Đau rát cổ họng: Nguyên nhân, cách điều trị & phòng ngừa
Đau rát cổ họng là triệu chứng của nhiều bệnh lý, vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Điển hình như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản hay ung thư. Ngoài ra triệu chứng này cũng có thể xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn hay virus. Từ đó khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, bứt rứt, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ăn và uống.
Dấu hiệu đau rát cổ họng
Tình trạng đau rát cổ họng khiến bệnh nhân luôn có cảm giác bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Tình trạng này có khuynh hướng nặng hơn và xảy ra phổ biến hơn khi nuốt thức ăn hoặc khi nói.
Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát sinh mà hiện tượng đau vùng cổ họng có thể xuất hiện đồng thời với một số triệu chứng khó chịu khác như:
- Có cảm giác nóng trong cổ họng
- Nuốt vướng, khó nuốt
- Niêm mạc họng có dấu hiệu phù nề và đỏ
- Hạch ở hàm và cổ bị sưng, nổi rõ kèm theo cảm giác đau nhức ở trường hợp nặng
- Mất giọng, khàn giọng
- Tình trạng sưng đỏ amidan khiến một phần không gian cửa họng bị che lấp. Ngoài ra trên amidan có thể xuất hiện mảng trắng và mủ
- Sốt
- Hắt xì, nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Ho có đàm hoặc ho khan
- Ợ chua, ợ nóng
- Nhức mỏi toàn thân
- Đau đầu
- Nôn ói và buồn nôn.
Tham khảo thêm: Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Cách trị nhanh
Nguyên nhân gây đau rát cổ họng
Tình trạng đau rát cổ họng có thể hình thành và tiến triển khi vùng cổ họng (thực quản, hầu họng và dây thanh quản) gặp vấn đề hoặc bị tổn thương. Tình trạng này có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau. Điển hình như khàn giọng, mất tiếng, khó chịu, ngứa cổ họng…
Trong trường hợp đau rát cổ họng, đặc biệt là khi nuốt, nguyên nhân có thể là một trong những vấn đề về sức khỏe sau:
1. Viêm họng
Viêm họng được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng cổ họng đau rát. Bệnh xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như cơ thể bị nhiễm virus / vi khuẩn, thường xuyên hút thuốc lá hoặc do dị ứng.
Bệnh viêm họng đặc trưng bởi triệu chứng đau cổ họng, tăng thân nhiệt, cổ họng ngứa rát, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sưng hạch ở cổ, khô miệng. Tình trạng đau rát họng do bệnh viêm họng thường bùng phát do nuốt nước bọt hoặc khi nuốt thức ăn.
Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh viêm họng giai đoạn cấp tính và những triệu chứng đi kèm có thể nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên đối với những trường hợp không được chăm sóc và điều trị, bệnh kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn xuất tiết, xơ teo và quá phát mãn tính.
2. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện sau khi bệnh nhân bị viêm mũi họng (cảm lạnh). Bệnh hình thành và phát triển khi dây thanh quản có dấu hiệu sưng viêm do dị ứng hoặc do nhiễm trùng gây ra.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản gồm ho khan, nghẹt mũi, mất tiếng, khàn tiếng, đau, ngứa ngáy cổ họng… Đối với những trường hợp có nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, viêm thanh quản còn khiến bệnh nhân bị sưng hạch ở cổ, mệt mỏi, nóng sốt…
Đối với những trường hợp bị viêm thanh quản, tình trạng đau và sưng ở cổ họng thường không xảy ra rõ như bệnh viêm họng. Tuy nhiên khi nhai nuốt thức ăn hoặc khi giao tiếp, triệu chứng này có thể bùng phát.
3. Viêm amidan
Tương tự như bệnh viêm họng, bệnh viêm amidan cũng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện khi amidan (hạch lympho) ở hai bên hầu họng bị tổn thương, nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.
Những triệu chứng của bệnh viêm amidan tương tự như viêm họng. Bệnh có thể khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát cổ họng. Đặc biệt là khi nhai nuốt.
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh viêm amidan có thể khỏi khi được điều trị bằng những phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn tiến hành cắt bỏ amidan để làm giảm các biến chứng của bệnh.
4. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong những bệnh lý thuộc đường hô hấp. Tuy nhiên căn bệnh này lại có liên quan đến những vấn đề, triệu chứng cổ họng. Điển hình như tình trạng đau rát cổ họng.
Nguyên nhân là do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng dịch vị dạ dày trào ngược và tiếp xúc với vòm họng. Từ đó khiến thanh quản và niêm mạc hầu họng bị tổn thương.
Chính vì thế, khi bị trào ngược dạ dày thực quản thể mãn tính, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác cổ họng đau rát và sưng viêm.
Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng khó chịu khác. Bao gồm viêm họng hạt, sâu răng, Barrett thực quản, u thực quản…
Tham khảo thêm: 10 Kẹo Ngậm Đau Họng Tốt Nhất Được Làm Từ Thảo Dược
5. Khối u thực quản
Khối u hình thành và phát triển ở ngực trên và đoạn thực quản cổ họng có thể gây ra tình trạng vướng nghẹn và đau rát khi nhai. Ngoài tình trạng này, khối u thực quản còn khiến bệnh nhân đối mặt với một số triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như chán ăn, đau tức ngực, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn sau khi ăn…
Đa phần khối u thực quản đều lành tính, không hình thành biến chứng và có tiên lượng tốt. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, khối u có thể nhanh chóng tiến triển và trở thành tế bào ung thư. Đồng thời gây ung thư thực quản.
6. Vướng dị vật
Thức ăn, thức uống… khi được đưa vào cơ thể có thể mắc kẹt ở cuống họng khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát ở cổ họng kèm theo triệu chứng vướng víu khi nhai và nuốt thức ăn.
Đối với trường hợp này, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng vật nhọn hoặc sử dụng tay để lấy dị vật. Bởi điều này có thể khiến dị vật di chuyển và ma sát vào niêm mạc họng và vòm họng. Từ đó gây ra hiện tượng tổn thương và chảy máu niêm mạc.
Chính vì thế bệnh nhân nên sớm đến bệnh viện để được xử lý đúng cách. Sau khi được thông báo, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng vật dụng y tế để kiểm tra và loại bỏ dị vật ra khỏi vòm họng và thực quản.
7. Nguyên nhân khác
Ngoài những vấn đề và bệnh lý nêu trên, tình trạng đau rát cổ họng còn xảy ra bởi sự tác động của một số nguyên nhân sau:
- Viêm VA
- Viêm thực quản
- Viêm tai giữa
- Viêm mũi xoang
- Căng thẳng quá mức
- Ung thư hầu họng
- Hen suyễn (ít gặp)
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
- Dị ứng thực phẩm
- Thời tiết khô hanh
- Nói nhiều, nói to
- Ăn thực phẩm cứng
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất và khói bụi
- Dị ứng thời tiết và một số dị nguyên khác trong môi trường
- Nhiễm vi khuẩn, virus.
Tham khảo thêm: Quan hệ xong đau họng – Cẩn thận mắc bệnh xã hội
Cổ họng đau rát – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng đau rát cổ họng có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau khi bệnh nhân áp dụng một số phương pháp chăm sóc cổ họng và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra do sự tác động của vi khuẩn, virus hoặc do một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư hầu họng, khối u thực quản… người bệnh cần khám bác sĩ để được can thiệp các biện pháp y tế.
Chính vì thế khi đau rát cổ họng xuất hiện đồng thời với một số triệu chứng được liệt kê dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị.
- Cổ họng đau rát nghiêm trọng
- Buồn nôn
- Choáng váng
- Sưng hạch ở cổ
- Sốt cao (từ 38 – 40 độ C)
- Sụt cân bất thường
- Mất tiếng
- Khó khăn khi ăn uống
- Đau ngực.
Sau khi được thông báo tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc áp dụng phương pháp ngoại khoa.
Sử dụng thuốc điều trị đau rát cổ họng
Để khắc phục tình trạng đau rát cổ họng do sự tác động của vi khuẩn, virus hoặc do một số bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán và chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị sau:
1. Thuốc kháng sinh
Đối với những trường hợp có cổ họng đau rát do nhiễm vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để khắc phục bệnh lý.
Các hoạt chất trong thuốc kháng sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời ức chế sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh chỉ có đáp ứng tốt với những trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc không có dụng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus, bao gồm: Sổ mũi, cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, ho.
2. Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm không steroid là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau rát cổ họng. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Do đó việc đưa thuốc vào quá trình điều trị bệnh sẽ giúp tình trạng đau cổ họng và một số triệu chứng đi kèm thuyên giảm đáng kể.
Một số loại thuốc kháng viêm không steroid thường được chỉ định gồm Advil và Aleve. Đối với những trường hợp đau họng kèm theo sốt cao Paracetamol hay Brufen sẽ được xem xét và chỉ định để hạ sốt và giảm đau.
3. Các loại thuốc xịt và viên ngậm
Tình trạng đau rát cổ họng có thể thuyên giảm đáng kể ngay sau khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc xịt hoặc viên ngậm.
- Các loại thuốc xịt gây tê, giảm đau họng: Chloraseptic và một số loại thuốc xịt không kê đơn khác có thể gây tê và giảm đau tại chỗ. Đồng thời làm thanh mát cổ họng và mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân. Ngoài ra một số hoạt chất trong thuốc xịt họng như Phenol còn có khả năng kháng khuẩn và khử trùng.
- Viên ngậm điều trị viêm và đau họng: Để cải thiện tình trạng đau rát cổ họng và làm giảm cảm giác khó chịu, người bệnh có sử dụng thuốc dạng viên ngậm. Người bệnh nên chọn những loại viên ngậm có thành phần thanh mát như tinh dầu bạc hà hoặc thành phần làm tê và viên ngậm cứng sẽ mang đến tác dụng hữu hiệu hơn. Việc sử dụng viên ngậm sẽ giúp bạn kích thích quá trình tiết nước bọt, làm ẩm vùng cổ họng. Từ đó giảm đau và giảm khó chịu.
Cách điều trị đau rát cổ họng tại nhà
Tình trạng đau rát cổ họng khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ăn uống và giao tiếp. Trong trường hợp xuất hiện kéo dài, tình trạng này còn khiến cơ thể mệt mỏi, mất tiếng và khàn giọng.
Đối với những trường hợp nhẹ, nguyên nhân gây bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát cổ họng bằng một số biện pháp điều trị tại nhà, bao gồm:
1. Súc miệng với nước muối cải thiện triệu chứng đau rát họng
Việc thường xuyên súc miệng với nước muối có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng sưng đau và ngứa ngáy xảy ra ở vùng cổ họng. Điều này xuất hiện là do các hoạt chất trong muối có khả năng sát trùng, giảm viêm, làm loãng dịch tiết hô hấp. Đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó việc duy trì thói quen súc miệng với nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày còn giúp bệnh nhân giảm mùi hôi khó chịu và duy trì sức khỏe răng miệng.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 3 gram muối cùng với 230ml nước ấm
- Khuấy đều cho đến khi muối tan hết
- Súc miệng với nước muối trong 3 phút.
Tham khảo thêm: Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục
2. Cách chữa cổ họng đau rát bằng tắc chưng mật ong
Tắc chứa một hàm lượng lớn vitamin C và acid citric. Thành phần này có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, tăng sức đề kháng, làm loãng dịch đờm và loại bỏ chúng khỏi cơ quan hô hấp trên.
Trong khi đó, vitamin và nhiều hoạt chất có lợi trong mật ong có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô bị tổn thương, hỗ trợ điều trị viêm ở hầu họng, thanh quản, amidan…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt đôi 3 trái tắc
- Cho tắc vào chén cùng 3 – 4 thìa mật ong nguyên chất
- Mang nguyên liệu hấp cách thủy từ 15 – 20 phút
- Nên sử dụng khi còn ấm nóng, ăn hết xác và uống nước để tăng tác dụng chữa bệnh.
Đối với trẻ em, bạn có thể hòa tan mật ong nguyên chất cùng với nước ấm để cải thiện các triệu chứng xảy ra ở vùng cổ họng. Nước tắc mật ong không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị, giúp bổ sung nước, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
3. Cách ngậm tỏi làm giảm đau rát cổ họng
Hoạt chất allicin được tìm thấy trong tỏi có khả năng kháng sinh tự nhiên. Chính vì thế việc ngậm trực tiếp vài lát tỏi có thể giúp bệnh nhân ức chế hoạt động gây nhiễm trùng tại cơ quan hô hấp trên của vi khuẩn. Đồng thời cải thiện tình trạng đau rát vùng cổ họng.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ, rửa sạch và cắt mỏng tép tỏi
- Cho tép tỏi vào miệng và ngậm trực tiếp cho đến khi tép tỏi hết vị cay
- Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm đau và giảm sưng cổ họng.
Ngoài ra bạn có thể thêm tỏi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình chữa bệnh viêm amidan, viêm họng…
4. Súc miệng với giấm táo pha loãng giúp kiểm soát tình trạng đau rát cổ họng
Ngoài nước muối ấm, người bệnh cũng có thể súc miệng với giấm táo pha loãng để kiểm soát tình trạng đau rát cổ họng và làm giảm một số triệu chứng khó chịu khác.
Nhờ chứa hàm lượng acid acetic cao, giấm táo có khả năng làm dịu nhanh cảm giác ngứa rát cổ họng, kháng khuẩn và sát trùng. Vì thế việc sử dụng giấm táo có thể hỗ trợ quá trình phòng ngừa và điều trị các bệnh lý, vấn đề ở tai mũi họng.
Cách thực hiện:
- Hòa tan 10 – 15ml giấm táo trong 250ml nước
- Sử dụng dụng dịch này để ngậm và súc miệng trong 3 phút
- Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
5. Cách giảm sưng đau cổ họng bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà chứa mộ hàm lượng lớn hoạt chất menthol. Hoạt chất này có khả năng giảm viêm, sát khuẩn và cải thiện tình trạng sưng đau cổ họng. Bên cạnh đó lượng tinh dầu từ loại thảo dược này còn có tác dụng khử mùi hôi miệng do vi khuẩn làm viêm nhiễm vùng hầu họng gây ra.
Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng lá bạc hà còn giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng. Bởi loại thảo dược này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và kháng nấm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch từ 3 – 4 lá bạc hà tươi
- Cho vào lá bạc hà một vài hạt muối, sau đó nhai trực tiếp thảo dược và nuốt lấy nước
- Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
Trong trường hợp người bệnh cảm thấy khó chịu và không thể nhai lá bạc hà tươi, bạn có thể thay thế bằng trà bạc hà. Mùi thơm từ trà bạc hà sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, không gây khó uống, giúp giảm sưng, viêm và giảm đau cổ họng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch từ 5 – 6 lá bạc hà tươi
- Tiến hành hãm lá bạc hà bằng 300ml nước nóng từ 20 – 30 phút
- Ngậm và nuốt từ từ trà bạc hà để làm giảm cơn đau.
Tham khảo thêm: 8 loại trà tốt cho người bị đau họng, giảm đau nhanh
Biện pháp phòng ngừa đau rát cổ họng
Để phòng ngừa tình trạng đau rát cổ họng xảy ra, người bệnh cần:
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi thời tiết lạnh kéo dài.
- Không nói to và nói nhiều.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây hại cũng như các dị nguyên. Cụ thể: Nấm mốc, khói bụi, khí thải, nguồn nước ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa, lông cho mèo…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ không gian sống luôn thông thoáng để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc nhiễm virus.
- Hạn chế sử dụng đá lạnh, kem và một số loại thực phẩm lạnh khác.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, chứa chất bảo quản, thức ăn khô cứng… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng làm tổn thương niêm mạc họng và gây đau.
- Tránh lạm dụng rượu bia, thuốc hút, cà phê, chất kích thích.
- Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dứa, tắc, dâu tây, việt quất… để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng chống viêm nhiễm.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Uống nhiều nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây.
- Điều trị các bệnh lý liên quan như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản…
- Sử dụng trà thảo dược (trà gừng, trà bạc hà…) mỗi ngày để làm ấm cổ họng, phòng ngừa viêm và đau họng.
- Ngủ đủ giấc giúp nâng cao sức khỏe.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày và vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Đồng thời súc họng, súc miệng bằng nước muối loãng từ 2 – 3 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tình trạng đau rát cổ họng có thể xuất hiện do những bệnh lý, vấn đề ở cơ quan hô hấp trên. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân hiếm gặp khác. Chính vì thế nếu nhận thấy cơn đau kéo dài, người bệnh nên thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cụ thể và có phương pháp xử lý phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Đau họng nên uống gì giảm nhanh? 15 loại nước dễ làm
- Nuốt nước bọt đau họng (bên trái hoặc phải) là bị gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!