Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Bệnh gout cấp tính: cần chặn đứng ngay từ giai đoạn ban đầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh gout cấp tính là giai đoạn tinh thể urat đã lắng đọng tại khớp và gây viêm, đau dữ dội. Người bệnh cần chủ động điều trị sớm để ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

bệnh gout cấp tính là gì
Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cấp tính

Tìm hiểu về bệnh gout cấp tính

Gout là bệnh viêm khớp phát triển do nồng độ axit uric trong máu cao vượt mức cho phép. Khi nồng độ axit uric đạt đến một mức nhất định, các tinh thể muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại khớp (thường là khớp ngón chân cái) khiến khớp sưng viêm và đau đớn dữ dội.

Bệnh gout cấp tính là giai đoạn tinh thể urat mới lắng đọng ở khớp (thường chỉ mới xuất hiện tại một khớp). Dấu hiệu để nhận biết gout ở giai đoạn cấp tính là cơn đau đột ngột kéo dài từ 3 – 10 ngày.

Nếu không ngăn chặn và điều trị gout cấp tính, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Gout mãn tính được đánh giá là giai đoạn gây suy nhược cơ thể mạnh mẽ, đồng thời làm tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

1. Triệu chứng nhận biết gout cấp tính

Đau, sưng viêm và đỏ ở khớp là triệu chứng đặc trưng của cơn đau gout cấp tính. Cơn đau có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào. Nếu phát sinh vào ban đêm, mức độ của cơn đau có thể khiến bạn mất ngủ và mệt mỏi.

Ngoài ra, cơn đau gout cũng có thể xuất hiện khi có va chạm vật lý tại khớp tổn thương. Khi bị gout, bạn sẽ nhận thấy khớp khó khăn khi di chuyển và vận động. Nếu cố gắng di chuyển, cơn đau có thể xuất hiện ngay lập tức.

Triệu chứng của bệnh gout cấp tính thường nặng nề nhất trong 12 – 24 giờ đầu tiên. Sau đó cơn đau có thể kéo dài âm ỉ đến 10 ngày.

2. Nguyên nhân gây gout cấp tính

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout là do dư thừa axit uric trong máu. Axit uric được cơ thể sản xuất trong quá trình phân hủy purin – hợp chất có trong các loại thực phẩm như thịt, hải sản,…

triệu chứng gout cấp tính
Khi axit uric tăng cao, muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại khớp

Axit uric được sản sinh sẽ hòa tan trong máu, sau đó được thận đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên nếu được sản xuất quá nhiều hoặc quá trình bài tiết suy giảm, axit uric có thể tích tụ trong máu. Khi nồng độ axit uric đạt đến một mức nhất định, muối urat sẽ xuất hiện tại khớp và gây sưng viêm.

3. Yếu tố rủi ro

Các yếu tố làm tăng axit uric trong máu, bao gồm:

  • Tuổi tác và giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới – nhất là nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên.
  • Nghiện rượu: Sử dụng rượu thường xuyên có thể gây ức chế quá trình bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa purin: Purin có trong những thực phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, hải sản, trứng,…). Do đó nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này, cơ thể sẽ tăng sản xuất axit uric.
  • Di truyền: Bệnh gout hay chứng tăng axit uric trong máu có thể di truyền ở những người thân cận huyết.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate có thể ngăn chặn quá trình bài tiết và làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Phơi nhiễm chì: Phơi nhiễm chì ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Thận giảm chức năng bài tiết khiến axit uric không được đào thải và tích tụ trong máu.
  • Béo phì: Những người thừa cân – béo phì dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến tình trạng dư thừa axit uric.
  • Suy thận và các vấn đề về thận: Các bệnh lý này làm giảm hiệu quả thanh lọc và bài tiết của thận, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao.

Ngoài ra bệnh nhân có bị cao huyết áp, tiểu đường, suy tuyến giáp,… được xác định có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

4. Biến chứng do bệnh gout cấp tính

Bệnh gout cấp tính chỉ gây ra các cơn đau dữ dội và làm giảm phạm vi chuyển động của khớp. Tuy nhiên nếu không ngăn chặn từ sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng nặng nề. Các biến chứng có thể gặp phải, bao gồm:

Xuất hiện hạt tophi

Hạt tophi là tập hợp muối urat tích tụ tại khớp. Khi hạt tophi xuất hiện, khớp có thể bị biến dạng và xuất hiện cơn đau mãn tính. Hạt tophi làm hạn chế khả năng vận động và phá hủy toàn bộ khớp nếu không được điều trị.

Tổn thương thận

Khi nồng độ axit uric tăng cao, muối urat có thể tích tụ tại bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Khi muối urat tại thận, cơ quan này sẽ bị tổn thương và giảm chức năng lọc chất thải.

Chẩn đoán bệnh gout cấp tính

Bệnh gout có triệu chứng tương tự như các bệnh viêm khớp thông thường. Do đó không thể chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng.

bệnh gout cấp có chữa được không
Xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu, CT,… thường được thực hiện để chẩn đoán gout cấp tính

Các xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán bệnh gout cấp tính:

Xét nghiệm dịch khớp

Dịch khớp của bệnh nhân gout cấp tính thường có chứa các tinh thể urat. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch và xác định sự hiện diện của muối urat thông qua kính hiển vi.

Nhiễm trùng tại khớp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cơn đau gout cấp tính. Do đó, xét nghiệm dịch khớp còn loại trừ khả năng nhiễm trùng.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ axit uric. Tuy nhiên không phải người có nồng độ axit uric cao đều mắc bệnh gout cấp tính. Do đó bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác.

Siêu âm hoặc CT

Cho phép bác sĩ quan sát được các tinh thể urat lắng đọng xung quanh khớp.

Chụp X-Quang

Được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ khớp sưng viêm do các nguyên nhân khác.

Điều trị bệnh gout cấp tính

Bệnh gout là dạng viêm khớp mãn tính không thể chữa trị. Do đó các phương pháp được áp dụng nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.

Dùng thuốc là biện pháp chính trong quá trình điều trị bệnh gout cấp tính. Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

1. NSAID (thuốc chống viêm không steroid)

NSAID hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có khả năng chống sưng viêm và giảm đau nhanh chóng.

thuốc điều trị gout cấp tính
NSAID hoạt động bằng cách giảm sinh tổng hợp thành phần trung gian gây viêm – prostaglandine

NSAID hoạt động bằng cách giảm sinh tổng hợp prostaglandin – tiền chất trong phản ứng gây viêm thông qua hoạt động ức chế COX. Vì tác động đến COX nên NSAID có thể làm tổn thương niêm mạc và gây loét dạ dày. Nếu bạn có gặp phải các tác dụng phụ này, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định thuốc ức chế COX-2 để thay thế.

Thuốc ức chế COX-2 là nhóm thuốc nhỏ của NSAID có khả năng chống viêm, giảm đau bằng cách hạn chế sinh tổng hợp prostaglandin thông qua hoạt động ức chế chọn lọc COX-2. COX-2 có mặt trong toàn bộ cơ thể nên khi ức chế, phản ứng viêm và đau sẽ được cải thiện nhưng không ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.

NSAID thường được dùng để điều trị cơn đau gout cấp tính, bao gồm:

2. Corticosteroid

Corticosteroid được sử dụng khi cơn đau không đáp ứng với NSAID. Nhóm thuốc này hoạt động tương tự như cortisone tự nhiên trong cơ thể. Corticosteroid chống viêm, giảm đau bằng cách ức chế hệ miễn dịch.

Loại thuốc này có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Tuy nhiên corticosteroid chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây tổn thương nghiêm trọng lên các cơ quan bên trong cơ thể.

3. Colchicine

Colchicine là thuốc điều trị bệnh gout cấp tính phổ biến. Tuy nhiên loại thuốc này ít được sử dụng vì độc tính cao và có nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ nguy hiểm.

gout cấp uống thuốc gì
Colchicine là thuốc điều trị bệnh gout cấp tính được sử dụng phổ biến

NSAID, Corcosteroid, Colchicine là những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị gout cấp tính. Những loại thuốc này có khả năng cải thiện cơn đau và các triệu chứng của gout.

Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào.

Biện pháp khắc bệnh gout cấp tính tại nhà

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn cân bằng giá trị dinh dưỡng, cải thiện cân nặng và giảm sản xuất axit uric. Khi nồng độ axit uric trong máu giảm, cơn đau và các triệu chứng của bệnh gout sẽ ít xuất hiện hơn trước.

đau gout cấp nên ăn gì
Bệnh nhân gout cấp tính cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học để làm giảm axit uric trong máu

Cần hạn chế bổ sung các thực phẩm chứa nhiều purin, như:

  • Măng tây
  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Hải sản
  • Gan
  • Nấm

Ngoài ra, bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia. Rượu bia khi được thu nạp sẽ sản sinh axit lactic – thành phần này cạnh tranh bài tiết với axit uric khiến cơn đau gout có nguy cơ phát sinh.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân gout cấp cũng nên luyện tập thể thao thường xuyên. Hoạt động thể chất sẽ tăng cường quá trình trao đổi và thanh lọc cơ thể. Đồng thời tăng phạm vi chuyển động, thúc đẩy phục hồi tổn thương ở khớp và các mô mềm xung quanh.

Bệnh gout cấp tính có thể được ngăn chặn nếu bạn thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với lối sống và chế độ ăn lành mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng sữa chua

Bí quyết chữa bệnh Gout bằng sữa chua đúng cách

Chữa bệnh gout bằng sữa chua là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, không có nhiều người biết đến cách chữa trị này. Những thông tin...

Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất

Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người...

Nhiễm trùng hạt tophi

Phương pháp điều trị nhiễm trùng hạt tophi

Nhiễm trùng hạt tophi là tình trạng nguy hiểm xuất hiện trong giai đoạn bệnh gút mãn tính. Tình trạng...

Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

Thịt là một trong những thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho mọi đối...

Những loại thuốc Tây y chữa bệnh Gout hiện nay

Colchicine, Corticosteroid, NSAID,… là các loại thuốc Tây y chữa bệnh gout được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc...

Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng sữa chua

Bí quyết chữa bệnh Gout bằng sữa chua đúng cách

Chữa bệnh gout bằng sữa chua là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn. Tuy nhiên, không có nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.