Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau nhức khớp, xuất hiện hạt tophi, khớp biến dạng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối (giai đoạn 4). Để lý giải cho những nhận định trên đây, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn về phần thông tin phía sau và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối
Bệnh gút giai đoạn cuối có sự xuất hiện của hạt tophi quanh khớp, đau nhức và cản trở mọi hoạt động của bệnh nhân

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh gút (gout) giai đoạn cuối

Gút là một dạng bệnh lý được xảy ra khi có một lượng axit uric tích tụ trong máu do sự phá vỡ purin. Điều này không có nghĩa là tất cả những người bị tăng axit uric đều có nguy cơ phát triển bệnh gút. Hiện nay, gút được chia thành 4 giai đoạn cơ bản đó chính là:

– Giai đoạn 1: Chưa xuất hiện triệu chứng

Axit uric trong máu tăng khi cơ thể dung nạp nhiều thực phẩm có chứa purine, cụ thể như đậu khô, nấm, đậu Hà Lan và đặc biệt là gan động vật. Lúc này, lượng axit uric tăng mạnh và không được hòa tan hoàn toàn trong máu để được đào thải bằng đường thận hoặc nước tiểu.

Đây được xem là giai đoạn đầu của bệnh và thường không có triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên axit uric từ giai đoạn này đã có khả năng làm nguy hại đến sức khỏe của bạn.

– Giai đoạn 2: Gút cấp tính

Các axit uric dư thừa hình thành nên các tinh thể tích tụ trong các khoảng trống trong khớp. Các tinh thể gây chèn ép thần kinh tại khớp và xuất hiện biểu hiện viêm đau tại 1 số khớp như mắt cá chân, bàn chân, đầu gối và cổ tay,…

Cơn đau gút cấp tính thường bùng phát đột ngột, nhất là vào ban đêm. Bên cạnh những cơn đau nhức thì gút còn có biểu hiện nóng, đỏ và sưng tại khớp viêm. Khi bệnh nhân thường rơi vào trạng thái căng thẳng, sử dụng nhiều bia, rượu, hải sản thì viêm khớp sẽ xuất hiện. Để ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn, bệnh nhân nên tránh xa những tác nhân kích hoạt gút tái phát đồng thời kết hợp điều trị đúng cách.

– Giai đoạn 3: Gút bùng phát

Có thể, bệnh gút bùng phát thường xuyên hoặc ngắt quãng trong nhiều năm liền. Nhưng nhìn chung, bạn thường gặp phải những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này. Có thể bị ngắt quãng trong thời gian dài hoặc ngắn những lượng axit uric tích tụ bên trong không gian khớp cũng rất dễ dàng bị tác động. Bệnh nhân nên chủ động kiểm tra lượng axit uric thường xuyên để ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh.

Quá trình hình thành của bệnh gút giai đoạn cuối
Gút được chia thành 4 giai đoạn phát triển nhẹ đến nặng

– Giai đoạn 4: Gút mãn tính

Là giai đoạn gút phát triển nghiêm trọng và dễ gây suy nhược nhất. Ở giai đoạn này, bệnh tái phát triệu chứng đau nhức liên tục và bắt đầu xuất hiện các hạt tophi (do axit uric gây ra) trong các mô mềm xung quanh và phổ biến ở các ngón tay, khuỷu tay, ngón chân,… Nếu không được ngăn chặn kịp thời, hạt tophi bao quanh các khớp có nguy cơ gây tổn thương khớp, thận và một số cơ quan liên quan.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Hyon Choi – Bệnh viện Massachusetts General: “Gout phát triển chậm theo từng giai đoạn, từ giai đoạn này đến giai đoạn sau có thể kéo dài khoảng vài năm hoặc nhanh hơn. Chính vì sự phản ứng chậm của bệnh gút đã khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng bệnh đã dứt điểm nên không phòng tránh đúng cách. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không thể nhận biết được bằng mắt thường, vì vậy nó tạo điều kiện cho gout giai đoạn cuối phát triển và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.”

Biểu hiện bệnh gút giai đoạn cuối cụ thể như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đau dai dẳng với tần suất dày đặc.
  • Xuất hiện hạt tophi xung quanh khớp, kích thước của hạt tùy thuộc vào nồng độ axit tích tụ.
  • Khớp có dấu hiệu biến dạng do hạt tophi hình thành, gây chèn ép lên thần kinh xung quanh.
  • Có triệu chứng nóng khớp, sưng tấy đỏ.
  • Giới hạn khả năng vận động của bệnh nhân, nguy cơ bệnh nhân bị tàn phế rất cao nếu không được điều trị đúng cách.
  • Hạt tophi có thể xuất hiện ở vành và thùy tai.
  • Gút giai đoạn cuối có nguy cơ gây ra các biến chứng tại thận và tim mạch như huyết áp cao, sỏi thận, suy thận,…

Gút giai đoạn cuối là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, vì vậy bệnh nhân đừng nên chủ quan khi gặp các triệu chứng ban đầu. Hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sớm khắc phục và cải thiện triệu chứng.

Có thể bạn chưa biết: Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

II. Hướng điều trị bệnh gút giai đoạn cuối

Nền tảng điều trị gút giai đoạn cuối cần dựa trên các yếu tố như nguy cơ, triệu chứng và thông số cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Thông thường, với bệnh nhân gút giai đoạn cuối phương thức điều trị không dùng thuốc kết hợp với liệu pháp dược lý được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ các bước thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1. Điều trị nội khoa

– Liệu pháp dược lý cho gút cấp tính: Bao gồm thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), colchicine hoặc corticosteroid. Tuy nhiên, các nhóm thuốc này không có tác dụng đối với nồng độ axit uric trong huyết thanh. Các nhóm loại thuốc này được cảnh báo về một số tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng quá liều.

– Liệu pháp giảm urate: Làm giảm urate là biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của các tinh thể urate và ngăn chặn sự hình thành các tinh thể. Allopurinol, Creatinin, Uricosurics là nhóm thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp tinh thể urate tăng trưởng quá mức. Dược sĩ sẽ thông báo về những tương tác thuốc tiềm ẩn và một số tác dụng khi dùng thuốc để bệnh nhân phòng tránh.

Xem thêm: Cập nhật phác đồ điều trị bệnh Gout mới nhất

2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò chi phối mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị gút giai đoạn 4. Nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì nó có khả năng làm giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Gút giai đoạn cuối đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, tuyệt đối không bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, gia vị, bia rượu, thức uống có cồn hoặc chất kích thích. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chuyển sang một chế độ dinh dưỡng thanh đạm, nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi và vận động hiệu quả.

Bạn cần biết: Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

3. Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi

Như đã nói ở trên, hạt tophi xuất hiện có khả năng làm tổn thương khớp và gây chèn ép tại một số vị trí thần kinh khi chúng phát triển quá mức. Những tophi này có độ cứng nhất định và không có khả năng làm tan hoàn toàn vì vậy mà bệnh nhân cần phải loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật điều trị bệnh gút giai đoạn cuối
Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi là giải pháp cuối cùng nhằm duy trì chức năng vận động của đa số bệnh nhân

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi đòi hỏi kích thước của hạt không quá lớn, ở một số trường hợp hạt tophi dính liền với khớp nên cũng không được cắt bỏ. Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi không có khả năng dứt điểm tình trạng gút mà chỉ cải thiện các cơn đau và phục hồi khả năng vận động. Hơn nữa, phương pháp phẫu thuật này cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận và để lại biến chứng rất cao.

Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị phù hợp. Các chuyên gia đầu ngành khuyến khích bệnh nhân gút giai đoạn cuối nên thường xuyên thăm khám và theo dõi chỉ số axit uric cụ thể. Bệnh chuyển biến giai đoạn cuối có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì thế bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng khi thực hiện các tác động mạnh lên cơ thể.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Chữa trị bệnh gout bằng thảo dược tự nhiên là một phương pháp hiệu quả

Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Bệnh Gout thường xảy ra do lượng axit uric trong cơ thể quá cao gây tích tụ lại ở các...

Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thể....

15 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng...

Người bị bệnh gout nên ăn rau gì là tốt nhất?

Một chế độ ăn uống thích hợp có thể làm giảm các dấu hiệu gout hoặc bệnh viêm khớp. Tham...

Những điều cần phải biết khi bị bệnh Gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát cũng chính là một dạng của bệnh gout nhưng mức độ nguy hiểm có phần nặng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *