Định lượng Acid Uric cao khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý!
Acid uric cao khi mang thai là tình trạng ít gặp, tuy nhiên tình trạng này lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu cần chú ý các biểu hiện của cơ thể để phát hiện bệnh sớm và chủ động trong việc điều trị.
Chỉ số Acid uric cao khi mang thai có nguy hiểm không?
Acid uric là thành phần được sản sinh sau khi cơ thể chuyển hóa purin. Thành phần này sẽ được đào thải qua thận và chỉ tồn đọng trong cơ thể một hàm lượng rất nhỏ. Tuy nhiên nếu cơ thể tăng số lượng purin thu nạp hoặc cơ quan bài tiết gặp những vấn đề bất thường, nồng độ axit uric trong cơ thể sẽ có xu hướng tăng cao.
Định lượng acid uric tăng cao khi mang thai thường khó khắc phục hơn vì phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm. Mỗi tác động lên cơ thể mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể ứng phó khi tình trạng này xuất hiện.
1. Nguyên nhân khiến acid uric tăng trong thời gian mang thai
Đối với trường hợp tăng acid uric trong thời gian mang thai, tình trạng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau.
- Chế độ dinh dưỡng: mẹ bầu thường có xu hướng bổ sung nhiều thực phẩm giàu đạm để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên thu nạp số lượng lớn đạm trong một thời gian ngắn khiến quá trình sản sinh acid uric tăng mạnh và thận không thể hoạt động để đào thải hoàn toàn.
- Bệnh lý: nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như cao huyết áp, thận, tiểu đường,… nguy cơ tăng acid uric trong thời gian thai kỳ là rất cao.
Không loại trừ khả năng mẹ bầu có nồng độ acid uric tăng cao trước khi mang thai nhưng đến giai đoạn này tình trạng mới được phát hiện. Nếu tình trạng xuất hiện từ sớm, việc xác định nguyên nhân khá khó khăn vì chỉ số acid uric chịu tác động của nhiều yếu tố.
Có thể bạn quan tâm: Acid Uric có trong thực phẩm nào?
2. Ảnh hưởng do acid uric tăng cao
Acid uric tăng cao cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường. Nếu để kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
- Bệnh gout: gout là bệnh viêm khớp mãn tính, hình thành do muối urat kết tinh tại khớp và gây ra hiện tượng sưng viêm. Gout có mức độ nguy hiểm cao và hiện tại chưa được điều trị dứt điểm. Đây là căn bệnh phổ biến nhất do acid uric tăng cao gây ra, mẹ bầu cần thận trọng để tránh mắc phải căn bệnh này.
- Bệnh thận: thận và acid uric là hai yếu tố có tác động qua lại. Bệnh thận có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao và ngược lại. Nồng độ acid uric cao khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải làm chức năng thận suy yếu. Hơn nữa, muối urat có thể kết tinh tại thận hoặc đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải và bài tiết của cơ quan này.
- Cao huyết áp: khi nồng độ acid uric cao, hiện tượng kết tinh muối urat có thể xuất hiện tại mạch máu khiến thành mạch phải chịu áp lực lớn và gây ra bệnh cao huyết áp.
- Tiền sản giật: là chứng rối loạn thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tiền sản giật phát sinh khi mẹ bầu mắc những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,… Mặc dù không trực tiếp gây ra tình trạng này nhưng chỉ số acid uric cao là cơ hội để các bệnh lý này xuất hiện và tăng nguy cơ gặp phải chứng tiền sản giật.
Mẹ bầu có thể gặp phải những tình trạng sức khỏe khác do nồng độ acid uric tăng trong thời gian mang thai. Hãy chủ động trao đổi với bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này.
Khắc phục định lượng acid uric cao khi mang thai
Chỉ số acid uric tăng cao khi mang thai là tình trạng nguy hiểm, ngay khi gặp phải tình trạng này bạn nên chủ động gặp bác sĩ để tìm hướng giải quyết. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, mẹ bầu nên điều chỉnh những thói quen trong sinh hoạt và dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị.
1. Cân bằng giá trị dinh dưỡng
Mẹ bầu nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, tránh thu nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Bạn nên dựa vào sự phát triển của thai nhi để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Bạn có thể nhờ sự tư vấn của chuyên viên dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tránh thực hiện chế độ ăn uống kiêng cử khiến em bé thiếu chất và chậm phát triển.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước để kích thích thận bài tiết và đào thải nồng độ acid uric ra khỏi cơ thể.
2. Nghỉ ngơi và luyện tập
Nên dành thời gian nghỉ ngơi, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu nên luyện tập những môn thể thao có cường độ phù hợp như yoga để cải thiện xương khớp, hạn chế tăng sản sinh acid uric. Đồng thời giúp cơ thể chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp tới.
3. Thăm khám thường xuyên
Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm và dễ phát sinh những tình huống bất ngờ. Mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ để kiểm soát những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
Tùy vào chỉ số acid uric mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp hoặc hướng dẫn khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng.
Chỉ số acid uric cao khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa. Trong trường hợp tình trạng đã xuất hiện bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của chính mình và thai nhi.
Có thể bạn quan tâm
- Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu
- Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!