Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng khó chịu rất nhiều người gặp phải khi thời tiết giao mùa hoặc khi trời lạnh. Đôi khi, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề về sức khỏe cần được điều trị sớm. Vậy hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? 

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi

Hắt hơi sổ mũi là một vấn đề ở đường hô hấp xảy ra khá phổ biến. Triệu chứng này ảnh hưởng đến mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Những cơn hắt hơi ngắt quãng hoặc hắt hơi từng tràng kèm theo tình trạng chảy nước mũi trong hay nước mũi đặc quánh, có màu sắc bất thường.

hắt hơi sổ mũi là bệnh gì
Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô hấp

Đôi khi, tình trạng hắt hơi sổ mũi còn xuất hiện đi kèm với một số dấu hiệu bất thường khác như:

  • Sốt
  • Ngứa mũi
  • Đau đầu hoặc đau nhức hai bên sống mũi
  • Giảm khả năng ngửi mùi
  • Ho
  • Đau họng…

Hiện tượng hắt hơi sổ mũi kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây mất tập trung trong công việc, học tập. Ngoài ra, nhiều người còn hoang mang lo lắng không biết mình có mắc bệnh gì nghiêm trọng không.

Xem thêm: Sổ mũi đau họng là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân bệnh lý và không phải bệnh lý.

Nguyên nhân bệnh lý gây hắt hơi sổ mũi

Nếu bị hắt hơi sổ mũi kéo dài, bạn nên thận trọng bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề ở đường hô hấp như:

Cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh do virus gây ra. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công trực tiếp vào mũi hoặc cổ họng dẫn đến kích ứng, sưng viêm niêm mạc đường hô hấp trên.

Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp bị viêm họng. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng… Các dấu hiệu trên thường kéo dài trong 7 đến 10 ngày rồi tự hết nhưng nếu bị cảm lạnh nặng thì bệnh có thể kéo dài đến 3 tuần.

Bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang được chẩn đoán khi lớp lót trong các hốc xoang bị nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh có thể là do nấm, virus hay vi khuẩn. Các đối tượng dễ bị viêm xoang là những người sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói bụi hoặc không khí lạnh.

hắt hơi sổ mũi do viêm xoang
Bệnh viêm xoang là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hắt hơi sổ mũi

Trong xương sọ mặt của chúng ta có tất cả 4 xoang nằm ở các vị trí khác nhau. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ xoang nào. Một số trường hợp có nhiều xoang bị tổn thương cùng lúc được gọi là bệnh viêm đa xoang.

Bên cạnh dấu hiệu hắt hơi sổ mũi thì bệnh viêm xoang còn gây ra các triệu chứng khác như:

  • Đau nhức ở vùng xoang bị viêm
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi
  • Khả năng ngửi mùi kém hoặc mất khứu giác tạm thời
  • Nước mũi đặc, màu trắng đục, vàng hay xanh. Dịch tiết có thể chảy ra ngoài hoặc chảy xuống dưới cổ họng.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao
  • Có cảm giác choáng váng khi nghiêng người về phía trước…

Bệnh cảm cúm

Cảm cúm chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?”. Căn bệnh này do virus cúm gây ra và có khả năng truyền nhiễm, lây lan nhanh chóng từ người sang người.

Bệnh cảm cúm xảy ra chủ yếu vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi nên dễ bị virus tấn công. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như trẻ em, người già hay bệnh nhân bị tiểu đường.

Virus cúm có thời gian ủ bệnh khá ngắn. Thông thường, khi tấn công vào cơ thể khoảng 2 ngày, chúng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Sổ mũi, chảy nhiều nước mũi
  • Hắt hơi liên tục
  • Ho có đờm
  • Nghẹt mũi
  • Sốt
  • Sưng đỏ niêm mạc mũi, họng
  • Đau đầu
  • Nhức mỏi các cơ

Ở mức độ nặng, bệnh cảm cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể lây lan thành dịch bệnh trong cộng đồng thông. Bạn nên thận trọng nếu đang gặp các triệu chứng bất thường kể trên.

Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng hắt hơi sổ mũi. Căn bệnh này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, mùi nước hoa, khói thuốc lá hay lông thú nuôi trong nhà… Lúc này, hệ miễn dịch có phản ứng quá mức và giải phóng nhiều histamin dẫn đến phản ứng viêm ở niêm mạc mũi.

Người bị viêm mũi dị ứng thường hay bị hắt hơi thành tràng dài liên tục. Cùng với đó, các dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện như:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi liên tục
  • Nước mũi có thể chảy xuống cổ họng gây cảm giác vướng víu, buồn nôn và kích thích cơn ho
  • Nhức đầu
  • Đau nhức hai bên sống mũi
  • Ngứa mũi, ngứa tai
  • Mắt đỏ và ngứa khiến nhiều người không chịu được phải dụi mắt liên tục…

Polyp mũi

Polyp mũi là một dạng khối u lành tính hình thành trong hốc mũi hoặc trong xoang. Bệnh khởi phát khi có sự thoái hóa cục bộ xảy ra ở lớp tổ chức đệm và niêm mạc mũi xoang. Các khối polyp thường mềm, bề mặt nhẵn, căng mọng và có màu hồng nhạt.

nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi do polyp mũi
Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp của bệnh polyp mũi xoang

Khi mới xuất hiện, khối polyp còn nhỏ nên ít khi gây ra triệu chứng. Sau một thời gian, polyp có thể phát triển lớn hơn dẫn đến tắc nghẽn xoang mũi, từ đó dẫn đến nhiều dấu hiệu bất thường như:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Giảm khứu giác hoặc điếc mũi
  • Khó thở
  • Nhức đầu âm ỉ
  • Có tiếng ngáy to khi ngủ
  • Mất vị giác
  • Vùng mặt hoặc trán có cảm giác bị đè nặng
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Răng hàm trên bị đau
  • Hình dạng mũi hoặc khuôn mặt có thể thay đổi nếu polyp quá lớn.

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý tiếp theo cần được đề cập tới khi nhắc đến thắc mắc hắt hơi sổ mũi là bệnh gì. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là hen phế quản – một dạng viêm mãn tính xảy ra ở đường hô hấp có điểm đặc trưng là tình trạng sưng viêm, co thắt ống phế quản. Điều này có thể làm ống dẫn khí bị thu hẹp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của không khí vào phổi.

Bệnh hen suyễn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh kéo dài, chẳng hạn như sổ mũi, hắt hơi. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn được nhận biết thông qua các dấu hiệu khác như:

  • Ho nhiều. Cơn ho thường diễn ra vào ban đêm lúc gần sáng và có khuynh hướng tăng nặng khi gắng sức hoạt động mạnh, khi thời tiết thay đổi hoặc sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Căng tức ngực
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản có thể thấy các triệu chứng trên thuyên giảm.

Nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi không do bệnh lý

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ các vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể gặp hiện tượng này khi có các yếu tố thuận lợi khác như:

  • Thay đổi thời tiết, không khí chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại một cách đột ngột
  • Vướng dị vật trong mũi
  • Hít phải nhiều khói bụi khiến cho niêm mạc mũi bị kích thích, tiết chất nhầy, từ đó dẫn đến hắt hơi sổ mũi.
  • Ở trong phòng có máy điều hòa nhiều hoặc bật nhiệt độ quá lạnh
  • Độ ẩm không khí thấp khiến niêm mạc mũi xoang bị khô và kích thích

→Xem thêm: 10 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà hiệu quả nhanh

Cách điều trị hắt hơi sổ mũi

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị hắt hơi sổ mũi. Ngoài ra, dân gian còn có nhiều mẹo chữa bệnh hay, giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu mà không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Tùy theo nguyên nhân, mức độ hắt hơi sổ mũi và các triệu chứng khác đang gặp phải mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn loại thuốc điều trị phù hợp. Bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định cho người bị hắt hơi sổ mũi do nhiễm trùng ở đường hô hấp, chẳng hạn như viêm xoang hay viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc điều trị cảm cúm: Dùng cho người có dấu hiệu bị nhiễm virus cúm. Chẳng hạn như Baloxavir marboxil, Zanamivir hay Oseltamivir,… Chúng có tác dụng kháng virus cúm, qua đó cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi và các dấu hiệu khác.
  • Thuốc làm giãn nở phế quản: Loại thuốc này được sử dụng cho người bị hen suyễn. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một trong các loại thuốc như Salbutamol, Salmeterol hay Bambuterol,…
  • Các loại thuốc khác: Thuốc co mạch, thuốc xịt mũi, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng viêm không steroid…
thuốc trị hắt hơi sổ mũi
Sử dụng thuốc Tây có thể giúp nhanh chóng cải thiện được tình trạng hắt hơi sổ mũi

Mẹo chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà

Trường hợp bị hắt hơi sổ mũi nhẹ, bạn có thể cân nhắc áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây để khắc phục bệnh tại nhà.

  • Uống trà gừng ấm: Loại trà này có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm phù nề trong mũi xoang, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng. Uống 2 – 3 tách trà gừng ấm mỗi ngày có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng hắt hơi sổ mũi.
  • Xông mũi: Sử dụng nước nóng được pha thêm vài giọt tinh dầu ( chanh, sả, tía tô, bạc hà) để xông mũi có tác dụng sát trùng tại chỗ, làm thông mũi, giảm hắt hơi, nghẹt mũi. Ngoài ra, bạn có thể dùng các nguyên liệu chứa thành phần kháng sinh tự nhiên như hành, tỏi để nấu nước xông nhằm cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong mũi xoang, ức chế hoạt động vi khuẩn, virus.
  • Bài thuốc từ lá hẹ: Uống nước lá hẹ hấp cách thủy chung với đường phèn hoặc mật ong có thể giúp cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, đồng thời hỗ trợ điều trị viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm. Tác dụng này có được chính là nhờ thành phần kháng sinh tự nhiên được tìm thấy trong lá hẹ.
  • Uống nước chanh mật ong: Loại nước này cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống sổ mũi, hắt hơi và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày bạn có thể uống 1 – 2 ly nước chanh ấm pha với mật ong để nhanh hồi phục sức khỏe.
cách điều trị hắt hơi sổ mũi bằng chanh mật ong
Uống nước chanh ấm mật ong là cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà đang được nhiều người áp dụng

Chế độ ăn uống sinh hoạt khi bị hắt hơi sổ mũi

Để nhanh chóng khắc phục được tình trạng hắt hơi sổ mũi bạn cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Ưu tiên sử dụng nước ấm, nước ép trái cây hay nước nấu từ rau củ.
  • Tắm với nước ấm giúp kích thích lưu thông máu đến vùng mũi xoang, đồng thời giữ ấm cho đường thở
  • Hạn chế ở trong phòng có máy lạnh
  • Xịt rửa mũi hàng ngày với nước muối sinh lý để sát trùng tại chỗ, làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong mũi, giảm sổ mũi, đồng thời giúp loại bỏ được các tác nhân gây kích thích hắt hơi nằm trong mũi.
  • Trường hợp bị hắt hơi sổ mũi do cảm cúm, nên hạn chế tiếp xúc hoặc dùng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Nghỉ ngơi nhiều kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong thực đơn để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để kích thích vị giác, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Những thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Triệu chứng này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Vì vậy, nếu bị hắt hơi sổ mũi kéo dài, đặc biệt là khi có kèm theo các biểu hiện bất thường khác, bạn nên tới bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều – Điều cha mẹ cần làm ngay

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khiến bé mệt mỏi và có nguy cơ bị mất nước rất cao. Trong...

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Tình trạng hắt hơi sổ mũi xảy ra trong thai kỳ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Để...

Hiểu hơn về cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus của đường hô hấp trên gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cổ họng, xoang...

Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới

Nhiều người vẫn nghĩ, cảm lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông, đặc biệt là vào khoảnh khắc giao mùa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *