Bệnh Tim Mạch: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Giải pháp điều trị

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều vấn đề xảy ra tại tim, làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tim mạch có thể phát sinh biến chứng. Trường hợp nghiêm trọng người bệnh có tiên lượng sống thấp, tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh tim mạch là gì?

Trong các vấn đề sức khỏe thường gặp hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc phải các bấn đề tim mạch ngày càng gia tăng. Bệnh tim mạch là thuật ngữ chỉ các rối loạn tại tim, mạch máu khiến cơ thể bọc phát các triệu chứng khó chịu.

Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch có thể gây ra các hệ lụy khó lường đối với sức khỏe

So với các bệnh lý khác, bệnh tim mạch có tỷ lệ tử vong cao, khả năng phát hiện bệnh sớm thấp, dẫn đến biến chứng khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh tim bị suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong chiếm chỉ số không nhỏ trong tổng số ca tử vong trên thế giới.

Bệnh tim mạch được đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu khi bệnh xuất hiện khác mờ nhạt. Điều này làm người bệnh chủ quan, không thăm khám sớm. Đến khi bệnh tim phát triển nặng, các biến chứng xảy ra thậm chí có thể đe đọa tính mạng của người bệnh.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có tỷ lệ cao xuất hiện ở người cao tuổi, người có sức khỏe kém. Thông số nghiên cứu những năm gần đây cho thấy có đến hơn một nửa người chết là do đột quỵ tim mạch. Trong đó, độ tuổi bệnh nhân qua đời trên 65 tuổi chiếm đến 80%.

Ở tuổi thành niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn ở nữ giới. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ đảo ngược lại khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy trường hợp tử vong do bệnh tim xảy ra ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Vậy, nguyên nhân nào gây nên bệnh tim mạch. Theo đó, chứng bệnh này có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân cùng huyết thống trong gia đình mắc phải bệnh lý này, nguy cơ cao bạn cũng có khả năng gặp phải các vấn đề tại tim.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Các vấn đề tim mạch ngoài liên quan đến yếu tố bẩm sinh còn ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác

Ngoài yếu tố di truyền là chính, bệnh tim mạch còn có khả năng bùng phát do các yếu tố ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:

Thói quen hút thuốc lá

Qua một số nghiên cứu, thống kê cho thấy tỷ lệ người bệnh tim mạch do thói quen hút thuốc lá nhiều năm liền ngày càng gia tăng. Có thể nói, không chỉ gây bệnh phổi, viêm phế quản, ảnh hưởng hệ hô hấp, khói thuốc lá cũng là tác nhân gây bệnh tim phổ biến hiện nay.

Các độc tố trong khói thuốc tác động lên thành động mạch. Người sử dụng trong nhiều năm, hút với lượng thuốc lớn bị tổn thương phổi, đồng thời còn làm tăng khả năng xơ vữa động mạch. Người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần người bình thường.

Không chỉ sử dụng trực tiếp thuốc lá, những người hít phải khói thuốc thụ động cũng là nạn nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Trường hợp bệnh nhân bệnh tim tiếp tục hút thuốc trong thời gian dài có khả năng bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,… tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Sự rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Qua các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự rối loạn này có mối liên hệ với tình trạng xơ vữa động mạch.

Huyết áp cao

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh tim mạch cũng có thể bùng phát do ảnh hưởng của tình trạng cao huyết áp kéo dài. Chỉ số áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng làm tim co bóp ngày càng dữ dội, điều này dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Chỉ số huyết áp tăng cao thường xuyên là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp cũng đã được ghi nhận các vấn đề tim mạch phát sinh dựa trên bệnh lý mạch vành do huyết áp cao kéo dài trong một khoảng thời gian. Sự tăng huyết áp đột ngột có thể là do stress, những bất ổn tâm lý, chế độ ăn uống,…

Đặc biệt, thống kê gần đây cho thấy bệnh nhân có thói quen ăn nhiều muối thường đo được chỉ số huyết áp cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tỷ lệ thuận với sự gia tăng bệnh huyết áp. Do đó, khi nhận thấy chỉ số này tăng cao trong thời gian dài bạn nên thận trọng để phòng tránh biến chứng.

Thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó chẳng hạn như bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh tiểu đường,… Nồng độ cholesterol xấu trong máu tăng cao tăng nguy cơ tích tụ trên thành động mạch dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch.

Động mạch bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng máu lưu thông kém. Điều này có thể xảy ra tại những động mạch lớn, chẳng hạn động mạch tim. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có nguy cơ bị béo phì cao. Đây cũng là yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch thường gặp.

Bệnh đái tháo đường

Bệnh lý tim mạch có thể là hệ quả của bệnh tiểu đường kéo dài không được kiểm soát tốt. Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải các vấn đề về mạch vành ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Người mắc bệnh tiểu đường có khả năng bị biến chứng bệnh tim mạch cao.

Nhiều trường hợp gặp biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch dẫn đến tử vong do không kịp phát hiện và kiểm soát. Tình trạng này có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính vì thế bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp thường xuyên. Đồng thời kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách.

Lạm dụng bia rượu

Người có thói quen uống rượu bia nói riêng và các thức uống chứa cồn, chất kích thích nói chung có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do các độc tố có trong những thức uống này tích tụ quá nhiều trong cơ thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch, xơ vữa động mạch vành.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Tỷ lệ bệnh tim ở người uống bia rượu thường xuyên ngày càng gia tăng

Do đó, việc lạm dụng bia rượu không mang lại nhiều giá trị sức khỏe, thay vào đó còn có nguy cơ tăng rủi ro gây ra bệnh tim và nhiều vấn đề khác như bệnh gan, bệnh tiêu hóa,… Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim không điều chỉnh thói quen này có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Các dạng bệnh tim mạch thường gặp và dấu hiệu

Bệnh tim mạch là thuật ngữ chỉ nhiều vấn đề xảy ra ở cơ quan này. Theo đó, bạn có thể mắc phải các bệnh về động mạch, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch ngoại biên hay suy tim,… Dưới đây là các trường hợp thường gặp đi kèm các dấu hiệu nhận biết, bạn đọc cần lưu ý:

Bệnh động mạch vành

Động mạch vàng có nhiệm vụ dẫn truyền máu chứa chất dinh dưỡng và khí oxy nuôi tim. Bệnh thường xảy ra do cholesterol xấu trong cơ thể gia tăng, tích tụ trên thành động mạch gây ra các mảng xơ vữa. Trường hợp động mạch vành bị thu hẹp, tim không được cung cấp đủ dưỡng chất có thể gây ra các vấn đề.

Chẳng hạn người bệnh có thể bị đau tim kéo dài, tim đập nhanh, đặc biệt triệu chứng nghiêm trọng hơn khi người bệnh làm việc thể chất, vận động quá sức. Giai đoạn đầu triệu chứng bệnh động mạch có thể rất mờ nhạt nên nhiều khả năng người bệnh không phát hiện sớm.

Tuy nhiên, các biểu hiện bất thường sẽ ngày càng nặng hơn. Khi đó, cơn đau tim, khó thở trở nên nghiêm trọng. Nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị nhồi máu cơ tim, suy tim cực kỳ nguy hiểm, thẩm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Bệnh van tim

Bệnh van tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp hiện nay. Có thể bạn chưa biết, van tim là nơi điều chuyển dòng máu lưu thông trong buồng tim, chúng hoạt động dựa theo chu kỳ nhất định. Bệnh lý liên quan đến bộ phận này thường gặp là bệnh hở van tim, hẹp van tim.

Các dạng bệnh
Hở van tim, hẹp van tim là một trong những bệnh tim mạch thường gặp hiện nay

Ngoài ra, một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị song song cả hai tình trạng hở và hẹp van tim. Liên quan đến bệnh van tim, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Sự hở, hẹp xuất hiện ngay từ khi em bé chào đời.

Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác tác động dẫn đến bệnh van tim như những rối loạn cơ tim, thay đổi cấu trúc tim, xơ vữa động mạch vành gây nhồi máu cơ tim,… và nhiều rủi ro khác. Nhận biết bất thường, nghi ngờ bệnh van tim thông quá các triệu chứng như: Tăng nhịp tim, đánh trống ngực, mệt mỏi, choáng, hoa mắt, ho khan,…

Tình trạng rối loạn nhịp tim

Ở trạng thái bình thường, mỗi phút tim có thể đập ổn định từ 60 – 100 nhịp. Tuy nhiên, khi có sự rối loạn trong hoạt động tim, nhịp đập có thể tăng hoặc giảm so với bình thường. Đây là một trong những vấn đề người bệnh tim mạch có thể gặp phải.

Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng này. Theo đó, sự rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, lặp lại thường xuyên. Loạn nhịp tim có thể xuất phát từ sự ảnh hưởng của bệnh phổi, bệnh thiếu máu, tác dụng phụ của thuốc, vận động, làm việc quá sức.

Không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể như đánh trống ngực, cảm giác hồi hộp, tim đập lúc nhanh lúc chậm, cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, choáng váng, đau đầu,… Đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Bệnh tim bẩm sinh

Tim có thể bị tổn thương, dị tật ngay từ trong bụng mẹ. Khi em bé chào đời, sự bất thường tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển, sức khỏe của bé. Bệnh tim bẩm sinh hiện nay có xu hướng gia tăng, nguy cơ tử vong cao.

Các dạng bệnh
Trẻ em có thể bị dị tật tim bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ

Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên chứng bệnh này. Một số trường hợp dị tật tim từ trong bụng mẹ liên quan đến yếu tố di truyền, đột biến nhiễm sắc thể. Ngoài ra, còn có nhiều khả năng bệnh xảy ra do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe của bà mẹ.

Nhận biết trẻ dị tật tim bẩm sinh thông qua các triệu chứng như không khóc sau khi sinh, môi tím tái, thở khó, nhẹ cân, ăn uống kém, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng,…

Bệnh động mạch ngoại biên

Đây là một trong những bệnh tim mạch hình thành liên quan đến sự tích tụ mảng bám xơ vữa trên thành động mạch. Mảng vơ vữa bao gồm chất béo xấu, cặn canxi, mô sợi và các vật chất khác bên trong cơ thể bị bám dính.

Bệnh động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nếu phát hiện chậm trễ. Hãy chủ động đến bệnh viện thăm khám nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như lạnh da, xanh xao, vết loét xuất hiện tuy nhiên kéo dài không thấy cải thiện,…

Tình trạng suy tim

Các tổn thương tại tim khiến cơ quan này hoạt động ngày càng kém, suy tim được xem là hệ quả nặng khi bệnh tim mạch không được chữa trị kịp thời. Khi đó, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống.

Nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất nếu nhận thấy các biểu hiện nặng như khó thở, mệt mỏi, nhịp tim thay đổi bất thường, giảm khả năng vận động, tiểu đêm nhiều, ho kèm theo khó thở dữ dội,…

Ngoài các bệnh lý kể trên, bệnh tim mạch còn nhiều vấn đề khác. Nếu các tổn thương ngày càng nghiêm trọng không được kiểm soát, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Do đó, bác sĩ khuyến khích bạn nên chủ động theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bất thường ngay từ giai đoạn sớm.

Biến chứng bệnh tim mạch nguy hiểm không?

Có thể bạn đã biết các vấn đề tim mạch được đánh giá là bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao hiện nay. Theo thống kê, tỷ lệ người bệnh qua đời do bệnh tim mạch mỗi năm ngày càng gia tăng.

Biến chứng
Người bệnh tim mạch có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

Bởi, các tổn thương xảy ra ở cơ quan này có thể kéo theo sự trì trệ hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể. Điều này khiến cho hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ thể dễ bị các tác nhân gây hại bên ngoài tấn công, gây hại.

Nhiều trường hợp phát hiện muộn, tim hư tổn nặng không thể cứu chữa, người bệnh có tiên lượng sống thấp từ vài ngày đến vài tháng. Thậm chí nếu cấp cứu chậm trễ, các cơn đau tim, đột quỵ xảy ra bất ngờ có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay tại nhà.

Tuy nhiên do bệnh có diễn biến âm thầm, một số triệu chứng cảnh báo ban đầu mờ nhạt khiến nhiều người chủ quan không thăm khám sớm. Lâu dần các bất thường nặng nề hơn khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe.

Do đó, việc chủ động phòng tránh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ được các chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Trường hợp nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, bạn hãy chủ động đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị sớm.

Các giải pháp điều trị bệnh tim mạch

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch được áp dụng. Theo đó, người bệnh khi đến bệnh viện thăm khám sẽ được bác sĩ thăm hỏi tiền sử bệnh tim trong gia đình, xét đến thói quen sinh hoạt, lối sống,…

Các giải pháp điều trị
Chẩn đoán và điều trị các vấn đề tim mạch càng sớm càng tốt

Sau đó, tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, chụp x quang, kiểm tra thể chất, chụp MRI, đo điện tâm đồ, siêu âm tim và các phương pháp chẩn đoán khác. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ ra biện pháp điều trị phù hợp với bệnh tim mạch bệnh nhân mắc phải.

Dưới đây là các giải pháp điều trị bệnh tim mạch được thực hiện:

Sử dụng thuốc

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Thuốc có tác dụng ổn định nhịp tim, hạ huyết áp, điều trị các bệnh lý và triệu chứng bất lợi cho cơ thể. Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng thuốc để tránh rủi ro gặp phải các tác dụng phụ làm ảnh hưởng kết quả điều trị. Trường hợp nhận thấy biểu hiện lạ khi dùng thuốc, hãy thông báo để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp và an toàn hơn.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị bệnh tim mạch, người bệnh nên thay đổi một vài thói quen sống không lành mạnh để sớm cải thiện sức khỏe. Đặc biệt là về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Các giải pháp điều trị
Sử dụng thuốc điều trị bệnh tim và thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn

Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn những món chứa lượng dầu mỡ nhiều, không ăn quá nhiều đường hoặc ăn quá mặn. Người bệnh tim mạch hãy thận trọng, tốt nhất nên kiêng uống rượu bia, không hút thuốc lá.

Trong thời gian điều trị hãy dành thời gian thư giãn cơ thể, hạn chế stress, nên để tinh thần thoải mái, vui vẻ giúp bệnh sớm cải thiện. Đồng thời cần ngủ đủ giấc, tham gia một số vận động thể chất nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị dành cho đối tượng bệnh tim mạch nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tối ưu. Can thiệp ngoại khoa giúp ngăn chặn kịp thời các rủi ro biến chứng. Tuy nhiên giải pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu có sai sót trong quá trình thực hiện.

Do đó, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi để khám chữa bệnh lý tim mạch. Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng nhằm sửa chữa các vấn đề ở tim và mạch máu, chẳng hạn như:

  • Phương pháp nong mạch
  • Phương pháp cắt động mạch
  • Phương pháp bắt cầu động mạch
  • Sử dụng máy tạo nhịp tim nhân tạo
  • Thay thế van tim
  • Cắt nội mạc tổn thương

Tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước khi tham gia điều trị ngoại khoa. Tìm đến bệnh viện lớn có bác sĩ giỏi để được chẩn đoán, tư vấn cụ thể, giải đáp các thắc mắc giúp quá trình chữa trị hiệu quả và an toàn nhất.

Chăm sóc bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh

Bệnh tim mạch có nguy cơ biến chứng cao, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Tuy nhiên diễn biến của bệnh khá âm thầm, khó phát hiện từ giai đoạn đầu. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh tim đều đã ở giai đoạn bệnh tiến triển.

Chăm sóc bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh
Chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch

Do đó, chuyên gia luôn khuyến khích người khỏe mạnh hãy chủ động trong việc phòng tránh các bệnh lý liên quan đến cơ quan vô cùng quan trọng này. Một số vấn đề như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Loại bỏ những thực phẩm, món ăn không lành mạnh, có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
  • Không nên lạm dụng bia rượu, những loại thức uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý, xây dựng thói quen ngủ sớm, ăn đủ để bảo vệ sức khỏe.
  • Tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress trong thời gian dài. Dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Theo dõi huyết áp, kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu. Chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh tim mạch để sớm phát hiện bất thường và điều trị.

Bệnh tim mạch có thể xảy đến một cách âm thầm và để lại nhiều di chứng cho cơ thể. Chính vì thế, bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh lý này. Trường hợp phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám chữa và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải thiện tình trạng tim mạch. Bên cạnh đó nên lựa...
Triệu chứng cảnh báo suy tim

Bệnh Suy Tim (Yếu Tim): Biểu hiện và Cách Chữa trị

Bệnh suy tim có thể nói là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khả năng biến chứng...

Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe

Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Bệnh tim có nên uống bia rượu không? Đa số các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo...

Các căn bệnh tim mạch thường gặp hiện nay

Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua

Bệnh tim nào nguy hiểm nhất? Đây là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Trên thực tế bất kỳ...

Vai trò của giấc ngủ đối với người bệnh tim mạch

5 Tư Thế Nằm Tốt Cho Tim Mạch Người Bệnh Nên Biết Đến

Tư thế nằm tốt cho tim mạch, giảm áp lực lên tim, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái....

Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.