc trở lại.
5. Do lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng cách
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng hằng ngày có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc, đặc biệt là thuốc chữa đau đầu chứa caffeine, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm chứa corticoid,… Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc ngủ hoặc sử dụng không đúng cách sẽ khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể ngủ được nếu chưa dùng thuốc.
6. Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân đã được liệt kê, còn khá nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất ngủ như: môi trường, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc, nghiện ngập, rối loạn lo âu, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn uống thiếu khoa học,…
Việc nắm rõ nguyên nhân gây mất ngủ sẽ giúp người bệnh tự điều chỉnh và thay đổi một số thói quen xấu nhằm cải thiện giấc ngủ cũng như phòng ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Mất ngủ – Có nhất thiết phải tìm gặp bác sĩ?
Tuy là tình trạng mất ngủ có thể xảy ra và kéo dài trong vài ngày nhưng với một số trường hợp khác bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có những hướng điều trị tích cực. Khi cơ thể gặp phải những triệu chứng sau, bạn nên tìm gặp bác sĩ, cụ thể:
- Ngủ không “yên”, hay trằn trọc vào đêm;
- Khó ngủ vào ban đêm;
- Thức dậy sớm vào ban đêm và khó có thể ngủ trở lại;
- Cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy vào buổi sáng;
- Hay buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày;
- Khó tập trung vào công việc đang thực hiện hoặc ghi nhớ;
- Trầm cảm, tự kỷ…
Một số trường hợp nếu bác sĩ kết luận bạn bị rối loạn giấc ngủ, thông thường, bạn sẽ được chuyển đến một trung tâm chuyên điều trị để xét nghiệm đặc biệt.
Chứng mất ngủ bị kéo dài trong nhiều ngày có thực sự nguy hiểm?
Nếu tình trạng mất ngủ bị kéo dài trong nhiều ngày liền sẽ gây ra không ít hệ lụy làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng đời sống. Một số hệ lụy của việc mất ngủ mà bạn có thể gặp phải như:
- Mất tập trung: Việc mất ngủ trong nhiều ngày liền đồng nghĩa với việc não bộ ít thời gian để nghỉ ngơi. Khi đó, cơ thể dần trở nên mệt mỏi, chậm chạp, gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ lại mọi thứ;
- Làm giảm hiệu suất của công việc: Một giấc ngủ trưa ngắn cũng có thể giúp đầu óc thư giãn và làm giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái để bạn thực hiện tiếp công việc. Điều này hoàn toàn ngược lại nếu bạn bị thiếu ngủ;
- Gây rối loạn tâm lý: Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ánh tiêu cực và dẫn đến tình trạng lo âu, mệt mỏi, uể oải và hay cáu gắt. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nảy sinh ra nhiều vấn đề về mặt sức khỏe tâm thần như bị trầm cảm, tự kỷ,…;
- Gây bệnh tim mạch: Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn khi mất ngủ, song song, mạch máu bị co lại, huyết áp tăng và tạo áp lực cho tim. Bên cạnh đó, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều lượng insulin hơn để duy trì lượng huyết áp bình thường, nếu cơ thể sản sinh không kịp để đáp ứng có thể gây tác động xấu đến tim mạch;
- Làm tăng cân: Khi thiếu ngủ, cơ thể bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Trong khi đó, các cơ quan không đảm bảo được chức năng vốn có, điều này khiến cho lượng calo không thể tiêu hao dẫn đến tăng lượng mỡ tích tụ;
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư: Thiếu ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ ung thư. Bởi vì, lượng hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự gia tăng của các tế bào khối u. Điều này đồng nghĩa với việc, chứng thiếu ngủ sẽ khiến lượng hormone này bị hạn chế đi khá nhiều.
Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, trước hết, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ để loại bỏ chúng. Sau đó, áp dụng thêm một số phương pháp điều trị nếu thực sự cần thiết để tìm lại giấc trị. Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ bao gồm: dùng thuốc Tây y, áp dụng bài thuốc dân gian, sử dụng bài thuốc Đông y, ứng dụng liệu pháp tâm lý,…
1. Điều trị chứng mất ngủ bằng thuốc Tây y
Một số trường hợp sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y nếu thực sự cần thiết. Bởi việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mất ngủ không được khuyến khích áp dụng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, Promethazine, Dimedrol,…;
- Thuốc ngủ: Phenobarbital, Zolpidem,…;
- Thuốc bình thần: Bromazepam, Clonazepam, Diazepam,…;
- Thuốc an thần kinh: Amisulpride, Olanzapine, Quetiapine,…;
- Thuốc trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Mirtazapine, Clomipramine,…
Hầu hết các loại thuốc Tây y điều trị mất ngủ được khuyến nghị không được sử dụng quá 3 ngày. Việc sử dụng vượt liều lượng có thể khiến cơ thể bị phụ thuộc vào thuốc, đồng thời, gia tăng một tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, cảm giác buồn nôn,…
Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt một số liều lượng và cách dùng thuốc để phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra.
2. Chữa mất ngủ bằng các bài thuốc dân gian
Dân gian đã truyền tai nhau khá nhiều cách chữa bệnh mất ngủ bằng vị thuốc nam. Đa phần, bài thuốc dân gian đều sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm lại dễ tìm, đôi khi không mất khoản chi phí nào. Một số bài thuốc phổ biến như:
- Chữa chứng mất ngủ bằng cây trinh nữ: Cây trinh nữ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mắc cỡ, cây xấu hổ, cây e thẹn,… Đây là một loại thảo dược quen thuộc với nhiều công dụng cải thiện bệnh lý, đặc biệt là các trường hợp bị suy nhược cơ thể, đau đầu và khó ngủ. Nếu bị mất ngủ, nên dùng nước sắc từ cây trinh nữ mỗi ngày bằng cách đem 20gr dược liệu khô sắc cùng với 200ml nước, tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn 100ml. Người bệnh nên dùng nước sắc thay cho trà và nên uống trong nhiều ngày liền để cải thiện chứng mất ngủ;
- Dùng trà hoa cúc Chamomile mỗi ngày để trị mất ngủ: Nếu bị mất ngủ thì không nên bỏ qua việc dùng trà hoa cúc Chamomile mỗi ngày. Loại trà này mang lại hiệu quả khá cao, có tác dụng cả những trường hợp bị mất ngủ mãn tính. Bên cạnh đó, trà hoa cúc Chamomile còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, giảm căng thẳng và mệt nhọc;
- Trị mất ngủ bằng tâm sen: Tâm sen hay còn được gọi là tim đen – đây là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng âm, bổ máu và trị mất ngủ rất tốt. Một số nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, trong loại dược liệu này có chứa hàm lượng nước hoạt chất có công dụng cải thiện chứng căng thẳng, mất ngủ, điển hình là nelumbo và nuciferin. Người mất ngủ chỉ cần dùng mỗi ngày 4 -10gr tim sen để hãm lấy nước uống thay cho nước trà.
Đa phần những bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với các trường hợp bị mất ngủ ở giai đoạn cấp tính. Đối với giai đoạn mãn tính, bài thuốc dân gian thường không đem lại kết quả khả quan. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên xem phương pháp này là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị triệt để.
3. Dùng thuốc Đông y trị bệnh mất ngủ
Chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc Đông y đang dần trở thành xu hướng. Với bản chất lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng điều trị trong khoảng thời gian dài. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh mất ngủ bằng các vị thuốc Đông y:
- Bài thuốc Gia vị Ôn đởm thang: Dùng phục linh và bán hạ mỗi vị 4 – 6gr; trần bì và trúc nhự mỗi vị 2 – 3gr; cam thảo và thực chỉ mỗi vị 1 – 2gr cùng với can sinh khương, viễn chí, huyền sâm, toan táo nhân, nhân sâm, đại táo và địa hoàng mỗi vị 2gr. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống. Nên uống thuốc khi thuốc còn đủ ấm;
- Bài thuốc Quy tỳ thang: Kết hợp 20gr hắc táo nhân cùng với 16gr chích hoàng kỳ; 8gr viễn chí; 4gr chích thanh thảo; đại táo, đương quy, long nhãn nhục, phục thần nhân sâm, bạch truật và sinh khương mỗi vị 12gr. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 250 – 300ml thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước và chia nhỏ thành 3 phần để dùng hết trong ngày;
- Bài thuốc Thiên vương Bổ tâm đan: Mang 120gr sinh địa hoàng; thiên môn đông (bỏ lõi), bá tử nhân, toan táo nhân và đương quy thân mỗi vị 60gr; 18gr nhân sâm; đan sâm, huyền sâm, cát cánh, phục linh, viễn chí (bỏ lõi) và ngũ vị tử mỗi vị 15gr tán thành bột mịn. Thêm một ít mật rồi hoàn thành viên với kích thước bằng hạt ngô đồng (khoảng 9 – 12gr/ viên) và phủ một lớp áo bên ngoài bằng bột chu sa. Mỗi lần sử dụng 1 hoàn để uống cùng với nước ấm vào lúc đói. Tốt hơn nếu uống cùng với nước sắc long nhãn.
4. Liệu pháp tâm lý trị bệnh mất ngủ
Liệu pháp tâm lý là phương pháp chú trọng nhiều về mặt tâm lý giúp người bệnh thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi cải thiện giấc ngủ, đồng thời, giúp ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc. Một số liệu pháp tâm lý dành cho các đối tượng bị mất ngủ phổ biến như:
- Ngồi thiền;
- Tập dưỡng sinh;
- Luyện khí công;
- Yoga;
- Trị liệu với bác sĩ tâm lý…
Biện pháp phòng tránh bệnh mất ngủ – Lời khuyên của chuyên gia
Để phòng tránh bệnh mất ngủ, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, đồng thời, tránh một số thói quen xấu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cụ thể hơn:
- Không được “mang” sự mệt mỏi, căng thẳng hay áp lực từ công việc hoặc đời sống lên giường ngủ cùng với bạn. Cách tốt nhất là bạn tuyệt đối không nên nghĩ tới nó;
- Để tránh mất ngủ, bạn có thể trò chuyện cùng với người thân, bạn bè, đọc sách hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ để bạn tạm thời quên đi mọi chuyện áp lực;
- Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Bên cạnh đó, bạn không nên quên việc vận động nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng và tránh ngủ ban ngày quá nhiều;
- Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức dễ chịu. Bằng cách trang bị máy lạnh hay quạt vào những ngày nắng nóng hoặc trang bị lò sưởi cho những ngày mùa đông. Để tăng độ dễ chịu, bạn cũng có thể sử dụng máy xông tinh dầu để tạo mùi thơm cho căn phòng cũng như mang lại cảm giác dễ chịu khi ngủ;
- Tự chuẩn bị cho bản thân một chiếc gối ngủ thoải mái. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thêm vài gối ôm và gối gác chân để tăng sự thoải mái khi ngủ;
- Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Việc ăn hay uống quá no sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và không tập trung cho việc ngủ;
- Nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, đầu óc được thư giãn;
- Tắt các thiết bị trước khi đi ngủ như: tivi, máy tính, điện thoại,…;
- Không lạm dụng thuốc ngủ. Việc lạm dụng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc vào chúng và hình thành nên thói quen xấu, đồng thời, gia tăng biến chứng về tim, thần kinh, gan,…
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp ích được cho bạn về căn bệnh mất ngủ và những hệ lụy nghiêm trọng nếu tình trạng này bị kéo giãn trong nhiều ngày liền. Qua đó, bạn tự điều chỉnh giấc ngủ của mình bằng cách điều trị can thiệp y khoa kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên tiến hành thăm khám để kiểm tra sức khỏe tổng quát, đồng thời, phát hiện sớm một số bệnh tật tiềm ẩn nếu có.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc: Chuyên gia tư vấn: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh mất ngủ
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi, gần đây em bị mất ngủ khoảng 2 tuần, hầu như vào ban đêm em không có cảm giác buồn ngủ, ngủ chập chờn, thậm chí có đêm thức trắng, em nghĩ nguyên nhân có liên quan đến thói quen: trước khi mất ngủ thì em thường thức khuya, có sử dụng điện thoại và uống cafe, từ khi bị mất ngủ em đã ngưng hẳn những việc trên, nhưng việc mất ngủ vẫn không cải thiện,em đã đi chữa trị nhiều nơi mà không khỏi, em đã đến thăm khám ở khoa thần kinh nhưng bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc ngủ, sau 1 ngày sử dụng thuốc thì em ngủ được nhưng không phải giấc ngủ sinh lý như ban đầu, em không dám sử dụng tiếp vì sợ bị quen thuốc, không uống thuốc thì không ngủ được, hiện em đang rất lo lắng về tình trạng này, rất mong được bác sĩ giải đáp, em xin cảm ơn!