Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể. Khi bệnh gút xuất hiện, nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải thành phần này. Chính vì vậy mà các vấn đề về thận và bệnh gút được xem là có mối quan hệ mật thiết với nhau.

bệnh gút biến chứng suy thận
Bệnh gút gây ra biến chứng suy thận

Bệnh gút gây biến chứng suy thận

Axit uric là thành phần sản sinh khi cơ thể thu nạp thức ăn chứa nhiều purin. Phần lớn axit uric được đào thải hoàn toàn qua thận và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin sẽ khiến nồng độ axit uric tăng nhanh. Thận không thể đào thải toàn bộ thành phần này ra bên ngoài khiến tình trạng lắng đọng axit uric trong máu xuất hiện. Nếu nồng độ axit uric tiếp tục tăng cao và kéo dài, áp lực lên thận ngày càng lớn và có thể phát sinh những biến chứng tại cơ quan này.

1. Do nồng độ axit uric tăng cao

Suy thận là tình trạng thận giảm khả năng bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể, bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể là hệ quả do bệnh gút gây ra.

Ngoài chức năng bài tiết, thận còn là cơ quan điều hòa cơ thể và cân bằng nội môi. Bất cứ thành phần nào vượt quá mức quy định đều buộc thận phải điều tiết để cân bằng. Tình trạng axit uric tăng cao khiến thận phải tăng hiệu suất làm việc để có thể loại bỏ tối đa nồng độ axit uric.

Nếu không can thiệp sớm, áp lực lên thận có thể trở nên nặng nề khiến cơ quan này suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh suy thận.

bệnh gút và suy thận
Axit uric tăng cao trong thời gian dài khiến chức năng thận suy giảm

Suy thận có hai dạng: suy thận cấpsuy thận mạn, bệnh gút thường gây ra bệnh suy thận mạn. Suy thận mạn không nguy hiểm bằng suy thận cấp nhưng lại không có khả năng điều trị dứt điểm. Bạn buộc phải sống chung với bệnh và thực hiện những biện pháp hỗ trợ hoạt động của cơ quan này.

Ngoài biến chứng suy thận, bệnh gút còn có thể gây ra các vấn đề khác tại thận như sỏi thận, viêm đường tiết niệu,…

Mặc dù, gút gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu bạn can thiệp sớm và luôn giữ axit uric ở mức cho phép, bạn có thể ngăn chặn được các biến chứng do bệnh lý này gây ra .

2. Tác dụng phụ của các loại thuốc

Các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị gút có thể là nguyên nhân khiến những vấn đề tại thận phát sinh.

bệnh gút và suy thận
Các loại thuốc sử dụng trong quá trình điều trị gút là nguyên nhân khiến thận bị tổn thương
  • Corticoid: được sử dụng để giảm cơn đau dữ dội do bệnh gút, giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên loại thuốc này lại cạnh tranh bài tiết với axit uric khiến áp lực lên thận tăng, từ đó nồng độ axit uric bị lắng đọng trong cơ thể ngày càng cao.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): thường dùng cho các bệnh viêm khớp mãn tính có các triệu chứng nhẹ và vừa. NSAID không gây ra nhiều tác dụng phụ aspirin nhưng nhóm thuốc này gây ức chế chọn lọc men COX-2 và quá trình sản xuất prostaglandin ở thận. Gây ra tình trạng giảm lượng máu tuần hoàn đến thận và gây co thắt mạch máu. Đây là nguyên nhân trước thận trong việc hình thành bệnh suy thận.
  • Allopurinol: là loại thuốc được sử dụng khi gút ở giai đoạn cấp tính. Cần sử dụng thuốc thận trọng nếu có tiền sử suy thận cấp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp, hoạt chất trong thuốc có khả năng làm suy giảm chức năng hoạt động của thận.
  • Probenecid: được sử dụng hàng ngày để dự phòng bệnh gút trong trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn đầu. Thuốc có thể gây tác dụng phụ và làm phát sinh những vấn đề tại thận.
  • Colchicin: là thuốc đặc hiệu bệnh gút, thuốc chỉ có khả năng giảm thiểu cơn đau và dự phòng cơn đau phát sinh, không có tác dụng hạ axit uric nên không giảm thiểu được những biến chứng lên thận. Trong trường hợp bạn từng có tiền sử về các vấn đề ở thận, sử dụng Colchicin có thể dẫn đến bệnh suy thận mãn tính.

Thông tin trên chưa bao quát hết những loại thuốc được sử dụng trong điều trị gút có thể gây biến chứng lên thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thông tin đầy đủ hơn.

Suy thận là biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Bạn cần thận trọng trong việc điều trị và phòng ngừa để giới hạn phạm vi ảnh hưởng của bệnh nhằm bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi khuyến khích bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên phương pháp này có thật...
mẹo chữa bệnh gout bằng các phương pháp dân gian

Tổng hợp những mẹo chữa bệnh gout bằng phương pháp dân gian

Bệnh gout là một trong những bệnh lý về xương khớp rất phổ biến hiện nay. Căn bệnh này không...

những món ăn chữa bệnh gút

5 món ăn ngon và tốt cho người bị bệnh Gout

Các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá...

Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thể....

bệnh gout tái phát

Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh gout tái phát

Gout là bệnh lý không thể chữa trị hoàn toàn, mục đích của việc điều trị là giảm thiểu mức...

Người bệnh gút có ăn được THỊT VỊT không, tại sao?

Thịt vịt là thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của gia đình với nhiều cách chế biến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *