Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thịt đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng đối với người bệnh gút lại là thực phẩm cần kiêng cữ. Nhưng có nhất thiết người mắc bệnh gút lại kiêng cữ tuyệt đối loại thực phẩm? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

bị bệnh gút ăn được thịt đỏ không?
Bị bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? – Giải đáp thắc mắc

Tìm hiểu thịt đỏ là thịt gì?

Có khá nhiều người sẽ không định nghĩa được thịt đỏ là thịt của loài động vật nào. Hiểu một cách đơn giản, thịt đỏ là tên gọi chung của một số loại thịt có màu đỏ khi còn tươi và sau khi được chế biến thành món ăn sẽ chuyển sang màu trắng. Nhưng ở một số loại thịt có thể chế biến ở dạng tái, chỉ có lớp ngoài chín tới và phần thịt bên trong vẫn có màu đỏ.

Các loại thịt đỏ được biết đến nhiều nhất là: thịt bò, thịt lợn, thịt chó, thịt bê, thịt cừu, thịt ngựa,… Trong nhóm thực phẩm này, chất đạm (protid) là thành phần dưỡng chất chiếm khá lớn cùng với đó là các khoáng chất và vitamin khác.

Đối với hàm lượng protid có trong thịt đỏ nói riêng và các loại thịt khác nói chung, dưỡng chất này đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể, hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu, hoạt động về thần kinh, hô hấp, sinh dục,… Bên cạnh đó, protid còn tham gia vào việc giúp cơ thể duy trì được nồng độ kẽm.

Ngoài ra, protid còn quyết định đến sự cố định của môi trường trao đổi chất. Dưỡng chất này sẽ tạo áp lực keo cho huyết tương và duy trì áp lực đó ở mức cố định. Đồng thời, hỗ trợ làm hạn chế một số tình trạng rối loạn một số bệnh lý nguy hiểm ở người cao tuổi.

Chính vì những lợi ích đã được kể đến, thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe của con người để duy trì chất lượng thể chất và tinh thần. Bạn nên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn mỗi ngày.

thịt đỏ là thì thịt gì?
Thịt đỏ được hiểu nôm na là loại thịt có màu đỏ khi còn tươi và chuyển sang màu trắng sau khi được chế biến thành món ăn

Sự chuyển hóa của thịt đỏ thành acid uric trong cơ thể

Khi dung nạp vào cơ thể các món ăn được chế biến từ các loại thịt đỏ, trong quá trình tiêu hóa, cơ thể sẽ sản sinh các loại enzyme xúc tác để chuyển hóa thức ăn thành các dạng năng lượng. Một số enzyme xúc tác điển hình như: xanthinoxydase, nucleaesa và hypoxanthinoxydase.

Lúc này, thành phần protid trong thịt đỏ sẽ trải qua quá trình chuyển hóa thành acid amin, rồi thành nhân purin, xanthin và cuối cùng là acid uric. Như vậy, thành phần cuối cùng khi kết thúc quá trình chuyển hóa protid trong thịt đỏ là acid uric. Nếu hàm lượng này ở mức dư thừa sẽ trở thành nhân tố chính gây nên bệnh gout.

Xem thêmBệnh gút có ăn được hải sản không? (tôm, cua, mực, hàu, ốc…)

Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? – Giải đáp thắc mắc

Như vừa mới đề cập, thịt đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là hàm lượng protid dồi dào cùng với vitamin E, vitamin B6, B12. Tuy nhiên, các đối tượng mắc bệnh gút hoặc người mắc hội chứng nồng độ acid uric cao trong máu thì không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân chính là do thành phần trong thịt đỏ có sự hiện diện của một số dưỡng chất làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu – protid.

Khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ thì đồng nghĩa với việc đưa một lượng lớn các dưỡng chất vào trong cơ thể, bao gồm cả protid. Sau quá trình tiêu hóa, dưỡng chất protid sẽ chuyển hóa thành acid uric. Nhưng vì cơ thể dung nạp một lượng lớn đã khiến lượng acid uric bị dư thừa. Khi đó, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng trong quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong máu. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ làm nồng độ acid uric vượt mức giới hạn.

Lượng acid uric trong máu vượt mức sẽ khiến cho các tinh thể urat bị lắng đọng ở các khớp ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân,… và sinh ra bệnh gút. Cơn đau gút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng mỗi ngày và ở liều lượng nhiều.

Chính vì vậy, người bị gút không được ăn các món ăn chế biến từ thịt đỏ. Bên cạnh đó, không chỉ người bị gút kiêng ăn thịt đỏ mà các đối tượng khác cũng cần sử dụng thịt đỏ một cách hợp lý để phòng tránh một số bệnh lý khác có thể phát sinh như: bệnh tim mạch, huyết áp,…

bị gút ăn thịt đỏ được không?
Protid có trong thịt đỏ sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, điều này sẽ không tốt cho các đối tượng mắc bệnh gout

Đừng bỏ qua: Acid Uric có trong thực phẩm nào? – Bệnh nhân gút cần biết

Điều chỉnh chế độ ăn thịt đỏ cho người bị gút

Mặc dù thịt đỏ là một trong những thực phẩm làm tăng nồng độ acid uric trong máu và sinh ra bệnh gút nhưng không phải vì thế mà các đối tượng mắc phải căn bệnh này bắt buộc phải kiêng cữ hoàn toàn. Nguyên nhân khác là vì protid là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì hoạt động cho một số quá trình trong cơ thể.

Muốn đảm bảo chất lượng thể lực cũng như phòng tránh bệnh tình trở nặng, người bệnh gút cần điều chỉnh chế độ ăn thịt đỏ sao cho hợp lý. Cụ thể hơn:

1. Người bị gút ăn bao nhiêu thịt đỏ là đủ?

Theo sự nghiên cứu ở Mỹ, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các đối tượng mắc bệnh gút không nên ăn quá 500gr thịt đỏ chín mỗi tuần. Đồng thời không nên ăn một lần 500gr thịt đỏ, tốt nhất nên phân tán nhỏ thành nhiều bữa ăn trong tuần. Bên cạnh đó, nên tránh dùng các loại chế phẩm từ thịt đã được làm sẵn như giăm bông, xúc xích, lạp xưởng,…

Trong khi đó, ở Anh thì Bộ Y tế cũng khuyến cáo các đối tượng mắc bệnh gút không nên ăn nhiều hơn 90gr thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến mỗi ngày và cần giảm xuống còn 70gr. Mức độ này sẽ giúp người bệnh phòng tránh các cơn đau tái phát đột ngột.

người bị gút ăn bao nhiêu thịt đỏ là đủ?
Người bệnh gút nên ăn 500gr – 700gr thịt đỏ mỗi tuần và nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong tuần

2. Một số lưu ý khi chế biến thịt đỏ cho người bị gút

Đối với các đối tượng mắc bệnh gút thì cách chế biến món ăn cũng đóng vai trò quá quan trọng để không tạo áp lực lớn cho cơ thể cũng như quá trình đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo người bệnh gút nên ăn các món ăn chế biến từ thịt đỏ đã được nấu chín kỹ. Nên ăn ở dạng luộc, kho, hấp thay vì ăn các món nướng hoặc chiên nhiều dầu mỡ. Bởi vì, lượng dầu mỡ khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cho việc đào độc tố và chất dư thừa ở gan trở nên khó khăn hơn.

3. Người bệnh gút có thể ăn gì để thay thế thịt đỏ?

Nếu thành phần ăn thịt đỏ bị cắt giảm, người bệnh gút có thể ăn một số loại thịt khác để đảm bảo chất lượng thể chất. Tốt nhất, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm chứa ít hàm lượng purin và giàu khoáng chất, vitamin, axit amin bồi bổ cơ thể. Một số loại thịt mà người bị gút có thể ăn được như:

  • Thịt ức gà: Thịt gà tuy là thực phẩm không tốt cho cho người bệnh gút nhưng phần ức gà lại chứa khá ít hàm lượng purin, do đó, người bệnh hoàn toàn có thể ăn được. Bên cạnh đó, phần ức gà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể;
  • Thịt heo: Đây là loại thịt đỏ song hàm lượng purin thấp nên không làm ảnh hưởng quá lớn đến quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên ăn 200 gr. bữa và mỗi tuần ăn 2 – 3 bữa;
  • Một số loại cá sông, cá nước ngọt: cá diêu hồng, cá quả, cá trám, cá chép,… Đa phần, cá sông có chứa hàm lượng purin thấp (từ 50  đến < 150/ 100gr cá) nên người bệnh gút có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
điều chỉnh chế độ ăn thịt đỏ cho người mắc bệnh gút
Thay vì ăn nhiều thịt đỏ, người bị gút có thể ăn thịt ức gà, thịt cá sông, thịt heo,…

4. Một số lưu ý khác cho người bị gút

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn thịt đỏ sao cho không để cơn đau khớp tái phát nặng, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên người bị gút nên tuân thủ theo một số nguyên tắc ăn uống và sinh hoạt cụ thể như sau:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: hải sản, nội tạng động vật, măng tây, măng chua, nấm, giá đỗ,…;
  • Nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa ít nhân purin như: bông cải xanh, quả anh đào, trứng, bơ, sữa,…;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn của chuyên gia. Bên cạnh đó, có thể uống một số loại nước ép, nước sinh tố từ củ quả, trái cây tươi;
  • Luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý;
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh áp lực hay căng thẳng quá mức. Đồng thời, hạn chế thức quá khuya và nên tạo thói quen đi ngủ khoa học;
  • Dành thời gian tham gia các môn thể thao vận động cơ thể vừa sức như: đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền, yoga, bơi lội, cầu lông,… Điều này không chỉ tăng khả năng vận động xương khớp, tránh tình trạng đau nhức gút mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh lý có thể khởi phát.

Tóm lại, người mắc bệnh gút không nhất thiết phải kiêng cữ hoàn toàn các món ăn được chế biến từ thịt đỏ nhưng chỉ ăn với liều lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tình. Các chuyên gia còn khuyên các đối tượng bị bệnh gút nên ăn thịt đỏ đã được nấu kỹ và nên chế biến ở dạng luộc hấp thay vì nướng hay chiên cùng với dầu mỡ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?

Nước cam là loại đồ uống giải khát ngon miệng, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Loại đồ...

Người bị bệnh Gout không được ăn những loại cá này

Theo các bác sĩ xương khớp, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại cá có cơ thịt đỏ...

12 Thực Phẩm Chức Năng Trị Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện Nay

Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gout là giải pháp giúp làm nhẹ các cơn đau do...

Bệnh gút có ăn được cà chua không, ăn bao nhiêu?

Bệnh gút có ăn được cà chua không, ăn bao nhiêu là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi...

Người Bệnh Gút Có Ăn Được Chuối Không? Loại Nào Tốt?

Chuối là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Nhiều người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *