Bệnh gút có ăn được hải sản không? (tôm, cua, mực, hàu, ốc…)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chế độ ăn uống của người bệnh gút đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình dưỡng bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng. Trong đó, “bệnh gút có ăn được hải sản không” là một trong những từ khóa mà phần đông đối tượng đang mắc phải căn bệnh này đang quan tâm và tìm kiếm câu trả lời chính xác. Để giải đáp thắc mắc này, đội ngũ chuyên gia trang thuocdantoc.vn sẽ hỗ trợ bạn trong việc làm rõ vấn đề này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

bệnh gút có ăn được hải sản không?
“Bệnh gút có ăn được hải sản không?” là một trong những từ khóa được khá nhiều người bệnh tra cứu và đi tìm lời giải đáp chính xác nhất

Trong những ngày gần đây, hộp thư điện tử thuocdantoc.vn nhận khá nhiều câu hỏi từ nhiều bạn đọc giả cùng có thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống của người mắc bệnh gút. Một trong số đó là của bạn Nguyễn Chiêu Đan Anh với nội dung như sau:

“Thưa bác sĩ. Ba của cháu đã sống chung với căn bệnh gút hơn một năm nay. Trong suốt thời gian qua, ông luôn cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho không để bệnh trở nặng, đồng thời, kiêng cữ một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bia rượu. Tuy nhiên, ba của cháu rất thích ăn hải sản nhưng mẹ cháu không cho bởi bà lo sợ hàm lượng đạm có trong loại thực phẩm này khiến bệnh tình trở nặng hơn. Vậy, người bệnh bị gút có nhất thiết phải kiêng cữ hải sản? Mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ.”

(Nguyễn Chiêu Đan Anh, 23 tuổi, Sóc Trăng)

Câu hỏi của bạn Đan Anh cũng chính là thắc mắc của phần đông người mắc bệnh gút. Câu trả lời sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây:

Bệnh gút có ăn được hải sản không? Chuyên gia nói gì?

Để trả lời câu hỏi “Bị bệnh gút có ăn được hải sản không?“, trước hết, bạn Đan Anh cũng như các bệnh nhân khác cần nắm rõ một số thông tin cơ bản của bệnh gút cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Gout (gút) là một trong những bệnh lý được gắn liền với tên gọi “bệnh của nhà giàu”. Đây là tình trạng viêm khớp mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới với độ tuổi trên 30. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ, kèm theo đó là cảm giác đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần, chúng thường tập trung ở ngón tay, ngón chân, bàn chân, mắt cá chân,…

Một trong những nguyên nhân điển hình gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Lượng axit uric này được tạo ra bên trong cơ thể do quá trình phân hủy thực phẩm có chứa nhân purin. Khi đó, các tinh thể dư thừa bị ứ đọng tại các khớp và hình thành nên tình trạng viêm.

Thông thường, lượng axit uric sẽ được hòa tan trong máu và bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua việc tiểu tiện. Nếu lượng axit này chiếm quá nhiều sẽ gây ra không ít khó khăn trong việc đào thải tất cả ra ngoài. Chính vì thế, chúng bị ứ đọng tại các khớp khiến khớp bị viêm, lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy và sinh ra bệnh gút.

bệnh gút có ăn được hải sản không?
Cơn đau gút thường trở nên dữ đội và có cảm giác như kim châm vào các khớp

Trở lại với vấn đề “Người mắc bệnh gút có được ăn hải sản không?”. Theo các chuyên gia, hải sản là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Một số dưỡng chất điển hình như: canxi, kẽm, sắt, kali, đồng,… Ngoài ra, hải sản còn chứa nhiều chất đạm, khoáng chất, vitamin khác, đặc biệt chứa rất ít chất béo no và axit béo không no.

Mặt khác, hàm lượng purin có trong hải sản lại chiếm tỷ trọng khá cao. Điều này sẽ không hề tốt cho sức khỏe của các đối tượng bị bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn hải sản những chỉ cần hạn chế và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, chất đạm đóng vai trò khá quan trọng trong việc vận hành hoạt động của cơ thể. Do đó, cơ thể không thể thiếu hụt dưỡng chất này bằng việc kiêng cữ không phù hợp. Đối với người mắc bệnh gút thì chỉ nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày 1 gram chất đạm cho 1 kg cân nặng và tuyệt đối không được vượt quá tiêu chuẩn này.

Ngược lại, nếu người bị gút dung nạp vào cơ thể vượt mức tiêu chuẩn thì có khả năng cao cơn đau nhức sẽ hoành hành nhiều khi về đêm hoặc khi trở trời.

Từ những lý lẽ cho thấy, người bị gút không nhất thiết phải loại bỏ hải sản ra khỏi thực đơn mỗi ngày. Những đối tượng này hoàn toàn có thể ăn được hải sản nhưng cần ăn vừa đủ, ăn đúng cách để kiểm soát bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng.

bị bệnh gút có ăn được hải sản không?
Người bệnh gút có thể ăn được các loại hải sản nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ

Điều chỉnh chế độ hải sản cho người mắc bệnh gút

Như vừa được đề cập, người bị gút hoàn toàn ăn được hải sản nhưng cần phải biết cách ăn như thế nào là tốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh gút cần ghi nhớ trong việc điều chỉnh chế độ ăn hải sản sao cho phù hợp:

Người bị gút ăn bao nhiêu lượng hải sản là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để phòng tránh tình trạng bệnh gút trở nặng, các đối tượng này chỉ nên ăn 1gram chất đạm trên 1kg cân nặng. Nói theo cách dễ hiểu hơn, nếu trọng lượng cơ thể là 60kg thì bạn chỉ được ăn 60gr chất đạm có trong hải sản mỗi ngày.

Bên cạnh đó, thay vì nướng hay chiên cùng với nhiều dầu mỡ, người bị gút nên ăn hải sản ở dạng luộc, hấp hoặc nấu ở dạng cạnh, soup. Bởi lượng dầu mỡ cũng có thể tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

Thay thế hải sản bằng các thực phẩm khác

Ngoài việc ăn hải sản, người bị gút có thể ăn các loại cá sống hay các thực phẩm chứa ít nhân purin khác để tránh sự nhàm chán cũng như phòng ngừa tình trạng gia tăng nồng độ axit uric có trong máu. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích người bệnh gút sử dụng như: một số loại rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc,…

Đồng thời, cần hạn chế tối đa việc dung nạp vào cơ thể các thức ăn chứa nhiều purin như: thịt đỏ (thịt chó, thịt dê, thịt bò,…), nội tạng động vật, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại rau củ (măng chua, đậu Hà Lan, giá đỗ,…), dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, trái cây chua,…

Xem thêm: Bị Bệnh Gout Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Trái Cây Tốt Nhất

bệnh gút có ăn được hải sản không?
Người bệnh gút tuyệt đối không được ăn hải sản liên tục trong nhiều ngày liền, điều này có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn

Hạn chế ăn các loại hải sản chứa hàm lượng purin cao

Hàm lượng purin có trong mỗi thực phẩm là khác nhau. Do đó, người bệnh gút cần cân nhắc trong việc lựa chọn thực phẩm để sử dụng, đặc biệt là các loại hải sản giàu hàm lượng purin như:

  • Sò: Vì hàm lượng purin có trong sò chiếm rất cao nên khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể khiến cơn đau tăng cao, thậm chí còn có khả năng gây nên những cơn đau nhức liên hồi và cực kỳ khó chịu;
  • Cá ngừ: Trong cá ngừ có chứa nhiều purin nên khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, từ đó hình thành nên cơn đau dữ dội ở các khớp;
  • Cá cơm, cá trích: Những loại cá này chứa nhiều chất đạm và mỡ. Việc lạm dụng sẽ khiến cơ thể người bệnh không kịp phản ứng với các dưỡng chất này.

Không nên ăn đồng thời hải sản cùng với thực phẩm chứa nhiều canxi

Khi ăn đồng thời hải sản và các thực phẩm chứa nhiều canxi cùng một lúc sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng hấp thụ protein. Mặt khác, hàm lượng canxi trong hải sản khi kết hợp với lượng tanin trong hoa quả sẽ tạo thành phức hợp canxi khó hòa tan. Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe và sự động của dạ dày, đường ruột. Nhiều trường hợp khác có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.

Một số loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh gút cần tránh ăn cùng lúc với hải sản như: khoai lang, sữa, các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, cam, hạt hạnh nhân, các loại đậu non còn nguyên vỏ,…

Kiêng uống bia khi ăn hải sản

Nhâm nhi một ít bia khi ăn hải sản là một ý tưởng tuyệt vời và dần trở thành thói quen thường thấy ở rất nhiều người. Riêng với người mắc bệnh gút thì điều này là không nên. Bởi việc uống bia trong khi ăn hải sản càng khiến cho nồng độ axit uric có trong máu cao hơn, từ đó có thể khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác cũng chính là “thủ phạm” có khả năng gây nên bệnh gút.

Mặt khác, nếu lượng axit uric không được đào thải hết ra khỏi cơ thể không chỉ khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn mà còn có khả năng sinh bệnh sỏi thận.

Không nên uống trà sau khi ăn hải sản

Nếu trong quá trình ăn hải sản được các chuyên gia khuyên uống rượu bia thì sau bữa ăn người bị gút cũng cần kiêng uống trà. Bởi trong trà có chứa lượng tanin tương đối lớn. Loại chất này sẽ kết hợp với hàm lượng canxi có trong hải sản hình thành phức hợp canxi khó hòa tan.

Chính vì vậy, người bệnh gút nói riêng và người có sức khỏe bình thường nói chung không nên uống nước trà ngay sau khi ăn hải sản. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên uống trà cách giờ ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.

bệnh gút có ăn hải sản được không?
Tuyệt đối không nên uống nước trà ngay sau khi ăn hải sản và chỉ được dùng cách giờ ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ

Tóm lại, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được hải sản nhưng chỉ ăn với liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ uống cho hợp lý sao cho việc ăn uống không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Đồng thời, tăng cường bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, đặc biệt hơn, giúp rút ngắn thời gian khôi phục bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

muối urat là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tinh thể muối Urat

Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Nồng độ axit uric cao chính là nguyên nhân...

Bị bệnh gút có ăn được măng không, măng nhiều purin?

Mặc dù măng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng....

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Từ lâu lá tía tô đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như...

Những điều cần phải biết khi bị bệnh Gout thứ phát

Bệnh gout thứ phát cũng chính là một dạng của bệnh gout nhưng mức độ nguy hiểm có phần nặng...

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *