Những loại thuốc Tây y chữa bệnh Gout hiện nay

Colchicine, Corticosteroid, NSAID,… là các loại thuốc Tây y chữa bệnh gout được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc này có khả năng kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh Gout trong tương lai.

thuoc tay chua benh gut
Tìm hiểu những loại thuốc Tây y chữa bệnh Gout phổ biến

Những loại thuốc Tây y chữa bệnh gout phổ biến

Bệnh Gout là tình trạng axit uric dư thừa ở trong máu kết tinh thành những tinh thể bao quanh khớp – đặc biệt là khớp ngón chân cái. Các tinh thể này được gọi là muối urat.

Muối urat bao quanh khớp khiến khớp sưng viêm, đỏ, nóng rát và đau đớn. Khác với cơn đau của những bệnh lý xương khớp thông thường, cơn đau gout cấp tính thường rất dữ dội và đột ngột.

Để giảm thiểu triệu chứng của bệnh lý này, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để làm giảm cơn đau và kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh Gout.

1. Thuốc giảm đau và giảm viêm

Colchicine

Colchicine là thuốc chống viêm đường uống, được chỉ định khi cơn đau cấp tính phát sinh. Loại thuốc này làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế các muối urat và  giữ pH ở mức độ ổn định. Đây chính là những yếu tố ngăn chặn quá trình kết tủa tinh thể monosodium tại khớp.

chữa gout bằng tây y
Colchicine ngăn chặn quá trình kết tủa  tinh thể monosodium tại khớp

Vì có khả năng ức chế sự di chuyển của bạch cầu nên Colchicine cũng có tác dụng chống viêm không đặc hiệu (mức độ yếu).

Tuy nhiên thuốc không có khả năng thúc đẩy thải trừ acid uric qua đường nước tiểu.

Ngoài việc sử dụng khi cơn đau phát sinh, Colchicine còn được dùng để dự phòng triệu chứng khi sử dụng thuốc làm giảm nồng độ acid uric.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau quặn bụng
  • Rối loạn máu (hiếm gặp)

Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng chống chỉ định với thuốc Colchicine.

Corticosteroid

Corticosteroid là loại thuốc có khả năng chống viêm mạnh nhờ vào khả năng ức chế miễn dịch của cơ thể. Nhóm thuốc này hoạt động tương tự như cortisone do tuyến thượng thận tiết ra.

Corticosteroid có tác dụng chống viêm và kiểm soát cơn đau nhanh chóng. Dựa vào triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng Corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm.

Vì gây ra nhiều tác dụng không mong muốn nên loại thuốc này thường được dùng trong điều trị ngắn hạn. Lạm dụng Corticosteroid có thể gây tổn thương dây chằng, sụn và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Thèm ăn
  • Tăng cân
  • Dễ bầm tím
  • Nhiễm trùng

Bệnh nhân gặp các vấn đề về suy giảm miễn dịch như HIV/ AIDS, lao,… không nên sử dụng loại thuốc này.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau. NSAID ức chế prosgtaglandin – thành phần trung gian gây ra phản ứng viêm.

Prosgtaglandin được hình thành từ COX-1 và COX-2. Các NSAID tác động trực tiếp đến COX-1 và COX-2 nhằm làm giảm sản sinh progtaglandin.

  • COX-1 điều hòa các hoạt động của thận, mạch máu và cơ quan tiêu hóa. Do đó khi ức chế COX-1, các vấn đề xấu có thể phát sinh như suy thận, xuất huyết đường tiêu hóa,…
  • COX-2 có mặt trong toàn bộ cơ thể và được tạo ra do cảm ứng gây viêm. COX-2 bị ức chế sẽ giúp kiểm soát được tình trạng viêm mà không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan khác.

Do đó bệnh nhân đang điều trị loét dạ dày – tá tràng tiến triển, người có tiền sử xuất huyết dạ dày,… nên thận trọng khi sử NSAID. Để giảm tác dụng tiêu cực lên thận, cơ quan tiêu hóa và mạch máu, bạn có thể thuốc ức chế chọn lọc COX-2.

chữa gout bằng thuốc tây
Piroxicam thuộc nhóm thuốc NSAID được sử dụng để làm giảm cơn đau Gout cấp tính

Những loại thuốc NSAID phổ biến:

Tác dụng phụ của NSAID:

  • Nhức đầu
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ

NSAID có thể được dùng kết hợp với thuốc hạ acid uric trong 6 tuần – 12 tháng để ngăn chặn các cơn đau cấp tính.

ĐỌC NGAY: Phác đồ điều trị bệnh gout mới nhất hiện nay

2. Thuốc hạ axit uric

Allopurinol

Allopurinol là thuốc hạ axit uric được sử dụng phổ biến trong điều trị Gout.

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme xanthinoxydase (XOI). XOI có vai trò chuyển hóa các tiền chất như hypoxanthin và xanthin thành acid uric. Dựa vào cơ chế này, Allopurinol có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

chữa gout bằng tây y
Allopurinol ức chế enzyme xanthinoxydase (XOI) nhằm làm giảm acid uric trong máu

Allopurinol không tác động đến phản ứng viêm nên không có khả năng giảm đau. Thuốc được sử dụng nhằm kiểm soát nồng độ acid uric trong máu nhằm ngăn chặn các biến chứng của Gout.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Phát ban da
  • Đau dạ dày
  • Mẩn đỏ
  • Buồn nôn
  • Tăng men gan

Allopurinol có khả năng dị ứng cao. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc từng có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc hạ axit uric nào, cần chủ động thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng thuốc.

Febuxostat

Febuxostat hoạt động tương tự như Allopurinol. Thuốc được sử dụng ở đường uống nhằm làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Buồn nôn
  • Đau khớp
  • Đau cơ
  • Phát ban da nghiêm trọng

Khi bắt đầu dùng Febuxostat, cơn đau cấp tính có thể bùng phát. Để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp với Colchicine.

Lesinurad

Lesinurad là loại thuốc hạ acid uric mới được phê chuẩn (22/12/2015). Thuốc chỉ định khi những loại thuốc hạ acid uric khác không đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, sử dụng Lesinurad có thể làm tăng nguy cơ đối với tim mạch.

thuoc tay chua benh gut
Lesinurad có thể gây suy thận cấp khi dùng liều cao hoặc kết hợp với các thuốc hạ axit uric khác

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Đau đầu
  • Tăng creatinine trong máu
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Sỏi thận và các vấn đề về thận

Lesinurad có thể gây suy thận cấp khi sử dụng liều cao hoặc dùng kết hợp với các thuốc hạ axit uric khác.

Để giảm nguy cơ hình thành sỏi, bạn nên uống nhiều nước trong thời gian sử dụng Lesinurad.

Pegloticase

Pegloticase là thuốc hạ acid uric trong tiêm tĩnh mạch. Thuốc biến đổi acid uric thành allantoin – một thành phần được cơ thể đào thải dễ dàng.

Pegloticase được sử dụng khi thuốc ức chế XOI nhưng không làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Phản ứng dị ứng
  • Buồn nôn
  • Bầm tím
  • Đau họng
  • Táo bón
  • Đau ngực
  • Nôn

Pegloticase thường được tiêm 2 lần/ tuần tại cơ sở y tế. Để đề phòng phản ứng phản vệ, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc trước khi tiêm.

Sử dụng Pegloticase với bất cứ loại thuốc hạ acid uric nào khác có thể gây ra các phản ứng không mong muốn. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định kết hợp Pegloticase với bất cứ loại thuốc nào.

Probenecid

Probenecid có tác dụng thúc đẩy thận đào thải acid uric.

Thuốc tác động lên ống thận nhằm ức chế quá trình hấp acid uric tại cơ quan này. Khi acid uric không được hấp thụ, thành phần này sẽ đi vào nước tiểu và được thải ra bên ngoài.

Probenecid có khả năng làm giảm cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh Gout.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Sỏi thận
  • Nổi mẩn da
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau dạ dày

Probenecid được sử dụng hằng ngày – ngay cả khi không phát sinh triệu chứng. Để giảm nguy cơ sỏi thận, bạn nên uống đủ nước trong thời gian dùng thuốc.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh Gout

Gout là bệnh lý mãn tính và chưa thể điều trị hoàn toàn. Do đó, việc dùng thuốc hay các biện pháp khác chỉ có khả năng kiểm soát cơn đau và phòng ngừa biến chứng.

Dùng thuốc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tuyệt đối không tự ý thay đổi cách dùng, tăng giảm liều hay kết hợp các loại thuốc với nhau. Điều này có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc khiến các tình huống rủi ro phát sinh.

LỜI KHUYÊN: Thay vì sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và dễ tái phát đau gout khi thuốc hết tác dụng, đa số người bệnh lựa chọn thuốc Y học cổ truyền. Các bài thuốc Y học cổ truyền nguồn gốc thảo dược an toàn, không tác dụng phụ, điều trị bệnh gout hiệu quả từ gốc, duy trì hiệu quả lâu dài, chống tái phát.

Bên cạnh việc dùng thuốc, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh cũng tác động tích cực đến quá trình sản xuất và thải trừ acid uric trong máu. Kết hợp những yếu tố này với biện pháp điều trị chuyên sâu sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng, đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Chữa trị bệnh gout bằng thảo dược tự nhiên là một phương pháp hiệu quả

Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Bệnh Gout thường xảy ra do lượng axit uric trong cơ thể quá cao gây tích tụ lại ở các khớp xương. Vì vậy, chữa bệnh Gout bằng thảo dược...
nước uống giảm cơn đau gout

7 loại đồ uống tốt cho người bị Gout, kiểm soát acid uric

Bên cạnh khẩu phần ăn hằng ngày, người bệnh cũng nên chú ý đến những loại đồ uống tốt cho...

chăm sóc bệnh nhân bị gout

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Tiến triển của Gout phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy bạn...

Người bị bệnh gút có uống sữa được không, loại nào?

Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà người bệnh gút hoàn...

Chữa trị bệnh gout bằng thảo dược tự nhiên là một phương pháp hiệu quả

Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên

Bệnh Gout thường xảy ra do lượng axit uric trong cơ thể quá cao gây tích tụ lại ở các...

Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng lá lốt

Bí quyết đẩy lùi bệnh Gout bằng lá lốt

Bên cạnh cách điều trị bằng tây y, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ lá lốt để...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *