5 bài tập Yoga hỗ trợ và điều trị bệnh Gout

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Yoga là bộ môn đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những động tác vật lý cùng với việc điều hòa hơi thở. Vì vậy bộ môn này tác động đến toàn bộ cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Gout là bệnh lý hình thành do rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Các động tác từ yoga sẽ hỗ trợ quá trình đào thải của thận, từ đó giúp hạ nồng độ thành phần này, cải thiện cơn đau gout cho người bệnh.

yoga trị bệnh gout
Các động tác yoga có khả năng hỗ trợ và điều trị Gout

Tham khảo thêm: Cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời

5 bài tập yoga hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Các bài tập yoga trị bệnh gout cần tập trung vào tác dụng tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy chuyển hóa thành phần để giải phóng axit uric ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân gout thường xuyên gặp các cơn đau nhức nên hạn chế những động tác khó và phức tạp, vì các động tác này gián tiếp khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Chúng tôi đã tổng hợp 5 bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh gout, giúp người bệnh kiểm soát cơn đau và các triệu chứng từ bệnh.

1. Ngồi thiền

Ngồi thiền là tư thế quen thuộc trong yoga. Động tác này rất đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại giúp điều hòa hơi thở, cân bằng các cơ quan, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất.

Ngoài ra, khi ngồi thiền bạn sẽ giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng lên hệ thống thần kinh, giúp cơ thể nhẹ nhàng và não bộ tỉnh táo. Động tác này không đòi hỏi người thực hiện phải vận động nhiều nên thích hợp với bệnh nhân gout thường xuyên gặp các cơn đau nhức ở khớp.

ngồi thiền trong yoga trị bệnh gout
Ngồi thiền đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Thực hiện:

  • Ngồi xếp bằng trên sàn nhà
  • Tay buông lỏng đặt lên đùi
  • Thẳng lưng và mắt hướng thẳng
  • Nhắm mắt và hít thở nhẹ nhàng
  • Duy trì động tác trong vòng 3 phút.

Bạn nên ngồi thiền vào buổi sáng để cơ thể và các cơ quan khởi động, chuẩn bị hoạt động cho một ngày mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện vào buổi tối, để điều hòa cơ thể, giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn. Nếu có thể, hãy thực hiện động tác 2 lần/ ngày để tác động tích cực đến bệnh lý và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Tư thế rắn hổ mang (Sphinx)

Tư thế rắn hổ mang giúp cải thiện hệ thống xương, nhất là vùng đốt sống thắt lưng, giúp bạn dẻo dai và linh hoạt hơn. Động tác còn giúp điều hòa hơi thở, cân bằng hàm lượng máu tuần hoàn và hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Thực hiện:

  • Nằm sấp, hai chân mở bằng hông
  • Tay thả lỏng, trán chạm nhẹ xuống sàn
  • Chống tay xuống sàn nhà, nâng phần thân trên
  • Giữ nguyên phần thân dưới, hít thở nhẹ nhàng
  • Duy trì tư thế trong khoảng 1 phút
  • Thực hiện từ 3 – 5 lần

Tư thế rắn hổ mang không chỉ có tác dụng trong việc điều trị gút mà còn hỗ trợ chữa trị các bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệmgai cột sống,…

3. Tư thế chiến binh

Tư thế này đòi hỏi người thực hiện phải vận động toàn bộ cơ thể, tác động sâu đến xương khớp và cơ bắp. Nếu hai động tác trên giúp bạn điều hòa cơ thể thì động tác này lại đốt cháy calo, giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải, giảm thiểu nguy cơ béo phì – thừa cân.

Tình trạng thừa cân gây ra nhiều bất lợi đối với bệnh nhân gút nói riêng và các bệnh viêm khớp mãn tính nói chung. Vì vậy, bạn cần có ý thức trong việc duy trì cân nặng và vóc dáng phù hợp, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.

tư thế chiến binh trong yoga trị bệnh gout
Tư thế chiến binh giúp bệnh nhân gout kiểm soát cân nặng

Thực hiện:

  • Chân phải bước về phía sau, chân trái khuỵu xuống một gốc 90 độ
  • Chắp hai bàn tay lại và đưa cao hơn đầu
  • Kéo cơ thể về phía sau và hít thở đều đặn
  • Thực hiện tương tự với chân còn lại

Mỗi bên bạn nên thực hiện khoảng 10 – 15 lần tùy vào thể trạng và tình hình sức khỏe. Nếu cơn đau xuất hiện khi đang thực hiện, bạn nên dừng tập và dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu cố gắng tập khi phát sinh cơn đau, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Tư thế em bé (Child Pose)

Tư thế em bé là một trong những động tác phổ biến trong yoga. Tư thế này tác động đến hông, mông, đùi, mắt cá chân, cổ, vai và lưng. Khi thực hiện động tác này, bạn phải đảm bảo bụng đói và cách bữa ăn gần nhất từ 4 – 5 giờ. Nếu thực hiện khi thức ăn chưa được tiêu hóa, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những phản ứng như khó chịu, đầy hơi hoặc tức bụng.

tư thế em bé trong yoga trị bệnh gout
Tư thế em bé không dành cho bệnh nhân gout bị cao huyết áp

Thực hiện:

  • Ngồi lên sàn, chân gập lại và mu bàn chân tiếp xúc với mặt sàn
  • Gập người về phía trước hai đùi, trán chạm sàn
  • Đưa lên qua đầu và buông lỏng
  • Thở đều đặn
  • Duy trì từ 1 – 3 phút

Trong trường hợp bệnh nhân gout mắc bệnh huyết áp cao, bạn nên tránh tư thế này. Những người đang bị tiêu chảy, chấn thương ở hông, đầu gối cũng nên hạn chế thực hiện tư thế em bé, thay vào đó hãy ngồi thiền để giảm tác động vật lý lên xương khớp.

5. Tư thế nằm ôm gối

Tư thế này có tác dụng tương tự tư thế em bé. Bạn nên kết hợp tư thế này với nhiều động tác khác để tác động đến toàn bộ các vị trí xương khớp nhằm cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa, tay chân thả lỏng
  • Nâng hai bên gối lên phần trên cơ thể, dùng tay kéo về phía cổ
  • Cổ và đầu nâng nhẹ và hướng về phía bụng
  • Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

Yoga có rất nhiều động tác nên có thể tham khảo thêm những động tác khác để thiết lập quy trình luyện tập phù hợp với bản thân. Bên cạnh chế độ tập luyện, bạn cần duy trì thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và cân đối để giảm quá trình tăng sinh axit uric trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Tất tần tật cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời

Những cơn đau gout thường xuyên tái phát không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tham khảo...
Gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan....

Đậu đen có tốt cho người bị bệnh gút không?

Đậu đen có tốt cho người bệnh gút không?

Bệnh nhân gút có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh...

Người bị bệnh gút có uống sữa được không, loại nào?

Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà người bệnh gút hoàn...

Tìm hiểu cách chữa gout bằng bưởi và mướp đắng

Bài thuốc chữa gout bằng bưởi và mướp đắng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, chữa gout bằng bưởi và mướp đắng cũng là một trong những cách...

Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 10 trái cây tốt nhất

Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *