Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con gặp phải vấn đề này. Bởi, có nhiều trường hợp bố mẹ không kịp thời phát hiện bệnh, viêm họng không ho ở trẻ nhỏ chuyển biến nặng gây ra nhiều biến chứng.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Bệnh viêm họng ở trẻ em xuất hiện khá phổ biến. Vì sức đề kháng của các em lúc này còn khá yếu, có thể bị các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động gây bệnh. Lúc này, trẻ có thể gặp một số triệu chứng như ho khan, ho có đờm, sốt, mệt mỏi cơ thể, cổ họng đỏ rát,…

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng mà không ho

Tuy nhiên, một số trẻ khi bị viêm họng nhưng không ho. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này hình thành bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể như:

Thói quen thở bằng miệng

Thói quen hay thở bằng miệng của trẻ là một trong những nguyên do khiến cho trẻ bị viêm họng. Đặc biệt là khi bé ngủ. Chính vì thế, buổi sáng khi thức dậy, trẻ rất dễ bị đau họng. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi em bé được cho bú hoặc sau khi ăn đối với những bé lớn hơn.

Một vài triệu chứng khác thường gặp khi trẻ có thói quen thở bằng miệng như khô miệng và cổ họng, khàn tiếng, hôi miệng, khi thức dậy khó chịu, mệt mỏi,…Lý do hình thành thói quen này cũng có thể là do mũi bé bị tắc nghẽn, tình trạng ngưng thở khi ngủ, viêm amidan khiến việc thở gặp khó khăn, vì thế bé phải thở bằng đường miệng.

Hội chứng nhỏ giọt mũi sau

Tình trạng chất nhầy thừa ra chảy xuống phía đằng sau của cổ họng khiến cho họng bị khô, từ đó sinh ra cảm giác đau và viêm họng. Đây được gọi là hội chứng nhỏ giọt mũi sau, thường gặp ở trẻ em. Hình thành bởi một số yếu tố như thời tiết thay đổi, vách ngăn mũi bị lệch, hoặc dị ứng,…

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?
Hội chứng nhỏ giọt mũi sau là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Trẻ em khi mắc phải hội chứng này, ngoài việc dễ bị viêm họng nhưng không ho còn có những biểu hiện khác như: Hôi miệng, cảm thấy buồn nôn khi dịch nhầy tràn xuống dạ dày, cổ họng khó chịu,…

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên do khiến cho trẻ bị đau họng. Tình trạng này xuất hiện khi cơ co thắt của thực quản suy yếu chức năng. Lượng axit và thức ăn dưới dạ dày sẽ bị trào ngược trở lên thực quản. Điều này rất dễ làm trẻ bị viêm họng, nhất là khi chứng trào ngược diễn ra thường xuyên và không được khắc phục.

Trào ngược dạ dày bên cạnh việc trở thành yếu tố khiến trẻ em bị viêm họng nhưng không ho còn có thể gây ra các triệu chứng như: Ợ nóng, nôn ói, khó nuốt thức ăn, nước uống, từ đó dẫn đến chán ăn, bỏ bữa,…

Mắc bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh hình thành do sự xâm nhập của virus, gây ra nhiều triệu chứng cho trẻ nhỏ, trong đó có tình trạng viêm họng không ho. Thông thường, bệnh sẽ không gây nhiều nguy hại cho cơ thể người bệnh, đồng thời có thể điều trị chứng bệnh này bằng nhiều phương pháp.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?
Hội chứng bạch cầu đơn nhân cũng có thể gây ra tình trạng trẻ viêm họng nhưng không ho

Trẻ sẽ gặp các triệu chứng tương tự như bệnh cúm, cảm lạnh thông thường. Kèm theo đó là các dấu hiệu khác như viêm họng không ho, amidan, tuyến cổ, nách bị sưng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, chán ăn, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Viêm amidan

Bệnh viêm amidan ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng viêm họng nhưng không ho. Bệnh rất dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu, không chống lại được sự tấn công gây hại của các vi khuẩn, virus. Không những thế, nếu bé tiếp xúc trực tiếp với người đang mắc bệnh cũng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này. 

Ngoài hiện tượng viêm họng nhưng không ho, trẻ còn có thể xuất các triệu chứng khác khi bị viêm amidan như: Sốt, đau họng, nôn, khàn tiếng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, miệng hôi, cổ họng có mảng trắng, vàng, khó nuốt, bỏ ăn, phát ban, sưng hạch cổ, quai hàm.

Áp xe quanh amidan

Nếu tình trạng amidan bị vi khuẩn, virus gây hại tấn công nhưng không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến áp xe quanh amidan. Lúc này, trẻ sẽ có các triệu chứng viêm họng nghiêm trọng hơn, quan sát bên trong thấy có hình thành túi mủ xung quanh amidan. Khi túi mủ này vỡ, amidan sẽ bị nhiễm trùng nguy hiểm.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?
Áp xe quanh amidan là một trong những nguyên nhân nguy hiểm khiến trẻ viêm họng

Phụ huynh có thể nhận biết trẻ đang gặp phải vấn đề này khi con có các biểu hiện như:

  • Vùng họng bị đau, đặc biệt chỉ xuất hiện nhiều ở một bên.
  • Cổ họng và hàm sưng đau khó chịu.
  • Đau tai, nhiễm trùng 1 hoặc 2 bên amidan.
  • Khó nuốt, lười ăn dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng.
  • Khàn giọng, hôi miệng, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường.

Trên đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Phụ huynh nên quan sát những biểu hiện bất thường của con để kịp thời xử lý, tránh tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?

Ho là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể phản ứng lại với những kích thích. Hành động này của người bệnh sẽ giúp đẩy các dị vật, đờm nhầy bên trong cổ họng ra ngoài để thoải mái hơn. Những người mắc bệnh viêm họng thường có biểu hiện ho khan hoặc ho có đờm là vì thế.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ có những triệu chứng giống nhau khi bị viêm họng. Nhất là tình trạng trẻ em bị viêm họng nhưng không bị ho. Khi con gặp phải tình trạng này, phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Viêm họng sẽ gây ra một số triệu chứng như đau họng, khó nuốt, rát họng,…do niêm mạc họng bị sưng, đỏ,…Trẻ mắc bệnh nhưng không bị ho là hiện tượng khá bình thường.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?

Thay vì tập trung vào triệu chứng ho để xác định bệnh của trẻ, phụ huynh nên chú ý đến vấn đề trẻ em có đang bị sốt không, sốt có cao hay liên tục không, các vấn đề ăn uống của trẻ,…Nếu trẻ có nhiều biểu hiện bất ổn, cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Tránh tình trạng ủ bệnh lâu ngày khiến viêm họng biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho xuất hiện khá phổ biến. Thông thường, căn bệnh này có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị chuyên sâu. Thế nhưng, như đã đề cập, hiện tượng này cũng có thể là do một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm gây ra. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng viêm họng nhưng không ho ở trẻ em. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi của trẻ để lựa chọn cách thức chữa trị phù hợp. Dưới đây là một vài phương pháp phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Chăm sóc trẻ tại nhà

Trường hợp trẻ bị viêm họng không phải do nhiễm trùng, phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị cho bé tại nhà. Các biện pháp cải thiện như:

  • Tích cực cho trẻ uống nhiều nước, việc này sẽ giúp cổ họng trẻ được giữ ẩm, tránh tình trạng mất nước.
  • Tập cho trẻ có thói quen súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. Nước muối sẽ giúp làm sạch cổ họng, diệt khuẩn và khắc phục tình trạng viêm họng nhanh chóng cho trẻ em.
  • Để trẻ nghỉ ngơi, tránh để trẻ bị suy nhược cơ thể. Có thể sử dụng máy điều hòa không khí trong nhà, nơi bé thường sinh hoạt để không khiến mũi bé bị khô, kích ứng.

    Cách khắc phục tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho
    Chăm sóc trẻ tại nhà ngay khi trẻ có dấu hiệu khởi phát viêm họng
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bẩn,… Tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát để bệnh viêm họng của trẻ nhanh chóng cải thiện.
  • Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, nếu bị đau họng có thể cho trẻ ngậm chanh mật ong để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong, điều này có thể gây ra ngộ độc nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
  • Nếu cần thiết, có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc trị viêm họng không ho cho trẻ 

Sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm họng không ho cho trẻ nhỏ là biện pháp khắc phục nhanh triệu chứng bệnh. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ trực tiếp kê đơn điều trị. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng viêm họng hình thành bởi chứng trào ngược dạ dày.
  • Thuốc chống dị ứng: Được kê toa theo đường uống, tiêm hoặc xịt cho trẻ em. Đặc biệt phù hợp cho những bé có cơ địa dễ bị dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tác dụng điều trị nhiễm trùng do viêm amidan.
  • Thuốc steroid: Tác dụng giảm đau, giảm sưng.

Trường hợp trẻ bị áp xe quanh amidan có thể cần phải nhập viện để được theo dõi và điều trị. Lúc này, thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch sẽ được sử dụng. Nếu trường hợp nặng, trẻ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những yếu tố nguy hại cho sức khỏe và tính mạng.

Chữa viêm họng cho trẻ bằng mẹo dân gian

Ngoài thuốc tân dược, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng một số bài thuốc thiên nhiên để khắc phục tình trạng viêm họng nhẹ tại nhà. Với phương pháp này, chi phí điều trị không quá cao, đồng thời ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Bố mẹ có thể tham khảo như:

Sử dụng quất chưng đường phèn

Quất hay còn gọi là trái tắc được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa chứng viêm họng. Do nó có tính axit, giàu vitamin C giúp kháng khuẩn, chống viêm an toàn. Phụ huynh thực hiện bằng các đơn giản sau:

  • Lấy 5 – 7 trái quất tươi đem rửa sạch, sau đó cắt thành nhiều lát vừa.
  • Cho vào một cái bát, bỏ 3 muỗng đường phèn vào trong.
  • Tiến hành hấp cách thủy, đến khi đường tan hết là được.
  • Để dung dịch nguội, sau đó cho trẻ ăn dần.
  • Liều lượng mỗi ngày từ 2 – 3 thìa, ăn 3 – 4 lần trong 1 ngày.

    Cách khắc phục tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho
    Quất chưng đường phèn giúp trẻ giảm nhẹ các triệu chứng do viêm họng gây ra

Mật ong chanh đào

Mật ong giúp sát khuẩn cổ họng cho trẻ nhỏ, kết hợp với chanh đào là sự lựa chọn hoàn hảo để đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, như đã đề cập, không được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, nếu không muốn trẻ bị ngộ độc. 

Cách làm rất đơn giản, phụ huynh chỉ cần cắt lát mỏng chanh đào, cho vào lọ thủy tinh. Sau đó đổ ngập mật ong và đậy nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 3 – 4 tuần thì có thể sử dụng. Mỗi lần trẻ có dấu hiệu đau họng, cho trẻ nếm một muỗng mật ong chanh đào hoặc pha với nước ấm để trẻ uống.

Ngoài hai biện pháp này, phụ huynh có thể sử dụng nhiều nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên để khắc phục tình trạng viêm họng cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh mới khởi phát. Nếu viêm họng đã nặng, có nhiều triệu chứng khó chịu phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị.

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Viêm họng nhưng không ho ở trẻ em có thể khởi phát do nhiều nguyên do. Chính vì thế, việc phòng ngừa tuyệt đối sẽ rất khó. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có thể ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại cho cơ thể trẻ bằng các biện pháp như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị viêm họng nhưng không ho
  • Không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với người đang mắc bệnh cảm, viêm họng, cúm. Vì những bệnh này có thể lây nhiễm giữa người sang người. Nhất là khi cơ thể trẻ em có sức đề kháng yếu, vi khuẩn, virus có thể tấn công dễ dàng.
  • Nếu trẻ bị bệnh, nên cho trẻ ở nhà, không nên để trẻ đến lớp vì có thể lây lan cho các bạn khác. Không những thế, khi cơ thể trẻ không tiếp xúc với các dị nguyên gây hại sẽ tránh được tình trạng bệnh chuyển biến nặng, khó điều trị.
  • Tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn, người chăm sóc cũng nên rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Chú ý nhắc nhở các bé rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi vừa ho hoặc hắt hơi xong. Lúc này vi khuẩn có thể bám trên tay và lây lan bệnh cho những người xung quanh.
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,…
  • Không nên để trẻ ăn chung thức ăn, nước uống với người khác, thậm chí là người thân trong gia đình nếu trẻ đang mắc bệnh hoặc có người thân mắc bệnh viêm họng.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con gặp phải tình trạng này. Bởi ngoài triệu chứng ho, viêm họng còn gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác. Vì thế, nếu thấy con có những biểu hiện bất thường, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để kịp thời thăm khám và điều trị. Tránh để bệnh tiến triển lâu ngày biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Chữa ho cho bà bầu bằng mẹo dân gian là phương pháp an toàn, hiệu quả

Tiết lộ cách chữa ho cho bà bầu đơn giản và an toàn

Việc dùng các loại thuốc tây để chữa ho cho bà bầu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu...

Điều trị viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc tây có tốt không?

Bệnh viêm họng hạt là một trong những căn bệnh dễ mắc, nhưng lại khó trong việc điều trị. Người...

Tìm hiểu cách chữa viêm họng bằng tỏi

5 Cách chữa viêm họng bằng tỏi này bạn đã thử qua chưa?

Để chữa viêm họng hạt bằng tỏi, bạn có thể kết hợp nó với sữa, dùng tỏi để ngâm giấm,...

Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác...

Dùng cây lược vàng chữa viêm họng đúng cách

Từ giờ, các cơn đau rát, khàn tiếng, khó nuốt sẽ không còn cơ hội để làm phiền bạn khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.